Bài viết: 55
2
Tham gia: Mar 2017
Danh tiếng:
2
(04-28-2017, 10:47 AM)BaGaiLeeLỳ Đã viết: Cái này mà giải thích khoa học thì em cũng khó nói, nhưng đo đạc trực quan bằng tuner thì thấy kết quả là 2 bên lệch nhau như vậy. Giả thiết đặt ra ở đây có lẽ là thầy Hoàng Anh thường chơi sáo C5 hơn là chơi tiêu C4 nên lực nén của hơi thổi vốn dĩ mạnh mẽ hơn nhiều so với 1 người chỉ thường thổi tiêu như em (ngược lại em cầm lên sáo thầy ấy thổi cũng thấy cây sáo ấy bị thấp hẳn đi, có lẽ là do tia hơi của em không mạnh bằng thầy ấy). Trước mắt nhận định của em là vậy.
Cảm ơn LHS đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm bản thân. Có lẽ mình phải tìm cách tự làm thực nghiệm thôi. LHS hay ai đó có thể chỉ cho mình chỗ nào bán nứa đã phơi khô, rửa sạch, và uốn thẳng rồi không, chỉ khoét lỗ nữa là xong. Khi nào có người quen ở VN sang chơi thì mình sẽ nhờ mua dùm. Cảm ơn mọi người
(04-28-2017, 12:13 PM)lehuuhung Đã viết: Mình không hiểu các bạn thảo luận về chuyện này để thêm hiểu biết gì ?
1. Cái ống không đổi về thể trạng.
2. Không khí trong phòng không thay đổi độ ẩm, áp suất và các thông số linh tinh.
3. Tuner để cùng 1 chuẩn.
4. Lần lượt giao cho 2 người bơm là bạn Nguyễn Hoàng Anh và bạn Lê Hồng Sơn.
5. Tuner thu được các dao động khác nhau khi cùng 1 thế bấm. Mà nội hàm trong 1 bạn bơm thì cũng không thiết lập được quãng âm nhạc như bạn còn lại.
Bạn HatCatMeSao ơi, bạn xem lại xem chứ sự nghiên cứu này thừa rồi, bạn có đo đạc thật cẩn thận xong cũng không để ứng dụng được.
Ví dụ vẫn căn phòng ấy, vẫn không khí ấy, vẫn cái ống ấy, vẫn Tuner chuẩn ấy, giao cho 1 cặp khác là bạn Cao Trí Minh và bạn Mão Mèo bơm. Không lẽ dao động nó lại là y chang như cặp số 1 Nguyễn Hoàng Anh và bạn Lê Hồng Sơn ư ?
Vậy chuyện này có nghiên cứu tỉ mỉ cũng không để làm gì vì không ứng dụng chế tạo hoặc vận hành đâu cả bạn thân mến ạ.
Có lẽ lehuuhung không phải là người làm khoa hoc rồi
Bài viết: 80
9
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
0
Em thích giải thích của thầy Sơn:
"Theo thầy Sơn:
Thổi sáo chuẩn là tuỳ thuộc vào môi của mỗi người.
Vì thế có nhiều "sáo sĩ " chuyên nghiệp phải đến tận nơi gặp thầy khi họ nâng ống sáo tần số 440 (theo môi thổi của thầy Sơn), xem họ thổi xem có chuẩn ở 440 hay thấp, hoặc cao bao nhiêu số thì thầy Sơn làm theo môi của họ để họ thổi chuẩn 440..như vậy khi họ vào dàn nhạc sẽ chuẩn với các nhạc cụ khác đều lấy dây 440. Cũng có người thổi chuân 440 khi thầy Sơn làm cây sáo đó ở 435 (theo môi thổi của thầy Sơn) . . ."
http://damsan.net/showthread.php?tid=3443 (post#7)
Bài viết: 55
2
Tham gia: Mar 2017
Danh tiếng:
2
(04-29-2017, 06:43 AM)David Dang Đã viết: Em thích giải thích của thầy Sơn:
"Theo thầy Sơn:
Thổi sáo chuẩn là tuỳ thuộc vào môi của mỗi người.
Vì thế có nhiều "sáo sĩ " chuyên nghiệp phải đến tận nơi gặp thầy khi họ nâng ống sáo tần số 440 (theo môi thổi của thầy Sơn), xem họ thổi xem có chuẩn ở 440 hay thấp, hoặc cao bao nhiêu số thì thầy Sơn làm theo môi của họ để họ thổi chuẩn 440..như vậy khi họ vào dàn nhạc sẽ chuẩn với các nhạc cụ khác đều lấy dây 440. Cũng có người thổi chuân 440 khi thầy Sơn làm cây sáo đó ở 435 (theo môi thổi của thầy Sơn) . . ."
http://damsan.net/showthread.php?tid=3443 (post#7)
Cảm ơn David đã chia sẻ. Nhưng đây chỉ là "hiện tượng" quan sát được mà thôi. Mình quan tâm tới "nguyên nhân" dẫn đến "hiện tượng" này. Trong cái link http://newt.phys.unsw.edu.au/jw/fluteacoustics.html mình quote ở trang 1 post #8 có viết (định tính) như sau:
==========================================================================
'Lipping' up and down
The design of a flute involves compromises and many notes require slight pitch adjustment by the player. (See Tuning woodwinds.) Players lower the pitch mainly by a combination of drawing the chin back or pushing it forward, rolling the flute's embouchure hole towards them or away and changing the jet geometry. These actions do several things: (i) they increase the fraction of the embouchure hole that is covered by the lower lip, thereby decreasing the size of the hole opening to the atmosphere, (ii) they decrease the solid angle available into which the sound wave can radiate (informally: they 'get in the way of' the radiation), and (iii) they decrease the length and change the angle of the jet .
Effects (i) and (ii) increase the effective length of the flute and so make the resonant frequencies lower and the note flatter. Rolling the embouchure away and/or extending the lower jaw have the reverse effects, and so raise the pitch. Technically, these actions work because they change the radiation impedance at the embouchure: when a note is 'lipped down', the embouchure hole is "less open" (both the hole and angle are smaller so there is more impedance to radiation from the bore to the external field). The effects of the jet itself are more complicated.
==========================================================================
Mình đang tìm hiểu về ảnh hưởng của làn hơi tới cao độ của nốt nhạc.
Bài viết: 55
2
Tham gia: Mar 2017
Danh tiếng:
2
(04-27-2017, 02:03 PM)BaGaiLeeLỳ Đã viết: - Đợt em test với thầy Hoàng Anh thì cây tiêu ấy vốn dĩ chuẩn theo hơi em là 442, nhưng qua làn hơi của thầy ấy thì nó cao đều lên hết thành chuẩn 450, ở tất cả các nốt.
Câu này của LHS, đặc biệt là phần tô đậm, làm mình confused. Ý LHS là "tất cả các nốt" đều bị cao lên theo cùng 1 tỷ lệ?
Theo cách giải thích của mình thì những lỗ gần miệng thổi sẽ bị thay đổi (cao/thấp) nhiều hơn là những lỗ xa miệng thổi. Ví dụ sự khác biệt f_NSHA(A4)-f_LHS(A4) có thể sẽ nhiều hơn là f_NSHA(D5)-f_LHS(D5) mặc dù f(D5) > f(A4) , ở đây f_NSHA và f_LHS là tần số nốt được thổi ra bởi NS Hoàng Anh và bởi LHS.
Lý do là vì f ~ v/L, một luồng hơi mạnh có thể làm cho length L ngắn đi 1 khoảng là delta_L (L - delta_L gọi là effective length). Khi so sánh nốt D và A, nốt A có L(A) ngắn hơn nốt D có L(D)
f(A) ~ v/L(A) sẽ trở thành f_new(A) ~ v/(L(A)-delta_L)
f(D) ~ v/L(D) sẽ trở thành f_new(D) ~ v/(L(D)-delta_L)
vì L(A) < L(D) nên sự thay đổi tần số của nốt A sẽ nhiều hơn là nốt D.
Tuy nhiên, có thể là do khi thổi lên D5 thì phải dùng hơi mạnh hơn, cho nên delta_L(A4) có thể < delta_L(D5). Nhưng mình không nghĩ rằng sự thay đổi này có thể bù đắp cho tỷ lệ L(D)/L(A). Do đó mình vẫn nghĩ là những lỗ gần miệng thổi sẽ bị thay đổi (cao/thấp) nhiều hơn là những lỗ xa miệng thổi.
Mong LHS và mọi người cho biết ý kiến. Cảm ơn mọi người
Bài viết: 55
2
Tham gia: Mar 2017
Danh tiếng:
2
Mình nghĩ là những khúc mắc của mình đã đi sâu vào Acoustics, một lĩnh vực mà ít người trong diễn đàn quan tâm đến. Do đó, mình xin phép dừng ở đây. Cảm ơn LHS, David, lehuuhung, và mọi người đã quan tâm. Nếu có điều kiện thì mình sẽ tự mày mò thực nghiệm xem có thể hiểu thêm gì không.
Qua trao đổi với LHS, và cũng tham khảo thêm nhiều tài liệu online, mình NGỘ ra rằng có lẽ không có cây sáo CHUẨN đúng nghĩa. Do đó các quảng cáo CHUẨN của một số shop sáo chỉ là "cho vui" và "lừa tình" thôi. Mình cũng đã bị "lừa tình" mấy lần rồi . Tuy nhiên, cũng qua đó mà mình đã đến với diễn đàn DAMSAN, coi như trong cái rủi cũng có cái may .
Mình có một món quà nhỏ gửi tặng LHS và mọi người. Mình thường thì nhìn sheet nhạc để thổi sáo, nếu cần đổi tone và bài nhạc dễ thì mình chỉ đổi trong đầu thôi. Tuy nhiên bài này hơi khó nên mình viết cảm âm, nhân đây chia sẻ cho mọi người. Nếu LHS hay ai đó có chơi thì quay video cho mình coi với nhé. Bài này mình nghĩ có 2 cây tiêu/sáo tiếp hơi và chơi bè chắc là hay lắm, chứ mình thổi một mình từ đầu tới cuối ná thở luôn (cũng có lẽ tại mình đã già rồi )
Xin cảm ơn mọi người
Bài viết: 55
2
Tham gia: Mar 2017
Danh tiếng:
2
05-03-2017, 12:27 AM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 05-03-2017, 12:29 AM {2} bởi HatCatMeSao.)
Dòng Sông Xanh (nhạc Johann Strauss II, lời Phạm Duy)
(Bản gốc bắt đầu bằng D, 2 & 3 là quãng 2 và 3 trên tiêu/sáo)
F A C2 C2 (C3 C3 A2 A2) F F A C2 C2 (C3 C3 Bb2 Bb2)
Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh
E E G D2 D2 (D3 D3 Bb2 Bb2) E E G D2 D2 (D3 D3 A2 A2)
Một dòng nồng ý biếc, một dòng sầu mấy kiếp
F F A C2 F2 F F A C2 F2
Một dòng trời xao xuyến, một dòng tình thương mến
G G Bb D2 D2 B C2 A2 F2 A A G D2 C2 F
Một dòng còn quyến luyến, một dòng nhớ Quay về miền đời lúc mơ huyền
F2 E2 E2 D2 D2 D2 C#2 C#2 D2 D2 G G A G G G D2 C2
Ánh dương lên xôn xao, hai ven bờ sông sâu Cười ròn tiếng người, đẹp lòng sớm mai
F2 E2 E2 D2 D2 D2 E2 G2 F2 F2 B D2 D2 C2 B A-F-D A G C2
Những cô em tươi môi ngồi giặt yếm yên vui Thả ý thắm theo người chở gió về xuôi
F2 E2 E2 D2 D2 D2 C#2 C#2 D2 D2 G G A G G G D2 C2
Hát vang lên cho vui, cô nàng ngồi bên tôi Đời là khúc nhạc, đời là tiếng thơ
F2 E2 E2 D2 D2 D2 E2 G2 F2 F2 B D2 D2 C2 B A-F-D A G C2
Nước sông reo như ru cuồn cuộn sóng trôi xa Là tiếng hát mơ hồ mời đón lòng ta
[ C2 Bb C2 Bb C2 A2 G2 C2 A C2 A C2 G2
Sông về sông dào dạt ý Hát tang bồng theo tầu mà đi
F2 C2 Bb C2 Bb C2 A2 G2 C2 F2 G2 A2 C3 Bb2 A2 G2 F2
Ai giang hồ sau ngàn hải lý Lỡ tình duyên nơi đâu đó ghé qua kinh kỳ] (x2)
F2 F#2 F2 Eb2 C#2 C2 Bb Eb2 Eb2 Bb Ab Ab F2 F#2 F2 Eb2 C#2 C2 Bb A A Bb C#2 C2
Ôi, mắt em hoe như mây chiều rơi, rơi vàng lòng đời Ôi, mắt em xanh như đêm dài, để người quên kiếp mai
C2 Bb C2 Bb C2 A2 G2 C2 A C2 A C2 G2
Sông về, sông cười ròn tiếng Yêu mối tình bên bờ thành Vienne
F2 C2 Bb C2 Bb C2 A2 G2 C2 F2 G2 A2 C3 Bb2 A2 G2 F2
Đôi giang hồ quay về bờ bến Ngỡ mình vui trong ánh sáng muôn sao Thiên Đàng
F D2 D2 F2 Eb2 D2 F F F F D2 D2 G2 F2 Eb2 A A A
Ngày ấy, có tiếng ai khoan hò thuyền về Ngày ấy, có dáng em soi dòng chiều hè
A Eb2 Eb2 A2 G2 Bb2 D2 D2 D2 D2 C2 C2 C#2 C#2 D2
Ngày ấy, có tiếng ta hát gọi tình về Nước sông miên man trôi đi
F D2 D2 F2 Eb2 D2 F F F F D2 D2 G2 F2 Eb2 A A A
Ngày ấy, lúc đến với em một lời thề Ngày ấy, lúc nói với em một chuyện gì
A Eb2 Eb2 A2 G2 Bb2 D2 D2 D2 D2 C2 C2 C#2 C#2 D2
Ngày ấy, lúc vui cuộc sống nhịp tràn trề Nước sông miên man trôi đi
D2 Eb2 D2 D2 C2 B C2 D2 C2 C2 Bb A Bb F2 Eb2 Eb2 Eb2 Eb2 D2 D2
A …………………………………………............... A ! Em ơi ! Em ơi ! Yêu đi !
D2 C2 B C2 D2 C2 C2 Bb A Bb Bb2 A2 A2 A2 G2 F2 F2
A ……………………………...........… A! Có sóng nước trên sông ghi
D2 C2 B C2 D2 C2 C2 Bb A Bb F2 Eb2 Eb2 Eb2 Eb2 D2 D2
A …………………………............…… .A ! Em ơi ! Em ơi ! Ra đi !
D2 C2 B C2 D2 C2 C2 Bb D2 Bb2 A2 G2 Eb2 D2-C2 Bb
A …………………………..........….. A ! Nước cũ đón đưa về
Eb-Ab-C2-Eb2 Ab2 G2 F2 E2 F2 G2 G2 E2 F2 G2 G2 D2 Eb2 F2 Eb2
Người hỡi! Ánh trăng rụng không tới nước Vì đêm rét mướt, dòng sông lắng câm
Eb-Ab-C2-Eb2 C3 Bb2 Ab2 G2 Ab2 Bb2 Bb2 Ab2 C2 F2 Eb2 Bb C2 Ab
Người hỡi! Giúp nhau mở đôi mắt ướt Ngắm cầu nhớ sông im cúi gầm
Eb2 D2 Eb2 Eb2 D2 Eb2 Ab2 C2 C#2 F2 G Bb C2 C#2 F2 G Bb-C2-C#2-D2 Eb2
Đi về đâu? Đi về đâu? Nước lặng khô cứng đờ Màn tang buông tuyết phủ Người ơi!
Eb2 D2 Eb2 C3 Eb2 D2 Ab2 Ab2 G2 F2 F2 F2 Eb2 Ab
Đi về đâu? Kiếp tù đầy nước giá Xót thương cho cây khô nghèo
C2 D2 E2 F2 A C2 F2 A C2 F2 E2 D2 E2 G C2 E2 G C2 E2
Rồi đàn chim xanh từ trời thanh về vờn quanh Gió Đông chết ngoài sông mới, mùa Xuân tới
D2 C2 B D2 B2 A2 F2 E2 D2 C2 B C2 D2 Eb2 E2 F#2 G2
Ai mơ hồ ngũ kỹ, mau ra đời Bông hoa đầu rụng rơi trên sông xanh lơ
E2 E2 E2 G-B-C2-D2 E2 E2 F2 A-C#2-D2-E2 F2 F2 A2 G2 E2 A2 G2 F2 E2
Đi! Ta đi, cùng đi theo sông, vờn sóng nước biếc Theo nhịp sóng vui tưng bừng
E2 E2 E2 G-B-C2-D2 E2 E2 F2 A-C#2-D2-E2 F2 A2 C3 B2-A2 A2 G2 F#2 F2-E2 D2 C2
Sông vi vu, u u vui nghe tầu hú u hú Sẽ đưa ta đi nơi xa mờ
F A C2 C2 (C3 C3 A2 A2) F F A C2 C2 (C3 C3 Bb2 Bb2)
Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh
E E G D2 D2 (D3 D3 Bb2 Bb2) E E G D2 D2 (D3 D3 A2 A2)
Một dòng nồng ý biếc, một dòng sầu mấy kiếp
F F A C2 F2 F F A C2 F2
Một dòng trời xao xuyến, một dòng tình thương mến
G G Bb D2 D2 B C2 A2 F2 A A G D2 C2 F
Một dòng còn quyến luyến, một dòng nhớ Quay về miền đời lúc mơ huyền (cũng có thể kết : mơ huyền (C2 F) thành huyền mơ (C2 F2))
Bài viết: 591
24
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
2
Bạn nên dừng lại là đúng. Chúc mừng bạn đã sớm nhận ra điều đó. Chúc bạn bình an và luôn nhớ về bọn tớ nhé.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Bài viết: 591
24
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
2
Tớ cũng có 5 món quà nhỏ gửi tặng bạn HatCatMeSao khi bạn chia tay bọn tớ.
Quà đơn giản chỉ là thế này thôi. Bạn nhớ lấy:
1. Không có cây trúc nào trên hành tinh này chế tạo ra nhạc cụ tiêu, sáo.
2. Khi sử dụng nhạc cụ tiêu, sáo chưa bao giờ loài người trên hành tinh này thổi được nổi 2 nốt nhạc. Bạn thử từ hôm nay đến lúc bạn chết xem bạn có thổi được nổi 2 nốt nhạc không nhé. Khi bạn chết, con bạn nó cũng thổi cả đời cũng chỉ được 1 nốt nhạc, khi con bạn chết, cháu bạn cũng thổi cả đời cũng chỉ được 1 nốt nhạc. Mãi mãi như vậy.
3. Muốn thổi đúng 1 nốt nhạc thì phải nốt nhạc đó luôn phô với tần số gốc.
4. Không bao giờ làm nô lệ cho cái phần mềm miễn phí hoặc bất kỳ cái máy đo tần số nào. Bạn hãy trở thành nó thì lập tức nó sẽ trở thành nô lệ cho bạn.
5. 04 yếu tố cấu thành nốt nhạc:
Cao độ;
Trường độ;
Cường độ;
Sắc thái.
Trong 4 yếu tố trên đây thì yếu tố Cao độ là quan trọng nhất. Sự tồn tại của nó quyết định đến sự xác lập 3 yếu tố còn lại.
Bạn hãy giữ 5 món quà này như kỷ niệm nhỏ với Lê Hữu Hùng của diễn đàn Damsan.net. Bạn chỉ cần tri giác 05 điều này trong đầu là bạn luôn làm chủ mọi cuộc tranh luận tào lao, không bao giờ bị cuốn theo các cuộc tranh luận tào lao tại Damsan.net. Chúc bạn bình an gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Bài viết: 591
24
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
2
@BaGaiLeeLỳ: Bạn Lê Hồng Sơn nên xem lại:
" Đợt em test với thầy Hoàng Anh thì cây tiêu ấy vốn dĩ chuẩn theo hơi em là 442, nhưng qua làn hơi của thầy ấy thì nó cao đều lên hết thành chuẩn 450, ở tất cả các nốt ".
Cái này bạn Sơn xem lại, bạn nói sai rồi. 1 cái ống mà đã chuẩn với dao động 442Hz thì không thể chuẩn với dao động 450Hz (và ngược lại).
Do đó:
- Nguyễn Hoàng Anh thổi đúng thì Lê Hồng Sơn thổi phô.
- Lê Hồng Sơn thổi đúng thì Nguyễn Hoàng Anh thổi phô.
Khoa học tự nhiên nó là thế. Không khác được.
Trên đời này không có cái ống nào lại chuẩn với 4xxHz lại chuẩn với 4yyHz. Đó là bạn Sơn mới nêu ra cái âm A4, còn cao độ các nốt nhạc khác thì bạn lại bị quên đo cao độ. Không thể phán bừa rằng bạn Hoàng Anh thổi cao đều lên hết thành chuẩn 450, ở tất cả các nốt.
Các nốt nhạc đã quan hệ đúng với 442 thì chúng sẽ không bao giờ xác lập quan hệ đúng với 450. Chuyện rất nhỏ nhưng khoa học, rất mong bạn Sơn xem lại, không nên gây ra sự hiểu nhầm cho mọi người nữa.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Bài viết: 1,627
84
Tham gia: Feb 2012
Danh tiếng:
6
(04-29-2017, 08:00 AM)HatCatMeSao Đã viết: (04-27-2017, 02:03 PM)BaGaiLeeLỳ Đã viết: - Đợt em test với thầy Hoàng Anh thì cây tiêu ấy vốn dĩ chuẩn theo hơi em là 442, nhưng qua làn hơi của thầy ấy thì nó cao đều lên hết thành chuẩn 450, ở tất cả các nốt.
Câu này của LHS, đặc biệt là phần tô đậm, làm mình confused. Ý LHS là "tất cả các nốt" đều bị cao lên theo cùng 1 tỷ lệ?
Theo cách giải thích của mình thì những lỗ gần miệng thổi sẽ bị thay đổi (cao/thấp) nhiều hơn là những lỗ xa miệng thổi. Ví dụ sự khác biệt f_NSHA(A4)-f_LHS(A4) có thể sẽ nhiều hơn là f_NSHA(D5)-f_LHS(D5) mặc dù f(D5) > f(A4) , ở đây f_NSHA và f_LHS là tần số nốt được thổi ra bởi NS Hoàng Anh và bởi LHS.
Lý do là vì f ~ v/L, một luồng hơi mạnh có thể làm cho length L ngắn đi 1 khoảng là delta_L (L - delta_L gọi là effective length). Khi so sánh nốt D và A, nốt A có L(A) ngắn hơn nốt D có L(D)
f(A) ~ v/L(A) sẽ trở thành f_new(A) ~ v/(L(A)-delta_L)
f(D) ~ v/L(D) sẽ trở thành f_new(D) ~ v/(L(D)-delta_L)
vì L(A) < L(D) nên sự thay đổi tần số của nốt A sẽ nhiều hơn là nốt D.
Tuy nhiên, có thể là do khi thổi lên D5 thì phải dùng hơi mạnh hơn, cho nên delta_L(A4) có thể < delta_L(D5). Nhưng mình không nghĩ rằng sự thay đổi này có thể bù đắp cho tỷ lệ L(D)/L(A). Do đó mình vẫn nghĩ là những lỗ gần miệng thổi sẽ bị thay đổi (cao/thấp) nhiều hơn là những lỗ xa miệng thổi.
Mong LHS và mọi người cho biết ý kiến. Cảm ơn mọi người
Xin thứ lỗi vì em lu bu với công việc và cũng bởi mải chém gió trên Facebook mà quên vào đây hồi đáp bác ạ. Việc này 1 cách định tính là em thấy do em và thầy Hoàng Anh tập luyện cũng đã lâu nên đều quen thuộc với tỷ lệ cao độ của các nốt, nên khi nó không phù hợp chút đỉnh thì tự động biết tăng giảm cường độ làn hơi để khiến cho nó "cao đều lên", hoặc "thấp đều xuống" .
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan
|