Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - Giới thiệu về thầy Lê Quang Châu

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: Giới thiệu về thầy Lê Quang Châu
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2
Kính thưa mọi người, em thấy trên trang web http://giadinh.net.vn có đăng bài giới thiệu về thầy Lê Quang Châu, người sáng tạo ra hệ tiêu 11 lỗ, sau đây em xin trích đăng lại để các bạn tiện theo dõi, cũng xin nói thêm rằng thầy là người ảnh hưởng rất lớn đến Lee em trong việc chuyển qua tập tiêu 11 lỗ:


Clip : http://my.go.vn/c/xem-clips/96139239/128...a-noi.html


Tiếng tiêu giữa lòng Hà Nội
GiadinhNet - Những buổi sớm mai, ở cái gác lầu tĩnh lặng và thâm nghiêm nơi cửa Đoan Môn (thành cổ Hà Nội) lại văng vẳng tiếng tiêu réo rắt. Ăn mặc như một võ sư, chòm râu trắng cước, tóc búi tó và đôi mắt như mơ màng về một miền hoang sơ, ông lão thổi tiêu giống như một ẩn sĩ, vô tình đi lạc giữa sự xô bồ ồn ã của phố phường Hà Nội.
Chất nhạc đã quyện vào máu

Sinh ra trong một nhà buôn bán gỗ và các nhạc cụ dân tộc ở phố Hàng Gai (Hà Nội), từ thuở thơ bé, ông Lê Quang Châu đã được sống trong không khí của những thanh âm truyền thống. Ông ngoại ông mỗi sớm chiều rảnh rỗi lại kéo nhị, còn người bác thì ham mê thổi sáo. Cậu bé Châu ngày thơ, mỗi chiều lại ra bờ hồ Hoàn Kiếm.

Ông Lê Quang Châu là nhà giáo, nhà nghiên cứu, một chuyên gia về toán học và vật lý lý thuyết. Sáo và tiêu, như ông tự nhận, chỉ là thú đam mê nhưng đam mê ấy đã đi cùng ông suốt cả cuộc đời, là hành trình thầm lặng cùng những giai điệu của tre trúc.
Ở đó có một chiếu xẩm, với bà cụ hát xẩm, ông già kéo nhị và cô cháu gái, khi đó chỉ nhỉnh tuổi ông vừa kéo phách vừa hát đệm cùng bà. Tiếng hát trong trẻo ấy cùng với làn điệu của xẩm, khúc ca truyền thống đậm hơi thở dân gian đã ngấm vào cậu bé Châu lúc nào không hay.

Năm 1946, gia đình đi tản cư, cậu bé Châu khi đó mới học trung học đã mang theo bên mình hai vật bất ly thân: chiếc đàn banjo alto và cây sáo nhỏ. Cây sáo từ đó đã theo ông trên khắp các nẻo đường.

Trong những năm kháng chiến, ông vẫn thường thổi sáo trong căn nhà nhỏ ẩn mình nơi ngõ vắng, cửa đóng then cài. Những người hàng xóm thuở ấy ra vào, nghe tiếng sáo réo rắt một khúc “Thiên thai”, “Suối mơ” mà ngơ ngẩn không biết thanh âm bay đến tự nơi nào.

Giữa những năm 80 của thế kỉ trước, ông Châu được cử làm chuyên gia tại châu Phi. Tại đó, ông lại được thoả thích với thú đàn sáo. Mỗi buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống, những người dân bản xứ lại thấy một người đàn ông thẩn tha đi dọc bờ biển, tiếng sáo réo rắt vang lên trong không gian của biển trời lộng gió. Suốt gần 10 năm ở đất khách quê người, tiếng sáo đã giúp ông vơi bớt nỗi thương nhớ cố hương.

Từ cây sáo 11 lỗ đến chiếc tiêu Thanh Long

Cây sáo đầu tiên của ông chỉ có 6 lỗ. Dù các lỗ được dùi đều nhưng khi ngân lên các nốt nhạc vẫn không thật đều và bàn tay với những ngón rất dài của ông dường như vẫn có gì thừa thãi. Thế là ông mày mò tìm hiểu. Ban đầu ông dùi thêm 2 lỗ ở trên để ngón út bấm vào, là nốt la thăng và rê thăng.


[Hình: tieubaidung.jpg]
Ông lão thổi tiêu trên gác lầu cửa Đoan Môn.




Chưa hài lòng, ông lại dùi thêm 2 lỗ nữa thành nốt son thăng và pha thăng, khi thổi có thể bịt 2 đầu ngón cái vào. Rồi cuối cùng chiếc sáo của ông hoàn thiện với 11 lỗ, có thể chơi không thiếu một nốt nào trong âm nhạc của phương Tây.

Và từ đây, cây sáo có thể đưa hồn ông bay bổng không chỉ cùng những khúc nhạc du dương của các nhạc sĩ Văn Cao, Nguyễn Đình Phúc... mà cả với những bản nhạc bất hủ như “Sérénade” (của Torcelli hoặc của Schubert); “Tristesse” (Chopin); “Réverie” (Schumann); “Come back to Soriento” (Jvanovici de Curtis)... Cây sáo cromatic - sáo bán cung đầu tiên ra đời như thế. Năm ấy, ông 20 tuổi.

Khi đã về hưu, ngoài thời gian đọc sách nghiên cứu, ông rảnh rang sống cho những đam mê của mình. Có tuổi rồi, ông đặc biệt yêu thích những khúc nhạc ngân nga sâu lắng. Mặt khác tài nghệ thổi sáo ông đã truyền hết chân kĩ cho cậu con trai. Bây giờ ông chỉ thích thổi tiêu.

Một lần ông nhặt được ở góc tường một cây trúc dài. Nhìn chất trúc bóng bảy, ông ra chiều tâm đắc. Vài hôm sau, cây trúc đã hoá thành một chiếc tiêu. Cả nhà cười, bảo cây tiêu to thế, thật chưa thấy bao giờ? Ông không nói gì, chỉ nâng cây tiêu lên miệng thổi. Chẳng ai còn cười được nữa.

Một sớm ông mang tiêu ra Bờ Hồ ngồi thổi. Bỗng “cụ” rùa nổi lên. Dân cư vây quanh xúm xít. “Cụ” rùa nổi chỉ cách chỗ ông ngồi có 2m. Một nhà báo đi qua, thấy cảnh ấy đã viết bài về ông nhan đề “Giai điệu gọi rùa”.


Từ đó ông đặt cho cây tiêu của mình cái tên: “Quy Tâm”. Cái tên ấy là để ghi nhớ kỷ niệm về “cụ” rùa. Sau đó, ông còn làm 3 cây tiêu khác, cũng to gần như thế, làm thành một bộ tứ quý, gồm: Quy Tâm, Phượng Tâm, Ly Tâm và Long Tâm. Bộ tiêu tứ quý ấy từng là điều tâm đắc nhất của ông.

Có lần, ông ra chợ Mơ, thấy một cây trúc vừa dài vừa đẹp. Ông mua về, mất mấy hôm tính toán, dùi đục cuối cùng tạo ra một đôi tiêu, to nhất trong số những cây tiêu ông đã từng làm (mà cũng có thể là to nhất trong số những cây tiêu ở Việt Nam hiện nay (?)).

Với ý nghĩa đó, ông đặt cho 2 cây tiêu yêu quý cái tên Thanh Long – nghĩa là con rồng lớn nhất. Thanh Long âm và Thanh Long dương. Ngoài việc được dùi 11 lỗ như những cây tiêu trước ông đã làm thì cây Thanh Long này còn được gửi gắm nhiều triết lý về văn hoá phương Đông.


[Hình: 6cctieubai3.jpg]

Chiếc tiêu Thanh Long dương.


Cây tiêu dài đúng hai thước mốt ta (84cm). Đoạn cuối tiêu có dùi thêm 8 lỗ, tượng trưng cho bát quái: 4 quẻ dương trên, 4 quẻ âm dưới. Ở cuối cây tiêu ông trí bằng những hạt tràng, đồng xu và dải ngũ sắc.

Ông Châu giải thích, 3 hạt tràng ấy tượng trưng cho Thiên – Nhân - Địa. Nhân ở giữa, Thiên ở trên và Địa ở dưới. Ở dưới là đồng tiền Khang Hy đã xỉn, thể hiện cho hai thái cực âm dương. Và cuối cùng là chùm dây ngũ sắc, thể hiện cho ngũ hành. Thanh Long âm hay được treo trên tường nhà. Còn Thanh Long dương được vợ ông may một chiếc túi vải dài có dây đeo để ông khoác lên vai, ngao du phố phường.
Thuý Hiền
honsoLee và sonlt49 chỉ ở tuổi cháu, con của cụ Lê Quang Châu.Cả 3 thế hệ cùng họ Lê đều yêu thích tiêu sáo. Đó cũng như là sự hội ngộ ở đầu thế kỷ 21. Để học tập tinh thần yêu thích tiêu sáo của Thầy Lê Quang Châu, một người thầy mẫu mực thể hiện hồn ,sắc Việt nam.
Phong thái thầy Lê Quang Châu ở tuổi xưa nay hiếm mà tiếng tiêu của thầy còn gây được cảm xúc với nhiều người. Đúng là luyện tập tiêu sáo nó cũng như luyện thê dục thể thao, luyện Ioga hằng ngày, sẽ giúp cho chính mình vui khỏe.Đó là ích lợi của việc chơi sáo, tiêu
Với nhận thức và trách nhiệm của mình, Sonlt49 tức thầy Lê Thái Sơn ở số nhà 1 ngõ 3 Tô Hiệu quận Hà đông Hà nội quyết tâm tổ chức tốt những lớp học miễn phí cho mọi người tập luyện thổi tiêu 9 lỗ , tiêu 10 lỗ...
Thầy Sơn cảm ơn honsoLee add bài giới thiệu thầy Lê Quang Châu để mọi người cùng coi và học tập tinh thần, tâm hồn thầy Lê Quang Châu
Thầy Sơn cảm ơn em cuongzinzin đã add hộ bài viết của thầy
Thanks Lê Hồng Sơn.
Có một lần mình đi công tác Hà Nội, sáng sớm tinh mơ ở vườn hoa gì đó không rõ ( gần đường Trần Nguyên Hãn) mình có nhìn thấy cụ Lê Quang Châu. Ngày đó chưa biết tên cụ, giờ nhìn hình thì nhận ra rồi. Cụ thổi ở vườn hoa mình đang lang thang ở đó. Thấy hay thật. Cái Tiêu cụ cầm thổi là loại to cỡ chừng non cổ tay, cái miêng Tiêu khá lạ mắt, cắt 2 cái ngàm dài hơn mắt trúc chừng 1cm gì đó, nên thân Tiêu gần như song song với thân người. Hôm đó mình hỏi cụ thổi bài gì, cụ nói mà giờ mình quên rồi. Mang âm hưởng nhạc Tàu. Tiếng Tiêu u u và rất vọng vang.
Thanks Lê Hồng Sơn.
Có một lần mình đi công tác Hà Nội, sáng sớm tinh mơ ở vườn hoa gì đó không rõ ( gần đường Trần Nguyên Hãn) mình có nhìn thấy cụ Lê Quang Châu. Ngày đó chưa biết tên cụ, giờ nhìn hình thì nhận ra rồi.
Hôm nay lang thang trên Face tình cờ gặp bài này viết về thầy Lê Quang Châu, quả nhiên là so với kẻ "máu lạnh" như Lee tui, cây tiêu 11 lỗ trên tay thầy có phong vị khác hẳn :

Chuyện tình đẫm nước mắt của kỳ nhân thổi tiêu bên hồ Gươm
Xuất bản: 07:31, Thứ Tư, 23/01/2013

.
Với hình ảnh một cụ già râu tóc bạc phơ, ung dung ngồi thổi tiêu bên hồ Gươm mỗi sáng thứ 7, nghệ sĩ Lê Quang Châu đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh thâm trầm của một Hà Nội cổ kính, nên thơ.

Ai đã từng được nghe ông thổi tiêu đều dễ dàng bị chinh phục bởi thứ âm thanh điêu luyện đến mê hồn. Nhưng để hiểu hết được tiếng nhạc của ông như một tri âm tri kỷ thì chỉ có duy nhất một người. Người ấy chính là “bóng giai nhân” luôn thấp thoáng trong tiếng nhạc của ông từ thuở xa xưa cho đến tận bây giờ.

Đi sơ tán gặp người tri kỷ

Năm 1946, Hà Nội sôi sục chống Pháp, cậu bé Lê Quang Châu, khi đó mới 12 tuổi theo gia đình về Nam Định sơ tán. Tuy mới sơ tán về đây một thời gian nhưng cậu đã nổi tiếng khắp vùng vì có tố chất hơn người, vừa thông minh, học giỏi lại có tài thổi tiêu, thổi sáo.

Chiều chiều, Lê Quang Châu thường mang chiếc tiêu trúc của mình ra công viên để thổi. Cậu không hề biết rằng trong tất cả những lần như vậy luôn có một người lặng lẽ đi theo và chăm chú nghe mình thổi tiêu từ đầu đến cuối.

Sự việc đó lặp đi lặp lại suốt một năm trời mà Lê Quang Châu vẫn không mảy may biết chuyện và kẻ giấu mặt kia cũng chẳng có ý định tiến tới làm quen. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như không có một sự cố xảy ra. Vào một buổi chiều đông, mưa phùn, ông đang say sưa với những nốt nhạc, bỗng giật mình khi thấy một bạn nữ từ đâu xuất hiện trước mặt. Cô bạn chớp chớp đôi hàng mi cong vút, nhìn thẳng vào mắt ông và hỏi: “Tiếng nhạc của bạn hôm nay không vui như mọi ngày. Hay là bạn có chuyện gì không vui?”. Câu hỏi của cô bạn chưa từng quen biết khiến cậu bé Lê Quang Châu quá đỗi bất ngờ.



[Hình: images854621_thoisao.jpg]


(Ảnh minh họa)


Trong lòng ông lấy làm kỳ lạ tại sao chỉ nghe tiếng tiêu mà cô bạn lại biết mình có chuyện không vui. Quả nhiên, Lê Quang Châu đang có chuyện buồn vì năm học tới có thể gia đình sẽ không đủ tiền cho cậu đi học nữa. Châu đem hết chuyện đó kể với người bạn mới quen.

Lúc đó, Lê Quang Châu mới biết, cô bạn mới là con một gia đình rất giàu và sẵn sàng giúp đỡ cậu một khoản học phí “nho nhỏ”. Nhưng ngay sau đó, cậu đã đánh bật tất cả các thí sinh “quý tộc”, đỗ vào trường với số điểm thủ khoa, dành lấy suất học bổng duy nhất. Cô bạn mới cũng thi đỗ tốp đầu và hai người tình cờ trở thành bạn học của nhau.

Từ đó, ngày ngày đôi bạn càng trở nên thân thiết, làm gì cũng có nhau như hình với bóng. Sáng sáng, họ rủ nhau đi học trên con đường quen thuộc. Chiều chiều, họ dắt tay nhau ra công viên, người thổi tiêu, người cất cao giọng hát. Chơi chán, họ lại mang bài vở ra bàn bạc, trao đổi. Học với nhau chưa được một năm thì cô bạn phải theo gia đình chuyển đi nơi khác.

Trong buổi chiều ly biệt, lần đầu tiên hai người nắm tay nhau và cô bạn bất ngờ thơm lên má Lê Quang Châu một cái rồi ù té chạy, bỏ lại sau lưng cậu bạn thân vẫn còn đang ngơ ngác, chưa kịp phản ứng gì. Cho đến tận bây giờ, ông vẫn còn nhớ như in cái nắm tay đầu tiên ấy với ông những cảm xúc rung động đầu đời không thể nào quên. Tưởng như đó sẽ là cái nắm tay cuối cùng nhưng cuộc đời vẫn cho họ thêm một cơ hội tuyệt vời.

Hội ngộ rồi chia ly

Bẵng đi một thời gian không có tin tức gì của nhau, Lê Quang Châu đã hoàn thành chương trình học tương đương với bậc THPT bây giờ và trở về Hà Nội tiếp tục học đại học. Tuy vừa đi học, vừa làm thêm để giúp đỡ gia đình nhưng cậu vẫn giữ thói quen thổi tiêu mỗi ngày và không nguôi nhớ về người bạn cũ.

Cậu không thể ngờ rằng người bạn ấy cũng đang ở Hà Nội và học ở ngồi trường đối diện với trường của mình. May mắn thay, trong một lần đi học về, nghe tiếng tiêu quen thuộc từ xa vọng lại, cô bạn đã lần theo đó mà tìm được Lê Quang Châu.

Hai người nhận ra nhau, mừng mừng tủi tủi trong giây phút hội ngộ. Lê Quang Châu quá ngỡ ngàng khi thấy cô bạn giờ đã trở thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp. Mỗi khi cô chớp đôi hàng mi cong vút, bất cứ chàng trai nào cũng có thể bị nhấn chìm trong cái nhìn sâu hun hút của đôi mắt đen huyền long lanh như hạt ngọc.

Vì cả gia đình phải chen chúc nhau trong một gian nhà khá chật chội, không có chỗ để học nên chàng sinh viên Lê Quang Châu thường mang sách lên thư viện học đến khuya mới về. Mỗi bữa, cậu chỉ được lót dạ bằng một mẩu bánh mì rắc muối tiêu nhưng vẫn luôn dẫn đầu về kết quả học tập. Bởi vậy, xung quanh chàng sinh viên tài năng này lúc nào cũng rất đông các bạn nữ vây quanh. Nhưng trái tim Lê Quang Châu đã dành trọn cho người tri kỷ.

Ai cũng nghĩ đôi trai tài gái sắc sẽ đi đến một hạnh phúc viên mãn nhưng tình yêu của họ đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của gia đình cô gái. Trong lần ra mắt nhà bạn gái, cậu đã bị gia đình nàng tỏ thái độ lạnh lùng, khinh rẻ. Họ cho rằng cậu chỉ là thằng khố rách áo ôm, thấp kém nghèo hèn không xứng đáng với cô con gái cành vàng lá ngọc của mình. Từ đó trở đi, cậu không bao giờ quay lại ngôi nhà bề thế đó nữa nhưng hai người vẫn sát cánh bên nhau.

Năm 1954, cô gái phải theo gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Thơi gian đó, Lê Quang Châu đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng xuất sắc và được rất nhiều trường ở Pháp, Mỹ mời về giảng dạy với mức lương có thể giúp ông thay đổi cuộc đời, trong đó có cả những trường ở Sài Gòn. Người tri kỷ cũng hết lòng mong ông Nam tiến với mình để hai người được sống gần nhau. Nhưng theo tiếng gọi của Bác Hồ, ông đã tình nguyện ở lại, nhận công việc dạy học ở một trường bình dân.

Buổi chiều cuối cùng gặp nhau, hai người cùng lên núi Bò vãn cảnh. Trong buổi chiều đầy nước mắt ấy, ông đã thổi cho cô cái nghe bài “Tiếng đàn tôi” của Phạm Duy. Cô nghẹn ngào hát theo, nước mắt chan chứa. Trước lúc chào từ biệt cô nói: “Hai năm nữa, chúng mình sẽ gặp lại nhau. Trong thời gian đó, em sẽ chờ anh và nhất định không yêu ai. Còn nếu sau hai năm mà chúng ta không gặp lại nhau thì anh hãy yêu cô gái khác, yêu thật sự, say đắm như đã yêu em và cưới cô ấy làm vợ”.

Đúng như lời cô nói, trong suốt thời gian đó, ông thường xuyên nhận được những tấm thiếp xinh xắn, những bức thư tình đầy ắp những nhớ thương của người yêu từ phương xa trở về. Nhưng sau 2 năm, chiến tranh vẫn chưa kết thúc, hai người bặt tin nhau. Kể từ đó, ông không nhận được thêm một tin tức gì từ người tri kỷ dù đã luôn cô gắng kiếm tìm trong nhiều năm trời.

Sau này, trong một lần đi công tác Sài Gòn, ông tình cờ gặp lại một người bạn chung của hai người. Ông gọi người ấy là “cô Mai”, chơi rất thân với người tri kỷ của ông trong một nhóm 5 người có tên “Ngũ quỷ” thời còn đi học. Qua “cô Mai”, ông mới biết người tri kỷ của mình đã chết một cách vô cùng oan uổng khi tuổi đời còn khá trẻ.

Sau hai năm không gặp lại ông như lời ước hẹn, cô bị gia đình ép gả cho một viên đại tá chế độ Sài Gòn cũ. Vì quá xinh đẹp lại có nhiều tài năng nên một tên chỉ huy người Mỹ, cấp trên của viên đại tá này cũng chết mê chết mệt cô. Sau nhiều phen gạ gẫm không thành, gã công khai đến hẳn nhà để tán tỉnh người đàn bà đã có chồng. Một lần tình cờ, khi hắn đang ngồi chơi ở phòng khách, chồng cô trở về với con ghen phừng phừng như lửa đốt. Sau một hồi lời qua tiếng lại, hai người rút súng lao vào nhau mặc cho cô khóc lóc, can ngăn.

Bất lực với hai kẻ si tình, cô chỉ còn cách lao ra đỡ phát đạn sinh tử cho chồng và ngã quỵ trong vũng máu. Vài tiếng sau khi được cấp cứu ở bệnh viện, cô đã qua đời do mất quá nhiều máu. Trong giây phút hấp hối, cô đã không ngững gọi tên ông Châu cho đến chết mặc cho những người xung quanh ngơ ngác không biết cô gọi tên ai, chỉ có “cô Mai” là người hiểu rõ hơn cả, lặng lẽ quay đi giấu những giọt nước mắt. Kể đến đây, ông Châu đưa ánh mắt xa xăm hướng về phía cửa sổ như thấy hình ảnh người xưa hiện về trong quá khứ. Ông bảo: “Suốt cuộc đời mình, tôi chưa thấy người con gái nào lại mạnh mẽ, kiên cường đến thế”.

Hồi ức rưng rưng bên hồ Gươm

Giờ đây, khi đã tròn 80 tuổi, ông Châu vẫn còn dò dẫm từng bước ra hồ Gươm và những nơi lưu giữ kỷ niệm của hai người để chơi lại những bài tiêu đã từng thổi cho người con gái ấy. Dù đã thổi đi thổi lại khúc “Tiếng đàn tôi” cả trăm, nghìn lần nhưng không lần nào là ông không rưng rưng xúc động, nhớ đến buổi chiều chia ly ấy.


Theo ĐS&PL
Mr Lee đang có một cây 11 lỗ của thày Châu Smile Bữa nào có dịp cho thử nhé Smile
(07-10-2013, 03:29 PM)big_pig Đã viết: [ -> ]Mr Lee đang có một cây 11 lỗ của thày Châu Smile Bữa nào có dịp cho thử nhé Smile


Có ngay, chỉ sợ là đại ca ko chịu ghé thăm em thôi ấy chứ !
Thầy Lê Quang Châu thổi tiêu, các bạn xem. Uy nghi đạo mạo lắm.




Góc nhìn cuộc sống: Tiếng tiêu bên hồ Hoàn Kiếm. Phóng sự nói về thầy Lê Quang Châu, anh chị em cùng xem:




Trang: 1 2