Bài viết: 1,627
84
Tham gia: Feb 2012
Danh tiếng:
6
Trên Face thầy Công Thơm có liệt kê 1 số câu hỏi mà các bạn mới chơi sáo hay thắc mắc, mình xin post lên đây để mọi tiện theo dõi, nếu ai có những câu hỏi khúc mắc lâu ngày, xin vui lòng post vào đây luôn nhé, còn đây là 7 câu hỏi thường gặp nhất :
1. Anh ơi sao e thổi tiếng sáo cứ bị xì, có cách nào khắc phục không a?
2. Anh ơi làm thế nào để hơi dài hơn?
3. Bạn ơi, khi tớ thổi thì biết làm sao được chỗ nào đánh lưỡi? K đánh lưỡi?
4. A ơi, a dạy e kĩ thuật truyền hơi
5. Anh ơi, sao e thổi các nốt cao nghe cứ bị chói tai.
6. Anh ơi, làm thế nào để lên được sol 3
7. A ơi, sao sáo của e thổi vào beat thì chuẩn mà sao đo vào máy lại không chuẩn vậy?
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan
Bài viết: 1,627
84
Tham gia: Feb 2012
Danh tiếng:
6
11-20-2013, 09:54 AM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 11-20-2013, 09:56 AM {2} bởi BaGaiLeeLỳ.)
Còn đây là những câu trả lời của mình, nếu mọi người thấy có gì ko ổn xin vui lòng góp ý thêm nhé :
1. Anh ơi sao e thổi tiếng sáo cứ bị xì, có cách nào khắc phục không a?
Không cần khắc phục, cứ giữ nguyên cái xì ấy và luyện cho nó xì hơn với cường độ luồng hơi mạnh hơn nữa. Qua quá trình luyện như vậy 1 - 2 năm tự động môi sẽ biết điều tiết, quan trọng nhất là biết khi nào nên thổi mịn mỏng, khi nào nên thổi mạnh thô. Cho nên 2 thái cực ấy : thổi xì và xì hơn nữa cũng phải tập cho được, mà thổi mỏng và mịn hơn nữa cũng phải tập cho đạt.
2. Anh ơi làm thế nào để hơi dài hơn?
Thay vì chú ý đến luyện hơi dài hơn thì nên chú ý đến học cách lấy hơi hợp lý hơn, thường thì thổi khoảng trong 10 nhịp trở lại thì có thể canh 1 nốt lặng nào đó để lấy hơi, có như vậy làn hơi mới khỏe và đẹp được. Đối với những nốt chạy liên tiếp và có vẻ ko có chỗ lặng để lấy hơi thì phải luyện kỹ năng lấy hơi nhanh hay còn gọi la cướp hơi. Còn để có hơi dài hơn thì cứ tập luyện nhiều tự khắc sẽ có làm hơi dài, ko cần phải bận tâm.
3. Bạn ơi, khi tớ thổi thì biết làm sao được chỗ nào đánh lưỡi? K đánh lưỡi?
Nhạc lý áp dụng cho sáo, tiêu, flute có quy định điều này, bạn cần học nhạc lý trước khi hỏi câu này. Và trong quá trình học nhạc lý bạn sẽ trải qua quá trình học nhịp, học nhìn phân biệt nốt trước khi học đánh lưỡi.
4. A ơi, a dạy e kĩ thuật truyền hơi
Mình chưa luyện và không quan tâm lắm đến việc luyện kỹ thuật này, vì luyện chạy gam và các kỹ thuật khác quan trọng hơn gấp bội. Mình sẽ chỉ luyện kỹ thuật này khi có những bài tới trình độ buộc phải áp dụng (thường là các bài chuyển soạn từ Violin, hoặc đỉnh cao của sáo và flute)
5. Anh ơi, sao e thổi các nốt cao nghe cứ bị chói tai.
Do không thường xuyên thổi các nốt cao nên cơ môi không biết điều tiết mạnh nhẹ ở các nốt này, và việc luyện các nốt cao cho ngọt tiếng có rất nhiều bài tập (etude) để luyện, quan trọng là bạn có biết nhạc lý và chịu siêng năng luyện hay không ?
6. Anh ơi, làm thế nào để lên được sol 3
Đòi hỏi vài thứ : 1 cây sáo có khả năng lên được sol3, biết thế bấm lên sol3 của cây sáo ấy, cường độ làn hơi đủ mạnh và thường xuyên thổi nốt ấy, tốt nhất là luyện kèm các etude.
7. A ơi, sao sáo của e thổi vào beat thì chuẩn mà sao đo vào máy lại không chuẩn vậy?
Phải hiểu như thế nào là 1 nốt chuẩn, nốt nhạc là gắn liền với các bản nhạc, cho nên nốt chuẩn phải nằm trong 1 bản nhạc, chứ không phải là những nốt rời rạc đo tuner. Những người ko có kinh nghiệm đo nốt bằng máy thì thường dùng 1 làn hơi thổi 1 nốt, điều này khiến nốt ấy có 1 làn hơi quá dồi dào dẫn đến nốt thường bị cao theo tuner. Người có kinh nghiệm đo thì sẽ 1 thổi 1 đoạn nhạc chậm (có chứa những nốt cần đo ) bằng 1 làn hơi bình thường và mắt theo dõi tuner .
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan
Bài viết: 1,627
84
Tham gia: Feb 2012
Danh tiếng:
6
Riêng ở câu số 1 có người hỏi rằng mình có bị điên hay không khi mà người ta bảo là chỉ cách khắc phục bệnh “thổi tiếng sáo cứ bị xì” , còn mình thì xui dại người ta là “Không cần khắc phục, cứ giữ nguyên cái xì ấy và luyện cho nó xì hơn với cường độ luồng hơi mạnh hơn nữa.” ???
Theo mình thì các bạn mới tập cần phải quán triệt rõ rằng : việc thổi sáo bị xì là điều đương nhiên với trình độ của các bạn, thậm chí tập đàng hoàng cả năm sau cũng vẫn còn xì, chứ chưa hết hẳn đâu. Ở giai đoạn này người hướng dẫn có kinh nghiệm sẽ ko yêu cầu bạn thổi cho nó bớt xì, họ sẽ có các bài tập để bạn gia tăng cường độ luồng hơi mạnh hơn nữa, rướn luồng hơi dài hơn nữa, các bài tập này thường liên quan đến nhóm bài chạy gam, nhảy quãng…phối hợp với nhịp.
Các bạn phải nhớ là ban đầu tập với 1 luồng hơi mạnh mẽ thì bạn sẽ dễ dàng trong việc điều tiết thổi nhẹ lại, mềm lại; nhưng ban đầu tập mãi với 1 luồng hơi mịn mỏng, thì bạn sẽ ko thể biết cách rướn hơi trong những bài đòi hỏi sự mạnh mẽ như nhịp hành khúc.. và rồi đến những bài tập đòi hỏi phân biệt sắc thái mạnh nhẹ kiểu “Forte” và “piano” thì người chỉ quen thổi mịn mỏng sẽ còn bế tắc hơn nữa, lúc ấy tập cho thổi mạnh lên còn mất thời gian hơn nhiều. Ngoài ra, cũng cần nên nhớ rằng thổi sáo cho nó xì cũng là 1 kỹ thuật cao cấp quan trọng của việc điều khiển sắc thái của luồng hơi, có những loại nhạc, bài nhạc yêu cầu phải dùng sắc thái xào xạc của luồng hơi để diễn tả, lúc này làn hơi mịn mỏng thì coi như là xếp xó. “Cho nên 2 thái cực ấy : thổi xì và xì hơn nữa phải tập cho được, mà thổi mỏng và mịn hơn nữa cũng phải tập cho đạt.”
1 điều quan trọng là mình thường thấy có rất nhiều bạn hay tập ở nhà, đây là việc rất tai hại cho sự tu dưỡng luồng hơi. Vì sao? Vì khi các bạn ở nhà, tiếng sáo nó vang vọng trong phòng và nghe rất rõ (thậm chí còn chói và phá làng phá xóm nữa) nên các bạn sẽ ko có ý thức cần thổi luồng với luồng hơi mạnh mẽ hơn, cứ tập ri rí ở nhà như vậy bạn sẽ có 1 luồng hơi rất yếu đuối mỏng manh và có vẻ “không bị xì”. Hậu quả tất yếu đó là khi bạn ra đường, ra công viên thổi, 1 không gian rộng hơn rất nhiều với những luồng gió lùa quái ác, làn hơi “mỏng manh ko xì” của bạn sẽ cho 1 âm lượng nhỏ nhoi kiểu muỗi kêu. Tốt nhất là nên tập ngoài công viên, càng tập ở ngoài trời nhiều luồng hơi sẽ càng vững vàng ổn định.
Sau cùng, (liên quan đến việc chém gió thôi nghen ) Mình được biết là ở TQ có ông Phùng Tử Tồn được mệnh danh là "Xuy phá thiên" (tức là thổi thủng cả trời), và ở Việt Nam cũng có 1 người không kém cạnh đó là thiên tài Đinh Thìn, được nghe kể rằng làn hơi của cố nghệ sỹ Đinh Thìn cũng “bạt gió” không thua kém người nào, cho nên với biên độ cường nhược rộng như vậy, khả năng thu tỏa làn hơi tuyệt đỉnh của ông xứng đáng để các bậc hậu bối như chúng ta noi theo!!! Hy vọng qua giải thích này thì các bạn mới tập sẽ ko còn lăn tăn nữa về việc bị xì khi thổi sáo. Nếu ai có kiến giải hợp lý hơn xin vui lòng đưa lên đây để cùng nhau trao đổi nhé !
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan
Bài viết: 764
79
Tham gia: Feb 2009
Danh tiếng:
5
Cái vụ sáo lên sol 3 em thấy ko cần thiết lắm vì cái nốt ấy có mấy khi dùng. Chỉ cần lên mấy nốt cao nhẹ là oke rồi, lên tới fa 3 là ngon rồi, mà ai thổi mấy bài có sol 3 thì thuộc hàng đại cao thủ rồi, chắc họ biết dùng thế nào. Nên em nghĩ thổi lên sol 3 chỉ là vớ vấn cho mấy người mới tập, đừng có đú với thiên hạ là sáo phải lên sol 3 vớ vẫn này nọ.
Bài viết: 52
2
Tham gia: Feb 2012
Danh tiếng:
0
1/Anh ơi sao có lúc em thổi sáo có lúc nó kêu, có lúc không kêu vậy
2/Anh ơi sao em thổi mấy note đô rê mi không được vậy sáo em sáo dởm à
Tìm tiên giữa suối mơ.Rêu xanh đá trắng bụi lu mờ.Ân cần dạo bước cõi thiên thai.Tiên cảnh nay mong trở lại rồi.Bên suối buồn man mác.Trăng soi nước biết ánh trăng ngời.Tiên nữ hỡi nàng ở đâu sao không thấy?
Bài viết: 1,627
84
Tham gia: Feb 2012
Danh tiếng:
6
(11-21-2013, 08:54 PM)dinh94 Đã viết: 1/Anh ơi sao có lúc em thổi sáo có lúc nó kêu, có lúc không kêu vậy
Bạn có thể phải xem lại cách đặt môi của bạn, bạn phải đảm bảo là luồng hơi của bạn phải bị cắt đôi ở lỗ thổi 1 nửa đi vào trong (A) và 1 nửa đi ra ngoài (B) như hình dưới:
Quan trọng nhất là bạn phải thổi từng nốt thật rõ tiếng với thời gian lâu nhất có thể, tránh trường hợp chạy ngón lung tung khi mà làn hơi thổi từng nốt chưa đủ vững và đủ dài. Như thế nào là vững : tiếng phải trong rõ, đều và không bị ré, cuối làn hơi không bị tịt bất chợt ! Như thế nào là đủ dài : là làn hơi dài nhất có thể của bạn ở từng trinh độ, với người mới tập thì thường là từ 5 -> 10 s.
(11-21-2013, 08:54 PM)dinh94 Đã viết: 2/Anh ơi sao em thổi mấy note đô rê mi không được vậy sáo em sáo dởm à
Đây là khó khăn thường gặp của những người mới tập ( mình thì ko biết là bạn đã tập bao lâu rồi và tập với ai ? ) , Muốn thổi các nốt gần cuối như Mi, Rê, Đô phải hết sức bình tĩnh, không được nóng vội, phải đảm bảo là bạn đã thổi rõ tiếng và dài hơi ở nốt Sol, rồi nốt Fa....cứ như thế tiến dần đến Mi, Re, rồi Đô.....càng về những nốt thấp càng phải nhẹ hơi lại, tập càng chậm, càng kỹ thì càng có hiệu quả. Những bạn mới tập đa phần thất bại trong việc thổi các nốt thấp này do nóng vội, cứ thích nhảy 1 phát ào xuống Đô, hoặc là chạy ngón liến thắng vèo lên vèo xuống, chẳng nốt nào ra nốt nào, tuyệt đối phải tránh mấy cái chuyện hấp tấp như vậy !
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan
Bài viết: 1
0
Tham gia: Jan 2014
Danh tiếng:
0
(11-20-2013, 09:54 AM)honsoLee Đã viết: Còn đây là những câu trả lời của mình, nếu mọi người thấy có gì ko ổn xin vui lòng góp ý thêm nhé :
1. Anh ơi sao e thổi tiếng sáo cứ bị xì, có cách nào khắc phục không a?
Không cần khắc phục, cứ giữ nguyên cái xì ấy và luyện cho nó xì hơn với cường độ luồng hơi mạnh hơn nữa. Qua quá trình luyện như vậy 1 - 2 năm tự động môi sẽ biết điều tiết, quan trọng nhất là biết khi nào nên thổi mịn mỏng, khi nào nên thổi mạnh thô. Cho nên 2 thái cực ấy : thổi xì và xì hơn nữa cũng phải tập cho được, mà thổi mỏng và mịn hơn nữa cũng phải tập cho đạt.
2. Anh ơi làm thế nào để hơi dài hơn?
Thay vì chú ý đến luyện hơi dài hơn thì nên chú ý đến học cách lấy hơi hợp lý hơn, thường thì thổi khoảng trong 10 nhịp trở lại thì có thể canh 1 nốt lặng nào đó để lấy hơi, có như vậy làn hơi mới khỏe và đẹp được. Đối với những nốt chạy liên tiếp và có vẻ ko có chỗ lặng để lấy hơi thì phải luyện kỹ năng lấy hơi nhanh hay còn gọi la cướp hơi. Còn để có hơi dài hơn thì cứ tập luyện nhiều tự khắc sẽ có làm hơi dài, ko cần phải bận tâm.
3. Bạn ơi, khi tớ thổi thì biết làm sao được chỗ nào đánh lưỡi? K đánh lưỡi?
Nhạc lý áp dụng cho sáo, tiêu, flute có quy định điều này, bạn cần học nhạc lý trước khi hỏi câu này. Và trong quá trình học nhạc lý bạn sẽ trải qua quá trình học nhịp, học nhìn phân biệt nốt trước khi học đánh lưỡi.
4. A ơi, a dạy e kĩ thuật truyền hơi
Mình chưa luyện và không quan tâm lắm đến việc luyện kỹ thuật này, vì luyện chạy gam và các kỹ thuật khác quan trọng hơn gấp bội. Mình sẽ chỉ luyện kỹ thuật này khi có những bài tới trình độ buộc phải áp dụng (thường là các bài chuyển soạn từ Violin, hoặc đỉnh cao của sáo và flute)
5. Anh ơi, sao e thổi các nốt cao nghe cứ bị chói tai.
Do không thường xuyên thổi các nốt cao nên cơ môi không biết điều tiết mạnh nhẹ ở các nốt này, và việc luyện các nốt cao cho ngọt tiếng có rất nhiều bài tập (etude) để luyện, quan trọng là bạn có biết nhạc lý và chịu siêng năng luyện hay không ?
6. Anh ơi, làm thế nào để lên được sol 3
Đòi hỏi vài thứ : 1 cây sáo có khả năng lên được sol3, biết thế bấm lên sol3 của cây sáo ấy, cường độ làn hơi đủ mạnh và thường xuyên thổi nốt ấy, tốt nhất là luyện kèm các etude.
7. A ơi, sao sáo của e thổi vào beat thì chuẩn mà sao đo vào máy lại không chuẩn vậy?
Phải hiểu như thế nào là 1 nốt chuẩn, nốt nhạc là gắn liền với các bản nhạc, cho nên nốt chuẩn phải nằm trong 1 bản nhạc, chứ không phải là những nốt rời rạc đo tuner. Những người ko có kinh nghiệm đo nốt bằng máy thì thường dùng 1 làn hơi thổi 1 nốt, điều này khiến nốt ấy có 1 làn hơi quá dồi dào dẫn đến nốt thường bị cao theo tuner. Người có kinh nghiệm đo thì sẽ 1 thổi 1 đoạn nhạc chậm (có chứa những nốt cần đo ) bằng 1 làn hơi bình thường và mắt theo dõi tuner .
Bài viết: 1
0
Tham gia: Mar 2014
Danh tiếng:
0
Đọc xong bài viết này cũng giải quyết được khá nhiều vấn đề mấy bữa nay thắc mắc hihi. Cảm ơn Bạn
Bài viết: 1
0
Tham gia: Mar 2014
Danh tiếng:
0
|