Chào các bạn! hẳn là thời gian qua có nhiều người thấy băn khoăn, khó hiểu về cách đọc nhạc số Trung Quốc...
Tuy rằng mục "nhạc số China" có rất nhiều bài hay, nhiều tài liệu bổ ích nhưng có vẻ nó không giúp gì nhiều cho các bạn trong việc thổi sáo. (Ngoài một số bạn đã hỏi trực tiếp mình, mô tả cách đọc dễ hiểu nhất)
Hôm nay, ngày lành tháng tốt
mình xin giới thiệu cho các bạn cách đọc loại sheet này một cách chi tiết và vô cùng dễ hiểu. Mình có thể khẳng định nó còn dễ đọc hơn sheet nhạc bình thường rất nhiều. Các bạn chú ý nhé! đầu tiên mình xin lấy một sheet nhạc bên dưới làm mẫu.
Các bạn quan sát nhé, phía góc trên, bên trái của sheet có ghi 1=C (4/4)
ý nghĩa là gì? rất đơn giản, dòng này giúp các bạn chọn sáo để thổi cho hợp với beat đấy! 1=C có nghĩa là tone C (nhưng mà chú ý là tone C theo quy ước của người Trung Của nha
) Cách quy ước tone sáo của người Trung Của là họ lấy note của lỗ thứ 3 từ dưới lên trên hàng lỗ bấm làm tone của sáo (bình thường với sáo Đô thì lỗ ấy là note Fa đấy), Vì vậy Nếu sáo mình gọi là tone C thì Trung Quốc là tone Fa nha. Từ đó bạn thử đoán xem tone C của Trung Quốc thì Việt Nam ta gọi là tone gì nào?.......(câu trả lời là tone Sol)
Như vậy các bạn biết cây sáo nên sử dụng để chơi bài này là sol (trầm nhé)
ngoài ra các bạn thấy họ ghi 4/4. Ý nghĩa là nhịp của bài này. Bạn nào thuộc nhạc rồi thì ko cần quan tâm lắm đến cái này!
Bây giờ vào vấn đề quan trọng nhất, là đọc cái sheet khỉ gió này như thế nào? hì hì, cách quy ước của nó đơn giản lắm nhé, các bạn hiểu như sau:
Số 0: là một khoảng lặng (note lặng), bạn gặp cái này thì dừng một nhịp ko thổi
Số 1: là bạn bấm 3 ngón tính từ trên xuống (nếu là sáo đô VN thì bạn hiểu là note fa)(thổi bình thường)
Số 2: là bạn bấm 2 ngón (thổi bình thường)
Số 3: thả thêm ngón nữa (tức là chỉ bấm ngón trỏ tay trái (với ai chơi sáo thuận tay)(thổi bình thường)
Số 4: các bạn phải bấm theo thế của note si giáng (tính với sáo đô VN), tức là 0xxxx0 (bấm 4 lỗ giữa) (thổi bình thường)
Số 5: bịt 6 ngón (thổi mạnh- bạn hiểu là lên quãng 2 theo quy ước của VN)
Số 6: bịt 5 ngón (nếu là sáo đô VN thì đó là ứng với note rê) (thổi mạnh- bạn hiểu là lên quãng 2 theo quy ước của VN)
Số 7: bịt 4 ngón (nếu là sáo đô VN thì đó là ứng với note mi) (thổi mạnh- bạn hiểu là lên quãng 2 theo quy ước của VN)
đó là ý nghĩa cách thổi của 7 con số, theo cách quy ước này, chúng ta không cần quan tâm note đó là note gì, mà chỉ cần cầm đúng loại sáo, và bấm đúng theo cách bấm ứng với con số đó thì đã thổi đúng rồi đó. (Dễ không? )
Ngoài ra bạn còn cần chú ý một số chỗ nữa, đó là những chỗ có dấu chấm (.) ở đưới con số hoặc trên đầu con số. Ý nghĩa có nó như sau:
Nếu là chấm ở dưới thì cùng note đó nhưng hạ xuống 1 quãng 8
Nếu là chấm ở trên thì cùng note đó tăng lên 1 quãng 8.
Để dễ hiểu hơn vấn đề này, các bạn nhìn vào bản nhạc bên dưới (bắt đầu thổi từ chỗ có chữ, đoạn đầu là nhạc dạo), các số ko có chấm các bạn thổi bình bình thường theo quy tắc, đến số 6 ở dòng 3 có chấm ở dưới thì các bạn chơi ở quãng 8 thấp hơn tức là các bạn bấm theo quy tắc và thổi nhẹ bình thường (tức là ở quãng tám thứ nhất theo quy ước của VN), tương tự đoạn nhạc sau.... Các bạn đã hiểu rồi đấy! nào hãy xem từng topic nhạc số xem bài nào hay thì chiến thôi hehe
(Đây là do em trích dẫn của bác Cường admin bên diễn đàn Tieusao.com)