Mới tập sáo thắc mắc về tiêu sáo
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Mới tập sáo thắc mắc về tiêu sáo
#1
Chào mọi người,

Mình là người mới làm quen với tiêu sáo, và cũng giống như nhiều bạn khi mới bắt đầu chơi tiêu sáo, mình cũng có một chút lấn cấn, thắc mắc. Được sự đồng ý của Admin BaGaiLeeLỳ, aka LHS,, mình xin mở thread này để nêu lên những thắc mắc của mình mong được các bạn đi trước giải đáp dùm. Mình cũng xin lỗi trước là vì mình mới tham gia diễn đàn nên không đọc hết các bài viết trên diễn đàn. Nếu câu hỏi của mình đã được trả lời thỏa đáng trước đây thì xin cho mình cái link. Thành thật cảm ơn mọi người  Heart 

Câu hỏi đầu tiên của mình là về "chuẩn" sáo. Mình thấy nhiều shops bán tiêu sáo quảng cáo là tiêu sáo chuẩn từng note, chuẩn 19 notes, ..., và mình tự hỏi là tiêu chuẩn gì được dùng để đánh giá 1 cây sáo là chuẩn. Mình có tham khảo ý kiến của vài cao thủ trong thread
http://www.damsan.net/showthread.php?tid=3443
nhưng theo ý kiến cá nhân thì mình chưa được giải đáp thỏa đáng. Mình xin đặt câu hỏi như sau.

1. Một note được thổi ra từ 1 cây sáo như thế nào thì coi là chuẩn? Dựa vào cảm nhận bằng tai nghe hay đo trên tuner? Nếu đo bằng tuner thì sai số được tính như thế nào: sai số tuyệt đối như +/- xx Hz, sai số tương đối như +/- xx % của frequency, sai số trên logarithmic scale như +/- xx cents, ... ?
2. Một cây sáo chuẩn thì bao gồm được bao nhiêu notes chuẩn dựa trên câu 1?

Mình xin nói rõ là câu hỏi của mình thuần túy là về thực nghiệm, tức là người làm/chơi sáo thổi 1 note và cảm nhận hay đo bằng tuner. Mình giả định trường hợp là khi test sáo thì góc môi, làn hơi, ... là ổn định. Những lý thuyết cao siêu hơn như hệ số (2)^(1/12), standing waves, superposition, ... xin để lại cho các câu hỏi sau.

Vấn đề mình gặp là khi test sáo bằng tuner (gStrings, tuner_e307), ví dụ note G, tuner displays G5 nhưng kim lệch khá nhiều về bên +, rồi qua note A thì tuner cũng shows A5 nhưng kim lại lệch khá nhiều về bên -. Trường hợp này người làm sáo có thể nói là sáo chuẩn vì tuner displays đúng note, nhưng khi thổi từ G qua A hay ngược lại thì nghe rất kỳ.

Xin các bạn cho ý kiến. Một lần nữa, xin thành thật cảm ơn các bạn.
#2
(04-03-2017, 05:30 AM)HatCatMeSao Đã viết: Chào mọi người,

Mình là người mới làm quen với tiêu sáo, và cũng giống như nhiều bạn khi mới bắt đầu chơi tiêu sáo, mình cũng có một chút lấn cấn, thắc mắc. Được sự đồng ý của Admin BaGaiLeeLỳ, aka LHS,, mình xin mở thread này để nêu lên những thắc mắc của mình mong được các bạn đi trước giải đáp dùm. Mình cũng xin lỗi trước là vì mình mới tham gia diễn đàn nên không đọc hết các bài viết trên diễn đàn. Nếu câu hỏi của mình đã được trả lời thỏa đáng trước đây thì xin cho mình cái link. Thành thật cảm ơn mọi người  Heart 

Câu hỏi đầu tiên của mình là về "chuẩn" sáo. Mình thấy nhiều shops bán tiêu sáo quảng cáo là tiêu sáo chuẩn từng note, chuẩn 19 notes, ..., và mình tự hỏi là tiêu chuẩn gì được dùng để đánh giá 1 cây sáo là chuẩn. Mình có tham khảo ý kiến của vài cao thủ trong thread
http://www.damsan.net/showthread.php?tid=3443
nhưng theo ý kiến cá nhân thì mình chưa được giải đáp thỏa đáng. Mình xin đặt câu hỏi như sau.

1. Một note được thổi ra từ 1 cây sáo như thế nào thì coi là chuẩn? Dựa vào cảm nhận bằng tai nghe hay đo trên tuner? Nếu đo bằng tuner thì sai số được tính như thế nào: sai số tuyệt đối như +/- xx Hz, sai số tương đối như +/- xx % của frequency, sai số trên logarithmic scale như +/- xx cents, ... ?
2. Một cây sáo chuẩn thì bao gồm được bao nhiêu notes chuẩn dựa trên câu 1?

Mình xin nói rõ là câu hỏi của mình thuần túy là về thực nghiệm, tức là người làm/chơi sáo thổi 1 note và cảm nhận hay đo bằng tuner. Mình giả định trường hợp là khi test sáo thì góc môi, làn hơi, ... là ổn định. Những lý thuyết cao siêu hơn như hệ số (2)^(1/12), standing waves, superposition, ... xin để lại cho các câu hỏi sau.

Vấn đề mình gặp là khi test sáo bằng tuner (gStrings, tuner_e307), ví dụ note G, tuner displays G5 nhưng kim lệch khá nhiều về bên +, rồi qua note A thì tuner cũng shows A5 nhưng kim lại lệch khá nhiều về bên -. Trường hợp này người làm sáo có thể nói là sáo chuẩn vì tuner displays đúng note, nhưng khi thổi từ G qua A hay ngược lại thì nghe rất kỳ.

Xin các bạn cho ý kiến. Một lần nữa, xin thành thật cảm ơn các bạn.

Xin chào bác, vấn đề của bác cũng là khúc mắc của nhiều anh em khác, do cũng đã nếm trải điều này lâu và rút tỉa 1 chút kinh nghiệm, xin chia sẽ với bác như sau :

- Thứ nhất : khi còn đi học flute với cô Nhung bên nhạc viện TPHCM thì cô cũng có nói 1 câu đại loại như vầy :  Flute là nhạc cụ thuộc loại phô nhất dàn nhạc giao hưởng.

Vì sao cô Nhung lại nói vậy, là bởi họ nhà sáo tiêu, flute, nếu bác không để ý đến làn hơi thì rất dễ thổi mạnh lên hoặc thổi yếu đi ( theo cảm xúc ) dẫn đến ngay tại thời điểm đó cây tiêu-sáo-flute dễ bị cao lên hoặc thấp xuống khiến nó chênh phô so với các nhạc cụ khác khi hoà tấu. Do đó 1 kỹ năng sống còn quan trọng khi thổi tiêu-sáo-flute là kỹ năng nghe nốt chuẩn và lập tức biết chênh phô để còn lăn úp ống sáo hoặc điều tiết làn hơi cho chính xác. (bác theo dõi kỹ các clip diễn tấu của dân chuyên nghiệp sẽ thấy họ dùng kỹ năng ấy rất vi tế và thuần thục).

- Thứ 2 : tuy nói đến kỹ năng, nhưng nếu cây tiêu-sáo-flute ấy phô quá sức thì có là thánh cũng cứu không nổi. Vì vậy vẫn phải chọn cho bản thân 1 cây sáo chuẩn và phù hợp với làn hơi của chính mình. Chọn thế nào ? 

Trước khi nói đến chuyện chọn sáo chuẩn, bản thân người thổi phải hiểu được 3 cường độ cơ bản của làn hơi là : Mạnh, trung bình và nhẹ, rồi tự xét xem chúng là ở mức độ nào của lực thổi bản thân. Và theo kinh nghiệm thì làn hơi trung bình vẫn là làn hơi được dùng nhiều nhất so với 2 cái còn lại, hơn nữa nắm rõ được làn hơi trung bình thì khi thổi sẽ còn biết cách điều tiết nó mạnh nhẹ. Khi hiểu được các cường độ của làn hơi tự thân thì mới nói đến chuyện chọn sáo chuẩn.

Thứ 3: Những kinh nghiệm khi chọn sáo chuẩn.

            - Để có làn hơi trung bình khi test sáo nên thổi luôn 1 bài đơn giản tiết tấu chậm mà bản thân yêu thích, vừa thổi vừa nhìn theo cao độ mà tuner chỉ ra để ước tính độ chênh phô, thổi đi thổi lại chừng 20-30 lần sẽ có cái nhìn rõ hơn về mức độ chuẩn của cây sáo ấy. Bản nhạc mà mình thích dùng khi test sáo là bản Forever (của Stratovarius). 
                 - Tránh dùng 1 làn hơi để thổi 1 nốt, vì khi đó đa phần sẽ bị rơi vào làn hơi mạnh. Trừ khi bản thân đã test rất nhiều lần, nắm rõ đâu là làn hơi trung bình thì mới nên test kiểu này.
           - Sáo có thể chuẩn với người này nhưng chưa chắc đã chuẩn với người khác : điển hình như đợt em đem tiêu ra cho bác ns Hoàng Anh thổi, theo lực hơi của em thì nó chuẩn ở chuẩn 442 (theo kiểu flute), nhưng khi bác ấy thổi vào thì toàn bộ cây tiêu bị cao lên thành chuẩn 450 Hz. Ngược lại khi em cầm sáo bác ấy thì cây sáo em thổi bị thấp xuống còn 435 hz. Do đó để cứu vãn trường hợp này mà khớp nối ra đời trên tiêu-sáo-flute là vậy. Riêng đối với sáo ở VN thì chọn 1 cây sáo chuẩn là nó còn phải phù hợp với làn hơi của chính mình nữa.

Trên đây là 1 số kinh nghiệm của mình, mong huynh đệ tứ phương chỉ giáo thêm.
                     
                   
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......

                          Zeroman Vo Quan
#3
Xin thành thật cảm ơn Admin LHS, dù bận bịu công việc, gia đình, ..., vẫn dành thì giờ để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm tiêu sáo cho người mới. Bài chia sẻ của LHS gồm có 3 phần. Phần thứ nhất sơ lược về sự thật "sau tấm màn nhung" của tiêu sáo, và những kỹ thuật điều chỉnh chênh phô thì chắc còn lâu lắm mình mới đạt tới được nên mình xin để lại sau.

Trước khi đi vào 2 phần sau, mình xin được chia sẻ clip sau. Mình nghĩ là LHS và mọi người cũng đã xem qua, nhưng mình thấy liên quan nên đưa vào.
https://www.youtube.com/watch?v=IBypL7ql5k8

Phần thứ hai, LHS viết "nhưng nếu cây tiêu-sáo-flute ấy phô quá sức thì có là thánh cũng cứu không nổi", thì câu này là vế ngược lại với 2 câu hỏi của mình. Gom chung lại là: tiêu chuẩn (định lượng chứ không phải định tính) gì để đánh giá cây sáo là "phô quá sức" hay "chuẩn chấp nhận được"? LHS có đề cập về cách chọn sáo, nhưng đó là cho người có điều kiện test tại chỗ. Còn mình không thể test tại chỗ được mà phải mua online thì mình chỉ có thể dựa vào clip test sáo của người bán. Mình giả sử là người bán hiểu rõ sản phẩm của họ và họ biết thổi sao để được notes chuẩn nhất có thể. Vậy thì ở VN sai số như thế nào là chấp nhận được? Mình có để ý một số app test sáo thì thường có vạch đậm khoảng từ +/- 5 đến +/- 15 cents, nhưng không biết "chuẩn của VN" là bao nhiêu.

Phần thứ ba cũng liên quan đến phần hai, và mình chỉ muốn hỏi về tiêu sáo khớp nối. Thường thì sáo khớp nối làm chuẩn A4 trong khoảng tần số nào? Khi làm thì dùng tần số nào (mình nghĩ là tần số trung bình, nhưng không chắc lắm)? Khi điều chỉnh thì dùng note nào làm chuẩn? Khi điều chỉnh đến min/max quãng tần số thì độ lệch max là bao nhiêu? Ví dụ cây sáo được làm chuẩn A4 = 440Hz, mang qua nơi khác thì bị thấp xuống còn A4 = 420Hz, người thổi chỉnh khớp nối để được note G5 chuẩn @ A4 = 440Hz, như vậy sai lệch note B6 sẽ là bao nhiêu?

Một lần nữa xin thành thật cảm ơn Admin LHS và mọi người
#4
(04-07-2017, 04:50 AM)HatCatMeSao Đã viết: Xin thành thật cảm ơn Admin LHS, dù bận bịu công việc, gia đình, ..., vẫn dành thì giờ để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm tiêu sáo cho người mới. Bài chia sẻ của LHS gồm có 3 phần. Phần thứ nhất sơ lược về sự thật "sau tấm màn nhung" của tiêu sáo, và những kỹ thuật điều chỉnh chênh phô thì chắc còn lâu lắm mình mới đạt tới được nên mình xin để lại sau.

Trước khi đi vào 2 phần sau, mình xin được chia sẻ clip sau. Mình nghĩ là LHS và mọi người cũng đã xem qua, nhưng mình thấy liên quan nên đưa vào.
https://www.youtube.com/watch?v=IBypL7ql5k8

Phần thứ hai, LHS viết "nhưng nếu cây tiêu-sáo-flute ấy phô quá sức thì có là thánh cũng cứu không nổi", thì câu này là vế ngược lại với 2 câu hỏi của mình. Gom chung lại là: tiêu chuẩn (định lượng chứ không phải định tính) gì để đánh giá cây sáo là "phô quá sức" hay "chuẩn chấp nhận được"? LHS có đề cập về cách chọn sáo, nhưng đó là cho người có điều kiện test tại chỗ. Còn mình không thể test tại chỗ được mà phải mua online thì mình chỉ có thể dựa vào clip test sáo của người bán. Mình giả sử là người bán hiểu rõ sản phẩm của họ và họ biết thổi sao để được notes chuẩn nhất có thể. Vậy thì ở VN sai số như thế nào là chấp nhận được? Mình có để ý một số app test sáo thì thường có vạch đậm khoảng từ +/- 5 đến +/- 15 cents, nhưng không biết "chuẩn của VN" là bao nhiêu.

Phần thứ ba cũng liên quan đến phần hai, và mình chỉ muốn hỏi về tiêu sáo khớp nối. Thường thì sáo khớp nối làm chuẩn A4 trong khoảng tần số nào? Khi làm thì dùng tần số nào (mình nghĩ là tần số trung bình, nhưng không chắc lắm)? Khi điều chỉnh thì dùng note nào làm chuẩn? Khi điều chỉnh đến min/max quãng tần số thì độ lệch max là bao nhiêu? Ví dụ cây sáo được làm chuẩn A4 = 440Hz, mang qua nơi khác thì bị thấp xuống còn A4 = 420Hz, người thổi chỉnh khớp nối để được note G5 chuẩn @ A4 = 440Hz, như vậy sai lệch note B6 sẽ là bao nhiêu?

Một lần nữa xin thành thật cảm ơn Admin LHS và mọi người

Mình xin đi vào phần 2 của bác với các ý chính như sau :

Mình có để ý một số app test sáo thì thường có vạch đậm khoảng từ +/- 5 đến +/- 15 cents, nhưng không biết "chuẩn của VN" là bao nhiêu.
       Trả lời : của VN cũng vậy, nhưng nên cho khoảng rộng hơn đến khoảng +/- 15 cents

- Nếu không test tại chỗ thì không nói được gì cả, vì flute ngay cả đã tiêu chuẩn công nghiệp hoá các kiểu cũng được khuyên là nên test thử trước khi mua. Như trong bài trước mình cũng đã nói, tiêu sáo có thể chuẩn với người này chứ chưa chắc đã chuẩn với người khác, ngoài ra chưa nói đến chuyện người bán cố tình test cho chuẩn rồi quay clip lừa tình nữa. Cho nên mua sáo khi không có cơ hội test mà không nhờ được người có kinh nghiệm test dùm thì coi như nắm dao đằng lưỡi, lúc ấy đành xem vận khí của bản thân vậy.

- Chuẩn phổ thông khi làm Flute là A = 442 hz, nhưng 1 số shop sáo trúc ở Việt Nam lấy chuẩn 445hz. Thường thì khớp nối sẽ giúp cây flute có thể dịch chuyển từ 437 hz đến 447 hz (lấy 442 làm trung tâm ), còn sáo trúc thì do lòng ống mỗi nơi 1 kiểu nên với mỗi cây có khớp phải đo cụ thể thì mới biết khoảng dịch chuyển tối ưu của nó bác à. Nói đến khoảng dịch chuyển tối ưu thì phải hiểu là ngoài khoảng ấy ra thì việc dịch chuyển khớp nối sẽ gây ra sự sai lệch quãng lớn ở các nốt, nhất là những nốt ở gần với khớp, khi ấy thường là các quãng bị tổng sai lệch lên đến ngoài 30 ( kiểu như Si 1 thì bị lên đến+15 mà Si 2 bị xuống - 15)
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......

                          Zeroman Vo Quan
#5
Cảm ơn Admin LHS nhé. Câu trả lời của LHS làm mình buồn quá, không tự test được thì không biết đến bao giờ mới có được cây sáo ưng ý đây? Tại sao ở VN không có một hội đồng thẩm định sáo nhỉ (cái này là ước mơ của mình thôi)? Chắc phải để da`nh $ và vacation để về VN 1 chuyến.

Mình xin hỏi thêm 1 chút về sáo khớp nối. Giả sử ở Saigon nhiệt độ là 30 độ C (sped of sound v_s ~349 m/s), cây sáo khớp nối được làm theo chuẩn 442 Hz như LHS đã nói ở trên. Nếu như cây sáo đó được mang đến nơi nhiệt độ là 10 độ C (v_s ~337 m/s) thì tần số chuẩn chỉ còn khoảng 427 Hz. Trong điều kiện như vậy thì sau khi điều chỉnh để có lại 442 Hz, sáo khớp nối có còn "chuẩn" không? Có ai đã test thực tế chưa?

Nhân đây mình xin có thêm vài câu hỏi nữa

3. Mình đọc các tài liêu online thì biết rằng ở VN người ta dùng trúc/nứa lòng trong ~ 13mm để làm sáo C5. Tuy nhiên, mình có cây dizi F (ị.e. C5 VN) thì lòng trong lớn hơn nhiều, chắc cỡ cây A4. Mình thổi cây dizi thì các notes quãng 1, nhất là note C5, dễ hơn sáo VN rất nhiều, và âm nghe ấm và chắc hơn; quãng 2 thì 2 cây có thể nói là tương tự; còn quãng 3 thì cây dizi thì không lên cao hơn D7 được. Mình muốn hỏi là có thể dùng trúc/nứa làm sáo A4 để làm cây C5 không? Mình muốn có 1 cây C5 tiếng ấm chút và thổi q1+q2 dễ, lên tới D7 là được rồi.

4. Người ta có thể làm một cây sáo mà muốn thổi note nào thì chỉ mở note đó không? Ví dụ sáo bây giờ muốn thổi note G thì phải mở D E F G. Mình có thể làm cây sáo mà muốn thổi note G thì chỉ mở G thôi, được không?

Xin thành thật cảm ơn Admin LHS và mọi người. Chúc mọi người luôn vui khỏe.
#6
Câu số 4
Em nghĩ làm thì được nhưng chạy ngón rất khó khăn và ngượng nghịu.
#7
(04-08-2017, 02:10 AM)David Dang Đã viết: Câu số 4
Em nghĩ làm thì được nhưng chạy ngón rất khó khăn và ngượng nghịu.

Cảm ơn David đã góp ý. Cho mình hỏi 1 chút nhé: David nói chạy ngón khó khăn và ngượng nghịu là do thế bấm không thích hợp với tay con người hay là do phải đổi từ thế bấm cũ sang thế bấm mới vậy?

Mình hỏi câu số 4 là do qua tham khảo sự tranh luận của các cao thủ làm sáo cũng như trải nghiệm mấy tháng thổi sáo, mình cảm nhận rằng tần số nghe được khi thổi 1 note có lẽ là sự chồng chập (superposition) của nhiều sound waves, và mỗi sound wave có amplitude, frequency, phase, ... khác nhau. Những ẩn/biến số này rất khó xác định trên lý thuyết (vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước lòng trong, kích thước lỗ bấm, góc thổi + làn hơi, ...) mà chỉ có thể dùng thực nghiệm để hiệu chỉnh cho đúng tần số mong muốn. Nếu như làm theo cách thổi note nào mở lỗ đó thì có thể làm giảm số ẩn/biến số, và do đó tần số mong muốn có thể chỉ phụ thuộc vào lỗ mở và lỗ định âm thôi. Suy nghĩ như vậy không biết có đúng không?
#8
Có vấn đề này hình như Admin LHS đã đề cập trước đây, nay mình thấy mấy tài liệu liên quan nên mang lên đây cho mọi người tham khảo.

1. http://www.markshep.com/flute/Acoustics.html
Cái này thì tương đối dễ hiểu, định tính. Mình chỉ muốn nhấn mạnh ở đây là sound wave là longitudinal wave.

2. http://newt.phys.unsw.edu.au/jw/fluteacoustics.html
Cái này thì chi tiết hơn, câu hỏi 4 của mình hình như được đề cập đến trong phần "Cross fingering"

Xin mọi người cho biết ý kiến. Xin thành thật cảm ơn.
#9
(04-08-2017, 12:41 AM)HatCatMeSao Đã viết: Cảm ơn Admin LHS nhé. Câu trả lời của LHS làm mình buồn quá, không tự test được thì không biết đến bao giờ mới có được cây sáo ưng ý đây? Tại sao ở VN không có một hội đồng thẩm định sáo nhỉ (cái này là ước mơ của mình thôi)? Chắc phải để da`nh $ và vacation để về VN 1 chuyến.

Mình xin hỏi thêm 1 chút về sáo khớp nối. Giả sử ở Saigon nhiệt độ là 30 độ C (sped of sound v_s ~349 m/s), cây sáo khớp nối được làm theo chuẩn 442 Hz như LHS đã nói ở trên. Nếu như cây sáo đó được mang đến nơi nhiệt độ là 10 độ C (v_s ~337 m/s) thì tần số chuẩn chỉ còn khoảng 427 Hz. Trong điều kiện như vậy thì sau khi điều chỉnh để có lại 442 Hz, sáo khớp nối có còn "chuẩn" không? Có ai đã test thực tế chưa?

Nhân đây mình xin có thêm vài câu hỏi nữa

3. Mình đọc các tài liêu online thì biết rằng ở VN người ta dùng trúc/nứa lòng trong ~ 13mm để làm sáo C5. Tuy nhiên, mình có cây dizi F (ị.e. C5 VN) thì lòng trong lớn hơn nhiều, chắc cỡ cây A4. Mình thổi cây dizi thì các notes quãng 1, nhất là note C5, dễ hơn sáo VN rất nhiều, và âm nghe ấm và chắc hơn; quãng 2 thì 2 cây có thể nói là tương tự; còn quãng 3 thì cây dizi thì không lên cao hơn D7 được. Mình muốn hỏi là có thể dùng trúc/nứa làm sáo A4 để làm cây C5 không? Mình muốn có 1 cây C5 tiếng ấm chút và thổi q1+q2 dễ, lên tới D7 là được rồi.

4. Người ta có thể làm một cây sáo mà muốn thổi note nào thì chỉ mở note đó không? Ví dụ sáo bây giờ muốn thổi note G thì phải mở D E F G. Mình có thể làm cây sáo mà muốn thổi note G thì chỉ mở G thôi, được không?

Xin thành thật cảm ơn Admin LHS và mọi người. Chúc mọi người luôn vui khỏe.


Khớp nối cho sáo trúc (flute thì đỡ hơn ) chỉ có hiệu quả trong tầm thay đổi từ 437 đến 447, ngoài tầm ấy thì mọi thay đổi đều dẫn đến sự lệch quãng lớn khó chấp nhận được như đã nói ở bài trước đấy bác, mình đã test thực tế nhiều lần cho việc này từ Flute đến sáo trúc và Dizi rồi bác. Cho nên làm chuẩn ở 442 mà mang qua nơi khiến nó chỉ còn 427 thì em nghĩ cũng là khó cứu đấy bác.

3. Muốn lấy được âm quãng cao tốt thì buộc nó phải nhỏ đường kính lòng ống và mỏng thân thôi bác (flute cũng vậy), sáo Việt Nam hiện nay thiên về quãng nên chuyện lấy nòng 12~13 mm làm C5 cũng là dễ hiểu thôi bác. Cho nên bác hoàn toàn có thể theo cách của TQ để lấy cây A4 làm C5 nếu bác không có nhu cầu đu lên mấy nốt cao chói lọi như Fa3, Sol3. 

4. Cây sáo mà bác cần nó khá giống với ý tưởng của Glissando Flute, mời bác xem video cho rõ hơn :



Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......

                          Zeroman Vo Quan
#10
Lạ thật ??? Sao không hề thấy bạn nào trả lời các câu hỏi của bạn HatCatMeSao ?
Bạn nào trả lời câu hỏi số 1 đi.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Lớp dạy học sáo, tiêu miễn phí của thầy Lê Thái Sơn sonlt49 336 951,063 01-03-2021, 01:18 AM
Bài mới nhất: lehuuhung
  Thắc mắc nhờ giải đáp lang_du 3 9,961 08-06-2015, 11:12 AM
Bài mới nhất: viet vuong quang
  Giao lưu với nghệ sĩ sáo, tiêu Phạm Văn Doanh cailuongdatbac 7 17,801 06-28-2015, 05:10 AM
Bài mới nhất: David Dang
Lightbulb Hà Nội - Lớp dạy học sáo tiêu miễn phí của thầy Lê Thái Sơn sonlt49 0 5,938 11-30-2014, 05:21 PM
Bài mới nhất: sonlt49
  Tổng hợp những thắc mắc về kỹ thuật,cách thổi sáo H'mông longphan 23 54,260 07-07-2014, 06:11 PM
Bài mới nhất: mecauca123
  CLB Tiêu Sáo Q7 thanhhien111tn 9 20,831 04-06-2014, 04:51 PM
Bài mới nhất: 1998vt
  Tổng hợp các câu hỏi và trả lời mà những người chơi sáo hay thắc mắc nhất BaGaiLeeLỳ 8 22,422 03-30-2014, 08:52 AM
Bài mới nhất: Tuanktka1305
Question thắc mắc về âm của sáo 10 lỗ và 6 lỗ trong sáo tone trầm Ferocity 1 6,326 03-11-2014, 08:39 AM
Bài mới nhất: BaGaiLeeLỳ
  TIÊU SÁO CẦN THƠ truongtailinh1993 6 15,434 11-17-2013, 11:59 PM
Bài mới nhất: truongtailinh1993
  thắc mắc về sái tàu ai giải đáp giùm mình với Anh Huynh 7 17,773 10-13-2013, 09:51 PM
Bài mới nhất: lieuphongtinh

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách