Các bạn thành viên Damsan.net thân mến !
Có nhiều bài nhạc của Trung Quốc rất hay dành cho Sáo, Guzheng, Pipa, Erhu..v..v...mà họ viết theo hệ thống ký âm số. Điều này làm cho chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong luyện tập.
Hôm nay Hùng tôi dành thời gian viết một số cách hiểu quy ước trong ký âm số của người Trung Quốc trong các bản nhạc. Hy vọng tài liệu nhỏ này sẽ đem đến cho các bạn thêm một sự hiểu biết mới về Âm nhạc. Các bạn có thể chuyển ký âm số thành ký âm 5 dòng kẻ để tập dễ dàng hơn.
Có 4 vấn đề ta nên quan tâm đó là :
1. Cao độ
2. Trường độ
3. Sắc thái
4. Quy ước riêng cho việc diễn tấu từng nhạc cụ: Sáo, Tiêu, Pipa, Roan, Guzheng, Hulusi, Erhu..v..v....như số ngón tay, vị trí dây, vị trí lỗ bấm, hoặc chữ Hán ghi chú điều gì đó,v..v....
(Trong đó thì các vấn đề 1, 2 và 3 thường là quy ước chung, còn 4 là quy ước riêng cho các nhạc cụ hơi, gảy, kéo ..v..v...)
A. Quy ước về Cao độ:
- Người ta sử dụng có 7 con số để chỉ về cao độ nốt nhạc ( từ 1 đến 7)
Thường là tên bài nhạc ghi ở giữa, dưới là tên tác giả, còn góc trên bên trái là quy ước về cao độ. ( ví dụ 1 = C , hay 1 = F , hay 1 = G , hay 1 = F#..v..v.. ) Vậy ta hiểu điều này thế nào ?
Ta sẽ hiểu như sau: Đây là sự quy ước giọng của bản nhạc , các số còn là từ 2 đến 7 ta sẽ tự suy luận ra các nốt nhạc còn lại.
Ví dụ : Nếu họ ghi là 1 = G, như vậy bài này đàn trên giọng Son Trưởng, vậy các số trong bản nhạc sẽ là:
1 = G ; 2 = A ; 3 = B ; 4 = C ; 5 = D ; 6 = E ; 7 = F#
Kết luận: Sẽ có 11 trường hợp mà người ta sẽ ghi số 1 = nốt gì , các số còn lại từ 2 đến 7 chúng ta suy ra từ cao độ của số 1.
- Mỗi con số tượng trưng cho 1 nốt nhạc, để thể hiện âm vực người ta thêm dấu chấm trên đầu ( hoặc dưới chân) số đó
Nếu không có dấu chấm: là ở âm vực trung
Nếu có 1 dấu chấm: là ở âm vực cao lên 1 quãng 8
Nếu có 2 dấu chấm: Là ở âm vực cao lên 2 quãng 8.
Ví dụ ta đọc thấy như sau:
1 : thì ta tấu là nốt Sòn
1 có 1 chấm trên đầu : thì ta tấu là Son ( Son này cao độ ở dòng thứ 2 khuông nhạc)
1 có 2 chấm trên đầu: Thì ta tấu là Són ( Són này cao độ ở khe trên dòng kẻ thứ 5 của khuông nhạc) Như vậy sẽ là G1 G2 G3 (Mình chỉ ví dụ thôi nhé)
B. Quy ước về trường độ:
- con số không có gạch gì cả : trường độ bằng 1 nốt đen
- con số có 1 cái dấu chấm bên cạnh: trường độ dài thêm dấu chấm dôi (1/2) giá trị nốt nhạc
- con số có 1 gạch dưới: trường độ bằng một móc đơn
- con số có 2 gạch dưới: trường độ bằng một móc kép
- con số có 3 gạch dưới: trường độ bằng 1 móc ba ...v..v.....
- Dấu nghỉ : có 2 ký hiệu nói về sự nghỉ
Nghỉ bằng một nốt đen: là 1 cái gạch ngang .
số 0 : ta nghỉ bằng giá trị gạch chân dưới số không, sẽ ra lặng đơn, lặng đôi..v..v...
- hết một ô nhịp là một cái gạch thẳng đứng .
C. Quy ước về sắc thái:
- mạnh, nhẹ: quy ước bình thường như Tân nhạc : mp, pp, p, mf, ff......
- luyến: là cái vòng cung nối trên đầu các con số
- vuốt: là 1 cái dây phẩy nhỏ phía bên trái của con số nốt nhạc (nhìn nó như là cái dấu chấm than (!) đặt chéo đi . Đuôi chấm than chọc vào con số cần vuốt đến.
- Nốt tô điểm, nhịp lấy đà: Là con số (thể hiện cao độ), cái gạch dưới (thể hiện trường độ) được viết nhỏ hơn ở cao hơn bên trái góc trên con số nốt nhạc.
- Tremolo: là cái 3 dấu gạch chéo nhỏ nhỏ ở bên phải của chân con số nốt nhạc .
- ký hiệu :tr trên đầu con số : là bấm nốt thấp và ngón kế tiếp vỗ vào nốt cao hơn liền bậc . Ví dụ như : số 6 có cái chữ tr trên đầu số 6 thì ta bấm nốt E và vỗ ngón tay tiếp theo vào nốt F# .
Giờ ta sẽ khảo sát 1 bài ký âm số cụ thể các bạn nhé.
Giờ chúng ta cùng xem 1 bài ký âm : NHỊ TUYỀN ÁNH NGUYỆT
dành cho đàn Zonghu. Các bạn có thể tự suy luận và áp dụng vào các bản ký âm của nhạc cụ khác cũng được
Ta sẽ đọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải
Phần trên đầu bài họ có ghi là 1 = G (1 5 và một số chữ tiếng Hoa đằng sau mình không biết họ nói gì) . Phần này có nghĩa là lên dây buông của đàn Zonghu như sau:
Dây trong = số 1 = G = nốt Sòn của khe dưới dòng kẻ phụ số 2 bên dưới khuông nhạc .
Dây ngoài = số 5 = D = nốt Rê của khe dưới dòng kẻ số 1 của 5 dòng kẻ chính của khuông nhạc .
1 = Son G
2 = La A
3 = Si B
4 = Đô C
5 = Rê D
6 = Mi E
7 = Fa F#
0 = nghỉ không làm gì cả .; # = thăng, b = giáng .
Nốt đen xong rồi đến 48 - 58 : giá trị của 1 nốt đen ta lựa chọn vào trong khoảng 48 đến 58
ký hiệu 2 số 4 chồng lên nhau là :
4 .
4 : là bài này họ ký âm vào nhịp 4 4 .
1. ô nhịp đầu tiên :
- số 0 , có 1 gạch đít, 1 chấm dôi: Ta không mà gì cả, ngồi im
- số 6 , 2 gạch đít, có cái vòng trên đầu đến nhóm số 5643: Số 6 này ta kéo nốt Mi móc kép để luyến sang cách nốt sau.
- nhóm số 5643, 2 gạch đít: ta kéo là Rê mí đô si tất cả là móc kép
quy ước về ký hiệu: Cái số 6 có chữ Nhất trên đầu: Là ta sẽ bấm nốt Mi bằng ngón trỏ. Cái số 5 có số 0 nhỏ nhỏ trên đầu ý nói ta ta kéo nốt Rê là dây ngoài buông
2. ô nhịp thứ 2:
- số 2 : nốt Là đen
- dấu gạch ngang - : nghỉ bằng 1 nốt đen
- số 2, 1 gạch đít, 1 chấm dôi : nốt La móc đơn có chấm dôi ( tổng giá trị trường độ = 1 đơn + 1 kép )
- số 3, 2 gạch đít: Si móc kép
(dấu vòng cung nối trên đầu số 2 và số 3 là luyến từ Là sang Si)
- số 1, 1 gạch đít: Sòn móc đơn
- số 1, 2 gạch đít: Sòn kép
số 2 có 2 gạch đít: La kép
(dấu vòng cung nối trên đầu số 1 và số 2 là luyến từ Sòn sang La)
3. Ô nhịp số 3:
- số 3 không gạch đít, có dấu chấm: Si đơn có dấu chấm dôi .
- số 5 có 1 gạch đít : Rê móc đơn
v...v.....
4. ở ô nhịp số 7:
- số 1 có 1 chấm trên đầu, 1 gach dưới đít, 1 chấm dôi bên phải, trên đầu có vòng cung sang số 6. Số 6 này có 2 gạch đít, 1 dấu ký hiệu vuốt thì ta kéo như sau:
Đầu tiên ta kéo nốt Són móc đơn chấm dôi (cao vì có 1 chấm trên đầu ) và vuốt về vị trí nốt Mì móc kép .
v..v.....
Các chữ Hán nhỏ nhỏ ghi là Nhất, Nhị, Tam, Tứ là quy ước số ngón tay trái
Các chữ Hán : Nôi, Ngoại: là ta kéo vĩ vào dây trong (Nội ) hoặc dây ngoài (Ngoại).
(Mình nghỉ tay 1 chút đã, các bạn đọc có gì không hiểu thì hò hét mình )
Có nhiều bài nhạc của Trung Quốc rất hay dành cho Sáo, Guzheng, Pipa, Erhu..v..v...mà họ viết theo hệ thống ký âm số. Điều này làm cho chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong luyện tập.
Hôm nay Hùng tôi dành thời gian viết một số cách hiểu quy ước trong ký âm số của người Trung Quốc trong các bản nhạc. Hy vọng tài liệu nhỏ này sẽ đem đến cho các bạn thêm một sự hiểu biết mới về Âm nhạc. Các bạn có thể chuyển ký âm số thành ký âm 5 dòng kẻ để tập dễ dàng hơn.
Có 4 vấn đề ta nên quan tâm đó là :
1. Cao độ
2. Trường độ
3. Sắc thái
4. Quy ước riêng cho việc diễn tấu từng nhạc cụ: Sáo, Tiêu, Pipa, Roan, Guzheng, Hulusi, Erhu..v..v....như số ngón tay, vị trí dây, vị trí lỗ bấm, hoặc chữ Hán ghi chú điều gì đó,v..v....
(Trong đó thì các vấn đề 1, 2 và 3 thường là quy ước chung, còn 4 là quy ước riêng cho các nhạc cụ hơi, gảy, kéo ..v..v...)
A. Quy ước về Cao độ:
- Người ta sử dụng có 7 con số để chỉ về cao độ nốt nhạc ( từ 1 đến 7)
Thường là tên bài nhạc ghi ở giữa, dưới là tên tác giả, còn góc trên bên trái là quy ước về cao độ. ( ví dụ 1 = C , hay 1 = F , hay 1 = G , hay 1 = F#..v..v.. ) Vậy ta hiểu điều này thế nào ?
Ta sẽ hiểu như sau: Đây là sự quy ước giọng của bản nhạc , các số còn là từ 2 đến 7 ta sẽ tự suy luận ra các nốt nhạc còn lại.
Ví dụ : Nếu họ ghi là 1 = G, như vậy bài này đàn trên giọng Son Trưởng, vậy các số trong bản nhạc sẽ là:
1 = G ; 2 = A ; 3 = B ; 4 = C ; 5 = D ; 6 = E ; 7 = F#
Kết luận: Sẽ có 11 trường hợp mà người ta sẽ ghi số 1 = nốt gì , các số còn lại từ 2 đến 7 chúng ta suy ra từ cao độ của số 1.
- Mỗi con số tượng trưng cho 1 nốt nhạc, để thể hiện âm vực người ta thêm dấu chấm trên đầu ( hoặc dưới chân) số đó
Nếu không có dấu chấm: là ở âm vực trung
Nếu có 1 dấu chấm: là ở âm vực cao lên 1 quãng 8
Nếu có 2 dấu chấm: Là ở âm vực cao lên 2 quãng 8.
Ví dụ ta đọc thấy như sau:
1 : thì ta tấu là nốt Sòn
1 có 1 chấm trên đầu : thì ta tấu là Son ( Son này cao độ ở dòng thứ 2 khuông nhạc)
1 có 2 chấm trên đầu: Thì ta tấu là Són ( Són này cao độ ở khe trên dòng kẻ thứ 5 của khuông nhạc) Như vậy sẽ là G1 G2 G3 (Mình chỉ ví dụ thôi nhé)
B. Quy ước về trường độ:
- con số không có gạch gì cả : trường độ bằng 1 nốt đen
- con số có 1 cái dấu chấm bên cạnh: trường độ dài thêm dấu chấm dôi (1/2) giá trị nốt nhạc
- con số có 1 gạch dưới: trường độ bằng một móc đơn
- con số có 2 gạch dưới: trường độ bằng một móc kép
- con số có 3 gạch dưới: trường độ bằng 1 móc ba ...v..v.....
- Dấu nghỉ : có 2 ký hiệu nói về sự nghỉ
Nghỉ bằng một nốt đen: là 1 cái gạch ngang .
số 0 : ta nghỉ bằng giá trị gạch chân dưới số không, sẽ ra lặng đơn, lặng đôi..v..v...
- hết một ô nhịp là một cái gạch thẳng đứng .
C. Quy ước về sắc thái:
- mạnh, nhẹ: quy ước bình thường như Tân nhạc : mp, pp, p, mf, ff......
- luyến: là cái vòng cung nối trên đầu các con số
- vuốt: là 1 cái dây phẩy nhỏ phía bên trái của con số nốt nhạc (nhìn nó như là cái dấu chấm than (!) đặt chéo đi . Đuôi chấm than chọc vào con số cần vuốt đến.
- Nốt tô điểm, nhịp lấy đà: Là con số (thể hiện cao độ), cái gạch dưới (thể hiện trường độ) được viết nhỏ hơn ở cao hơn bên trái góc trên con số nốt nhạc.
- Tremolo: là cái 3 dấu gạch chéo nhỏ nhỏ ở bên phải của chân con số nốt nhạc .
- ký hiệu :tr trên đầu con số : là bấm nốt thấp và ngón kế tiếp vỗ vào nốt cao hơn liền bậc . Ví dụ như : số 6 có cái chữ tr trên đầu số 6 thì ta bấm nốt E và vỗ ngón tay tiếp theo vào nốt F# .
Giờ ta sẽ khảo sát 1 bài ký âm số cụ thể các bạn nhé.
Giờ chúng ta cùng xem 1 bài ký âm : NHỊ TUYỀN ÁNH NGUYỆT
dành cho đàn Zonghu. Các bạn có thể tự suy luận và áp dụng vào các bản ký âm của nhạc cụ khác cũng được
Ta sẽ đọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải
Phần trên đầu bài họ có ghi là 1 = G (1 5 và một số chữ tiếng Hoa đằng sau mình không biết họ nói gì) . Phần này có nghĩa là lên dây buông của đàn Zonghu như sau:
Dây trong = số 1 = G = nốt Sòn của khe dưới dòng kẻ phụ số 2 bên dưới khuông nhạc .
Dây ngoài = số 5 = D = nốt Rê của khe dưới dòng kẻ số 1 của 5 dòng kẻ chính của khuông nhạc .
1 = Son G
2 = La A
3 = Si B
4 = Đô C
5 = Rê D
6 = Mi E
7 = Fa F#
0 = nghỉ không làm gì cả .; # = thăng, b = giáng .
Nốt đen xong rồi đến 48 - 58 : giá trị của 1 nốt đen ta lựa chọn vào trong khoảng 48 đến 58
ký hiệu 2 số 4 chồng lên nhau là :
4 .
4 : là bài này họ ký âm vào nhịp 4 4 .
1. ô nhịp đầu tiên :
- số 0 , có 1 gạch đít, 1 chấm dôi: Ta không mà gì cả, ngồi im
- số 6 , 2 gạch đít, có cái vòng trên đầu đến nhóm số 5643: Số 6 này ta kéo nốt Mi móc kép để luyến sang cách nốt sau.
- nhóm số 5643, 2 gạch đít: ta kéo là Rê mí đô si tất cả là móc kép
quy ước về ký hiệu: Cái số 6 có chữ Nhất trên đầu: Là ta sẽ bấm nốt Mi bằng ngón trỏ. Cái số 5 có số 0 nhỏ nhỏ trên đầu ý nói ta ta kéo nốt Rê là dây ngoài buông
2. ô nhịp thứ 2:
- số 2 : nốt Là đen
- dấu gạch ngang - : nghỉ bằng 1 nốt đen
- số 2, 1 gạch đít, 1 chấm dôi : nốt La móc đơn có chấm dôi ( tổng giá trị trường độ = 1 đơn + 1 kép )
- số 3, 2 gạch đít: Si móc kép
(dấu vòng cung nối trên đầu số 2 và số 3 là luyến từ Là sang Si)
- số 1, 1 gạch đít: Sòn móc đơn
- số 1, 2 gạch đít: Sòn kép
số 2 có 2 gạch đít: La kép
(dấu vòng cung nối trên đầu số 1 và số 2 là luyến từ Sòn sang La)
3. Ô nhịp số 3:
- số 3 không gạch đít, có dấu chấm: Si đơn có dấu chấm dôi .
- số 5 có 1 gạch đít : Rê móc đơn
v...v.....
4. ở ô nhịp số 7:
- số 1 có 1 chấm trên đầu, 1 gach dưới đít, 1 chấm dôi bên phải, trên đầu có vòng cung sang số 6. Số 6 này có 2 gạch đít, 1 dấu ký hiệu vuốt thì ta kéo như sau:
Đầu tiên ta kéo nốt Són móc đơn chấm dôi (cao vì có 1 chấm trên đầu ) và vuốt về vị trí nốt Mì móc kép .
v..v.....
Các chữ Hán nhỏ nhỏ ghi là Nhất, Nhị, Tam, Tứ là quy ước số ngón tay trái
Các chữ Hán : Nôi, Ngoại: là ta kéo vĩ vào dây trong (Nội ) hoặc dây ngoài (Ngoại).
(Mình nghỉ tay 1 chút đã, các bạn đọc có gì không hiểu thì hò hét mình )
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc