06-01-2013, 07:49 AM
Hôm nay "dở zời", saomuc mạn phép lại mở thêm một topic để anh em gần xa, các bậc tiền bối lão thành cùng vào đàm đạo, chém gió cho thêm không khí những ngày hè.
Như tiêu đề topic, điều saomuc muốn cùng thảo luận ở đây là ưu, nhược điểm của sáo trúc (Việt Nam) trong việc diễn tấu so với các nhạc cụ khác. Saomuc xin đưa ra ưu điểm đầu tiên:
- Khả năng luyến, láy cực tốt mà ít nhạc cụ nào bắt kịp. Nếu piano, guitar chỉ cần chơi chuẩn note, nhịp phách (chứ chưa cần nói đến cường độ sắc thái) thì nghe đã êm tai rồi. Còn đối với riêng sáo trúc, nếu chỉ có thế, thì nghe tiếng cứ ngang phè phè, đôi lúc còn gây cảm giác khó chịu cho người nghe ở những nốt cao, và đó là lý do vì sao, những người mới tập sáo trúc hay bị chọi đá nhiều hơn là những người mới tập guitar, piano. Vì khả năng luyến láy như vậy, sáo trúc phù hợp diễn tấu những thể loại chậm, buồn, tự sự, và tần suất sử dụng nốt hoa mỹ của sáo trúc ở những thể loại như vậy (và cả những thể loại vui, nhanh, véo vót, líu lo) xuất hiện với cường độ cao (đôi lúc khó mà ký âm hết những nốt hoa mỹ này). Những nốt hoa mỹ này tùy vào trình độ của người diễn tấu mà tự thêm vào sao cho hay, không khô quá cũng không được ướt nhèm nhẹp... Nghệ sĩ sáo Dương Tuấn từng nói nếu các cây giai điệu chỉ chơi... đúng giai điệu thì âm nhạc không khác gì bộ xương khô, điều này lại càng đúng với sáo, phải không các bác ?
Các bác cứ mạnh dạn nêu ra những ưu, nhược điểm khác của sáo trúc trong việc diễn tấu đi.
Như tiêu đề topic, điều saomuc muốn cùng thảo luận ở đây là ưu, nhược điểm của sáo trúc (Việt Nam) trong việc diễn tấu so với các nhạc cụ khác. Saomuc xin đưa ra ưu điểm đầu tiên:
- Khả năng luyến, láy cực tốt mà ít nhạc cụ nào bắt kịp. Nếu piano, guitar chỉ cần chơi chuẩn note, nhịp phách (chứ chưa cần nói đến cường độ sắc thái) thì nghe đã êm tai rồi. Còn đối với riêng sáo trúc, nếu chỉ có thế, thì nghe tiếng cứ ngang phè phè, đôi lúc còn gây cảm giác khó chịu cho người nghe ở những nốt cao, và đó là lý do vì sao, những người mới tập sáo trúc hay bị chọi đá nhiều hơn là những người mới tập guitar, piano. Vì khả năng luyến láy như vậy, sáo trúc phù hợp diễn tấu những thể loại chậm, buồn, tự sự, và tần suất sử dụng nốt hoa mỹ của sáo trúc ở những thể loại như vậy (và cả những thể loại vui, nhanh, véo vót, líu lo) xuất hiện với cường độ cao (đôi lúc khó mà ký âm hết những nốt hoa mỹ này). Những nốt hoa mỹ này tùy vào trình độ của người diễn tấu mà tự thêm vào sao cho hay, không khô quá cũng không được ướt nhèm nhẹp... Nghệ sĩ sáo Dương Tuấn từng nói nếu các cây giai điệu chỉ chơi... đúng giai điệu thì âm nhạc không khác gì bộ xương khô, điều này lại càng đúng với sáo, phải không các bác ?
Các bác cứ mạnh dạn nêu ra những ưu, nhược điểm khác của sáo trúc trong việc diễn tấu đi.