12-07-2012, 03:16 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 12-07-2012, 10:13 PM {2} bởi BaGaiLeeLỳ.)
Kính thưa mọi người, em thấy trên trang web http://giadinh.net.vn có đăng bài giới thiệu về thầy Lê Quang Châu, người sáng tạo ra hệ tiêu 11 lỗ, sau đây em xin trích đăng lại để các bạn tiện theo dõi, cũng xin nói thêm rằng thầy là người ảnh hưởng rất lớn đến Lee em trong việc chuyển qua tập tiêu 11 lỗ:
Clip : http://my.go.vn/c/xem-clips/96139239/128...a-noi.html
Tiếng tiêu giữa lòng Hà Nội
GiadinhNet - Những buổi sớm mai, ở cái gác lầu tĩnh lặng và thâm nghiêm nơi cửa Đoan Môn (thành cổ Hà Nội) lại văng vẳng tiếng tiêu réo rắt. Ăn mặc như một võ sư, chòm râu trắng cước, tóc búi tó và đôi mắt như mơ màng về một miền hoang sơ, ông lão thổi tiêu giống như một ẩn sĩ, vô tình đi lạc giữa sự xô bồ ồn ã của phố phường Hà Nội.
Chất nhạc đã quyện vào máu
Sinh ra trong một nhà buôn bán gỗ và các nhạc cụ dân tộc ở phố Hàng Gai (Hà Nội), từ thuở thơ bé, ông Lê Quang Châu đã được sống trong không khí của những thanh âm truyền thống. Ông ngoại ông mỗi sớm chiều rảnh rỗi lại kéo nhị, còn người bác thì ham mê thổi sáo. Cậu bé Châu ngày thơ, mỗi chiều lại ra bờ hồ Hoàn Kiếm.
Ông Lê Quang Châu là nhà giáo, nhà nghiên cứu, một chuyên gia về toán học và vật lý lý thuyết. Sáo và tiêu, như ông tự nhận, chỉ là thú đam mê nhưng đam mê ấy đã đi cùng ông suốt cả cuộc đời, là hành trình thầm lặng cùng những giai điệu của tre trúc.
Ở đó có một chiếu xẩm, với bà cụ hát xẩm, ông già kéo nhị và cô cháu gái, khi đó chỉ nhỉnh tuổi ông vừa kéo phách vừa hát đệm cùng bà. Tiếng hát trong trẻo ấy cùng với làn điệu của xẩm, khúc ca truyền thống đậm hơi thở dân gian đã ngấm vào cậu bé Châu lúc nào không hay.
Năm 1946, gia đình đi tản cư, cậu bé Châu khi đó mới học trung học đã mang theo bên mình hai vật bất ly thân: chiếc đàn banjo alto và cây sáo nhỏ. Cây sáo từ đó đã theo ông trên khắp các nẻo đường.
Trong những năm kháng chiến, ông vẫn thường thổi sáo trong căn nhà nhỏ ẩn mình nơi ngõ vắng, cửa đóng then cài. Những người hàng xóm thuở ấy ra vào, nghe tiếng sáo réo rắt một khúc “Thiên thai”, “Suối mơ” mà ngơ ngẩn không biết thanh âm bay đến tự nơi nào.
Giữa những năm 80 của thế kỉ trước, ông Châu được cử làm chuyên gia tại châu Phi. Tại đó, ông lại được thoả thích với thú đàn sáo. Mỗi buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống, những người dân bản xứ lại thấy một người đàn ông thẩn tha đi dọc bờ biển, tiếng sáo réo rắt vang lên trong không gian của biển trời lộng gió. Suốt gần 10 năm ở đất khách quê người, tiếng sáo đã giúp ông vơi bớt nỗi thương nhớ cố hương.
Từ cây sáo 11 lỗ đến chiếc tiêu Thanh Long
Cây sáo đầu tiên của ông chỉ có 6 lỗ. Dù các lỗ được dùi đều nhưng khi ngân lên các nốt nhạc vẫn không thật đều và bàn tay với những ngón rất dài của ông dường như vẫn có gì thừa thãi. Thế là ông mày mò tìm hiểu. Ban đầu ông dùi thêm 2 lỗ ở trên để ngón út bấm vào, là nốt la thăng và rê thăng.
Ông lão thổi tiêu trên gác lầu cửa Đoan Môn.
Chưa hài lòng, ông lại dùi thêm 2 lỗ nữa thành nốt son thăng và pha thăng, khi thổi có thể bịt 2 đầu ngón cái vào. Rồi cuối cùng chiếc sáo của ông hoàn thiện với 11 lỗ, có thể chơi không thiếu một nốt nào trong âm nhạc của phương Tây.
Và từ đây, cây sáo có thể đưa hồn ông bay bổng không chỉ cùng những khúc nhạc du dương của các nhạc sĩ Văn Cao, Nguyễn Đình Phúc... mà cả với những bản nhạc bất hủ như “Sérénade” (của Torcelli hoặc của Schubert); “Tristesse” (Chopin); “Réverie” (Schumann); “Come back to Soriento” (Jvanovici de Curtis)... Cây sáo cromatic - sáo bán cung đầu tiên ra đời như thế. Năm ấy, ông 20 tuổi.
Khi đã về hưu, ngoài thời gian đọc sách nghiên cứu, ông rảnh rang sống cho những đam mê của mình. Có tuổi rồi, ông đặc biệt yêu thích những khúc nhạc ngân nga sâu lắng. Mặt khác tài nghệ thổi sáo ông đã truyền hết chân kĩ cho cậu con trai. Bây giờ ông chỉ thích thổi tiêu.
Một lần ông nhặt được ở góc tường một cây trúc dài. Nhìn chất trúc bóng bảy, ông ra chiều tâm đắc. Vài hôm sau, cây trúc đã hoá thành một chiếc tiêu. Cả nhà cười, bảo cây tiêu to thế, thật chưa thấy bao giờ? Ông không nói gì, chỉ nâng cây tiêu lên miệng thổi. Chẳng ai còn cười được nữa.
Một sớm ông mang tiêu ra Bờ Hồ ngồi thổi. Bỗng “cụ” rùa nổi lên. Dân cư vây quanh xúm xít. “Cụ” rùa nổi chỉ cách chỗ ông ngồi có 2m. Một nhà báo đi qua, thấy cảnh ấy đã viết bài về ông nhan đề “Giai điệu gọi rùa”.
Từ đó ông đặt cho cây tiêu của mình cái tên: “Quy Tâm”. Cái tên ấy là để ghi nhớ kỷ niệm về “cụ” rùa. Sau đó, ông còn làm 3 cây tiêu khác, cũng to gần như thế, làm thành một bộ tứ quý, gồm: Quy Tâm, Phượng Tâm, Ly Tâm và Long Tâm. Bộ tiêu tứ quý ấy từng là điều tâm đắc nhất của ông.
Có lần, ông ra chợ Mơ, thấy một cây trúc vừa dài vừa đẹp. Ông mua về, mất mấy hôm tính toán, dùi đục cuối cùng tạo ra một đôi tiêu, to nhất trong số những cây tiêu ông đã từng làm (mà cũng có thể là to nhất trong số những cây tiêu ở Việt Nam hiện nay (?)).
Với ý nghĩa đó, ông đặt cho 2 cây tiêu yêu quý cái tên Thanh Long – nghĩa là con rồng lớn nhất. Thanh Long âm và Thanh Long dương. Ngoài việc được dùi 11 lỗ như những cây tiêu trước ông đã làm thì cây Thanh Long này còn được gửi gắm nhiều triết lý về văn hoá phương Đông.
Chiếc tiêu Thanh Long dương.
Cây tiêu dài đúng hai thước mốt ta (84cm). Đoạn cuối tiêu có dùi thêm 8 lỗ, tượng trưng cho bát quái: 4 quẻ dương trên, 4 quẻ âm dưới. Ở cuối cây tiêu ông trí bằng những hạt tràng, đồng xu và dải ngũ sắc.
Ông Châu giải thích, 3 hạt tràng ấy tượng trưng cho Thiên – Nhân - Địa. Nhân ở giữa, Thiên ở trên và Địa ở dưới. Ở dưới là đồng tiền Khang Hy đã xỉn, thể hiện cho hai thái cực âm dương. Và cuối cùng là chùm dây ngũ sắc, thể hiện cho ngũ hành. Thanh Long âm hay được treo trên tường nhà. Còn Thanh Long dương được vợ ông may một chiếc túi vải dài có dây đeo để ông khoác lên vai, ngao du phố phường.
Thuý Hiền
Clip : http://my.go.vn/c/xem-clips/96139239/128...a-noi.html
Tiếng tiêu giữa lòng Hà Nội
GiadinhNet - Những buổi sớm mai, ở cái gác lầu tĩnh lặng và thâm nghiêm nơi cửa Đoan Môn (thành cổ Hà Nội) lại văng vẳng tiếng tiêu réo rắt. Ăn mặc như một võ sư, chòm râu trắng cước, tóc búi tó và đôi mắt như mơ màng về một miền hoang sơ, ông lão thổi tiêu giống như một ẩn sĩ, vô tình đi lạc giữa sự xô bồ ồn ã của phố phường Hà Nội.
Chất nhạc đã quyện vào máu
Sinh ra trong một nhà buôn bán gỗ và các nhạc cụ dân tộc ở phố Hàng Gai (Hà Nội), từ thuở thơ bé, ông Lê Quang Châu đã được sống trong không khí của những thanh âm truyền thống. Ông ngoại ông mỗi sớm chiều rảnh rỗi lại kéo nhị, còn người bác thì ham mê thổi sáo. Cậu bé Châu ngày thơ, mỗi chiều lại ra bờ hồ Hoàn Kiếm.
Ông Lê Quang Châu là nhà giáo, nhà nghiên cứu, một chuyên gia về toán học và vật lý lý thuyết. Sáo và tiêu, như ông tự nhận, chỉ là thú đam mê nhưng đam mê ấy đã đi cùng ông suốt cả cuộc đời, là hành trình thầm lặng cùng những giai điệu của tre trúc.
Ở đó có một chiếu xẩm, với bà cụ hát xẩm, ông già kéo nhị và cô cháu gái, khi đó chỉ nhỉnh tuổi ông vừa kéo phách vừa hát đệm cùng bà. Tiếng hát trong trẻo ấy cùng với làn điệu của xẩm, khúc ca truyền thống đậm hơi thở dân gian đã ngấm vào cậu bé Châu lúc nào không hay.
Năm 1946, gia đình đi tản cư, cậu bé Châu khi đó mới học trung học đã mang theo bên mình hai vật bất ly thân: chiếc đàn banjo alto và cây sáo nhỏ. Cây sáo từ đó đã theo ông trên khắp các nẻo đường.
Trong những năm kháng chiến, ông vẫn thường thổi sáo trong căn nhà nhỏ ẩn mình nơi ngõ vắng, cửa đóng then cài. Những người hàng xóm thuở ấy ra vào, nghe tiếng sáo réo rắt một khúc “Thiên thai”, “Suối mơ” mà ngơ ngẩn không biết thanh âm bay đến tự nơi nào.
Giữa những năm 80 của thế kỉ trước, ông Châu được cử làm chuyên gia tại châu Phi. Tại đó, ông lại được thoả thích với thú đàn sáo. Mỗi buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống, những người dân bản xứ lại thấy một người đàn ông thẩn tha đi dọc bờ biển, tiếng sáo réo rắt vang lên trong không gian của biển trời lộng gió. Suốt gần 10 năm ở đất khách quê người, tiếng sáo đã giúp ông vơi bớt nỗi thương nhớ cố hương.
Từ cây sáo 11 lỗ đến chiếc tiêu Thanh Long
Cây sáo đầu tiên của ông chỉ có 6 lỗ. Dù các lỗ được dùi đều nhưng khi ngân lên các nốt nhạc vẫn không thật đều và bàn tay với những ngón rất dài của ông dường như vẫn có gì thừa thãi. Thế là ông mày mò tìm hiểu. Ban đầu ông dùi thêm 2 lỗ ở trên để ngón út bấm vào, là nốt la thăng và rê thăng.
Ông lão thổi tiêu trên gác lầu cửa Đoan Môn.
Chưa hài lòng, ông lại dùi thêm 2 lỗ nữa thành nốt son thăng và pha thăng, khi thổi có thể bịt 2 đầu ngón cái vào. Rồi cuối cùng chiếc sáo của ông hoàn thiện với 11 lỗ, có thể chơi không thiếu một nốt nào trong âm nhạc của phương Tây.
Và từ đây, cây sáo có thể đưa hồn ông bay bổng không chỉ cùng những khúc nhạc du dương của các nhạc sĩ Văn Cao, Nguyễn Đình Phúc... mà cả với những bản nhạc bất hủ như “Sérénade” (của Torcelli hoặc của Schubert); “Tristesse” (Chopin); “Réverie” (Schumann); “Come back to Soriento” (Jvanovici de Curtis)... Cây sáo cromatic - sáo bán cung đầu tiên ra đời như thế. Năm ấy, ông 20 tuổi.
Khi đã về hưu, ngoài thời gian đọc sách nghiên cứu, ông rảnh rang sống cho những đam mê của mình. Có tuổi rồi, ông đặc biệt yêu thích những khúc nhạc ngân nga sâu lắng. Mặt khác tài nghệ thổi sáo ông đã truyền hết chân kĩ cho cậu con trai. Bây giờ ông chỉ thích thổi tiêu.
Một lần ông nhặt được ở góc tường một cây trúc dài. Nhìn chất trúc bóng bảy, ông ra chiều tâm đắc. Vài hôm sau, cây trúc đã hoá thành một chiếc tiêu. Cả nhà cười, bảo cây tiêu to thế, thật chưa thấy bao giờ? Ông không nói gì, chỉ nâng cây tiêu lên miệng thổi. Chẳng ai còn cười được nữa.
Một sớm ông mang tiêu ra Bờ Hồ ngồi thổi. Bỗng “cụ” rùa nổi lên. Dân cư vây quanh xúm xít. “Cụ” rùa nổi chỉ cách chỗ ông ngồi có 2m. Một nhà báo đi qua, thấy cảnh ấy đã viết bài về ông nhan đề “Giai điệu gọi rùa”.
Từ đó ông đặt cho cây tiêu của mình cái tên: “Quy Tâm”. Cái tên ấy là để ghi nhớ kỷ niệm về “cụ” rùa. Sau đó, ông còn làm 3 cây tiêu khác, cũng to gần như thế, làm thành một bộ tứ quý, gồm: Quy Tâm, Phượng Tâm, Ly Tâm và Long Tâm. Bộ tiêu tứ quý ấy từng là điều tâm đắc nhất của ông.
Có lần, ông ra chợ Mơ, thấy một cây trúc vừa dài vừa đẹp. Ông mua về, mất mấy hôm tính toán, dùi đục cuối cùng tạo ra một đôi tiêu, to nhất trong số những cây tiêu ông đã từng làm (mà cũng có thể là to nhất trong số những cây tiêu ở Việt Nam hiện nay (?)).
Với ý nghĩa đó, ông đặt cho 2 cây tiêu yêu quý cái tên Thanh Long – nghĩa là con rồng lớn nhất. Thanh Long âm và Thanh Long dương. Ngoài việc được dùi 11 lỗ như những cây tiêu trước ông đã làm thì cây Thanh Long này còn được gửi gắm nhiều triết lý về văn hoá phương Đông.
Chiếc tiêu Thanh Long dương.
Cây tiêu dài đúng hai thước mốt ta (84cm). Đoạn cuối tiêu có dùi thêm 8 lỗ, tượng trưng cho bát quái: 4 quẻ dương trên, 4 quẻ âm dưới. Ở cuối cây tiêu ông trí bằng những hạt tràng, đồng xu và dải ngũ sắc.
Ông Châu giải thích, 3 hạt tràng ấy tượng trưng cho Thiên – Nhân - Địa. Nhân ở giữa, Thiên ở trên và Địa ở dưới. Ở dưới là đồng tiền Khang Hy đã xỉn, thể hiện cho hai thái cực âm dương. Và cuối cùng là chùm dây ngũ sắc, thể hiện cho ngũ hành. Thanh Long âm hay được treo trên tường nhà. Còn Thanh Long dương được vợ ông may một chiếc túi vải dài có dây đeo để ông khoác lên vai, ngao du phố phường.
Thuý Hiền
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan