Bài viết: 1,627
84
Tham gia: Feb 2012
Danh tiếng:
6
(04-10-2017, 10:19 PM)lehuuhung Đã viết: Lạ thật ??? Sao không hề thấy bạn nào trả lời các câu hỏi của bạn HatCatMeSao ?
Bạn nào trả lời câu hỏi số 1 đi.
Đợi thiên tài như huynh trả lời đó đại ca Hùng à !!! Khửa khửa khửa
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan
Bài viết: 55
2
Tham gia: Mar 2017
Danh tiếng:
2
(04-10-2017, 05:13 PM)BaGaiLeeLỳ Đã viết: Khớp nối cho sáo trúc (flute thì đỡ hơn ) chỉ có hiệu quả trong tầm thay đổi từ 437 đến 447, ngoài tầm ấy thì mọi thay đổi đều dẫn đến sự lệch quãng lớn khó chấp nhận được như đã nói ở bài trước đấy bác, mình đã test thực tế nhiều lần cho việc này từ Flute đến sáo trúc và Dizi rồi bác. Cho nên làm chuẩn ở 442 mà mang qua nơi khiến nó chỉ còn 427 thì em nghĩ cũng là khó cứu đấy bác.
3. Muốn lấy được âm quãng cao tốt thì buộc nó phải nhỏ đường kính lòng ống và mỏng thân thôi bác (flute cũng vậy), sáo Việt Nam hiện nay thiên về quãng nên chuyện lấy nòng 12~13 mm làm C5 cũng là dễ hiểu thôi bác. Cho nên bác hoàn toàn có thể theo cách của TQ để lấy cây A4 làm C5 nếu bác không có nhu cầu đu lên mấy nốt cao chói lọi như Fa3, Sol3.
4. Cây sáo mà bác cần nó khá giống với ý tưởng của Glissando Flute, mời bác xem video cho rõ hơn :
Một lần nữa thành thật cảm ơn Admin LHS đã nhiệt tình giải đáp những thắc mắc của mình.
Mình đã hỏi thêm về sáo khớp nối là vì ở bài trước LHS nói về flute, còn mình thì muốn biết về sáo khớp nối VN. Xin lỗi LHS nếu có hiểu lầm, mình xa VN cũng 25 năm rồi nên tiếng Việt của mình là của 25 năm trước và có lẽ hơi khác với tiếng Việt mà mọi người đang sử dụng.
Về câu 3, sáo C5 dùng ống A4, mình xin hỏi thêm là nếu làm được thì cách tính khoảng cách các lỗ có khác nhiều không? Trong physics thì frequency được tính dựa trên v_s and L, nhưng trên thực tế mình nghĩ là có thay đổi vì cây dizi F và cây C5 VN của mình có khoảng cách lỗ hơi khác nhau chút.
Tiên đây mình cũng thắc mắc về các ký hiệu notes cho tiêu sáo mà mọi người đang dùng, các ký hiệu này trùng lập với các ký hiệu dùng trong nhạc lý nhưng lại có nghĩa khác. Ví dụ LHS viết Fa3, Sol3 là để chỉ F7, G7 trên cây sáo C5 (và dĩ nhiên sẽ là notes khác trên cây sáo có tone khác) chứ không phải F3, G3 trong nhạc lý. Mình xin hỏi là các bạn có nghĩ đến việc thay đổi hay sử dụng ký hiệu khác để có thể thống nhất với nhạc lý tiêu chuẩn hay ít nhất không bị trùng lập hay conflict gây hiểu lầm không?
Về câu 4, sáo thổi note nào mở note đó, mình đã xem clip LHS suggested, và cũng đọc thêm 1 vài tài liệu về Glissando Headjoint online. Theo mình hiểu thì cái Headjoint này là để "kéo" từ 1 note qua note kế tiếp (bằng cách thay đổi L) giống như là kỹ thuật "nhéo dây" hay được sử dụng trong electric guitar. Mình không thấy sự liên hệ giữa Glissando Headjoint và câu hỏi số 4 của mình. LHS có thể giải thích thêm được không?
Chúc LHS và mọi người luôn vui khỏe
Bài viết: 55
2
Tham gia: Mar 2017
Danh tiếng:
2
(04-10-2017, 10:19 PM)lehuuhung Đã viết: Lạ thật ??? Sao không hề thấy bạn nào trả lời các câu hỏi của bạn HatCatMeSao ?
Bạn nào trả lời câu hỏi số 1 đi.
Chào lehuuhung,
Cảm ơn bạn đã quan tâm. Admin LHS đã trả lời các câu hỏi của mình.
Chúc bạn luôn vui khỏe
Bài viết: 592
24
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
2
@HatCatMeSao: Quả thật là mình tìm không thấy ở chỗ nào, ở trang 1 hay trang 2 ?. Bạn trích dẫn lại phần trả lời câu hỏi số 1 của bạn Lê Hồng Sơn cho mình đọc lại. Cám ơn bạn HatCatMeSao.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Bài viết: 80
9
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
0
@Lehuuhung
Nếu bác hiểu biết và có lòng tốt thì xin bác trả lời cho mọi người cùng học hỏi.
@HatCaMeSao
Em không làm sáo nhưng thử thổi trên cây sáo thường kiểu mà bác nói thì thấy nó ngượng nghịu có lẽ là do đổi từ thế bấm cũ sang mới.
Bài viết: 55
2
Tham gia: Mar 2017
Danh tiếng:
2
(04-12-2017, 08:17 AM)lehuuhung Đã viết: @HatCatMeSao: Quả thật là mình tìm không thấy ở chỗ nào, ở trang 1 hay trang 2 ?. Bạn trích dẫn lại phần trả lời câu hỏi số 1 của bạn Lê Hồng Sơn cho mình đọc lại. Cám ơn bạn HatCatMeSao.
Chào lehuuhung,
Admin LHS trả lời ở trang 1, post #4 như sau
" của VN cũng vậy, nhưng nên cho khoảng rộng hơn đến khoảng +/- 15 cents".
lehuuhung có thể đọc hết posts #1-#4 để hiểu rõ hơn về trao đổi giữa LHS và mình.
Cảm ơn lehuuhung đã quan tâm, nếu lehuuhung có ý kiến gì khác xin viết ra để cùng bàn bạc, và cho mình được mở rông kiến thức.
Bài viết: 55
2
Tham gia: Mar 2017
Danh tiếng:
2
(04-13-2017, 12:09 AM)David Dang Đã viết: @HatCaMeSao
Em không làm sáo nhưng thử thổi trên cây sáo thường kiểu mà bác nói thì thấy nó ngượng nghịu có lẽ là do đổi từ thế bấm cũ sang mới.
Cảm ơn David đã chia sẻ kinh nghiệm
Bài viết: 592
24
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
2
04-13-2017, 08:38 AM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 04-13-2017, 08:41 AM {2} bởi lehuuhung.)
OK các bạn ! Bạn Lê Hồng Sơn trả lời câu hỏi 1 thế là trật lất rồi, có lẽ bạn ấy không hiểu nội dung câu hỏi của bạn HatCatMeSao.
Bạn HatCatMeSao chuẩn bị cho tớ: 1 tờ giấy A4, 1 chiếc bút màu xanh, 1 chiếc bút màu đỏ, 1 chiếc thước kẻ.
1. Bạn dùng bút màu xanh kẻ 1 đoạn thẳng lên tờ giấy và viết 2 con số vào 2 đầu của đoạn thẳng đó như sau:
20Hz----------------------------------------------------20000Hz
Trục này gọi là trục tần số. Ngưỡng tai người nghe được giới hạn từ cực trầm ( 20Hz) đến cực cao chói gắt ( 20000Hz).
2. Bạn dùng bút màu xanh viết vào trục tần số từ trái qua phải: chữ Ab4, dấu trừ, chữ A4, dấu cộng, chữ A#4 như sau:
20Hz----------Ab4------_-----A4-----+-----A#4--------------------20000Hz
3. Bạn nhìn vào chữ ký của tớ có dòng chữ Hiến pháp cao độ nốt nhạc, bạn dowload cái file Excel trong link đó về máy của bạn. File đó tớ lập để cho tất cả các nhà sản xuất họ sản xuất ra máy đo tần số, các nhà viết phần mềm đo cao độ nốt nhạc, 03 nguồn âm phát ra nốt nhạc ( cổ họng con người, nhạc cụ, phần mềm soạn nhạc) làm căn cứ khi hoạt động học tập, biểu diễn… âm nhạc.
4. Bạn dùng bút màu xanh kẻ dưới cái trục tần số trên đây 1 cái trục khác, tra bảng để ghi cao độ 03 tại vị trí 03 nốt nhạc Ab4, A4, A#4 theo sơ đồ trên như sau:
20Hz-------415,30469757994500----_----440---+-----466,16376151809000 ---------20000Hz
Bạn hiểu con số này là tần số nhé. Tần số là số chu kỳ thực hiện trong 1 khoảng thời gian.
Ví dụ: Thằng cha Ab4 có giá trị tần số là 415,30469757994500Hz bạn hiểu là: Để thực hiện 1 nốt nhạc La giáng4 thì trong 1 giây người nhạc sĩ sẽ tạo ra 1 sóng âm trong không gian sẽ nện vào tai bạn trong 1 giây là 415,30469757994500 chu kỳ. Có nghĩa là màng nhĩ của tai bạn sẽ dao động qua lại 415,30469757994500 phát chu kỳ trong 1 giây. Như vậy bất kỳ ai khi nghe nốt nhạc La giáng 4 cũng sẽ bị nện 415,30469757994500 phát chu kỳ trong 1 giây vào màng nhĩ. Nếu tớ ngồi thổi La giáng 4 trong thời gian là 3 giây cho bạn HatCatMeSao nghe chẳng hạn, thì tai bạn ấy phải rung 1245,914093 phát chu kỳ. ( Các bạn lấy 415,30469757994500 nhân với 3). Với các nốt nhạc khác cũng thế, tự suy luận.
5. Trên trục tần số bạn lấy bút màu đỏ khoanh cái vùng giới hạn bao quanh con số 440 từ dấu trừ đến dấu cộng.
Tớ sẽ trả lời câu hỏi số 1 của bạn HatCatMeSao:
1. Một note được thổi ra từ 1 cây sáo như thế nào thì coi là chuẩn? Dựa vào cảm nhận bằng tai nghe hay đo trên tuner? Nếu đo bằng tuner thì sai số được tính như thế nào: sai số tuyệt đối như +/- xx Hz, sai số tương đối như +/- xx % của frequency, sai số trên logarithmic scale như +/- xx cents, ... ?
sau khi bạn ấy đã thực hiện 05 bước trên.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Bài viết: 55
2
Tham gia: Mar 2017
Danh tiếng:
2
04-13-2017, 10:02 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 04-13-2017, 10:13 PM {2} bởi HatCatMeSao.)
Xin cảm ơn lehuuhung đã chia sẻ ý kiến. Mình xin được trả lời như sau.
Mình là người đặt ra câu hỏi, và mình nghĩ rằng Admin LHS hiểu câu hỏi của mình và LHS đã trả lời tốt nhất có thể trong phạm vi hiểu biết của LHS. Câu trả lời của LHS tuy hơi chung chung nhưng mình chấp nhận được (tại sao thì mình sẽ nói sau). Còn lehuuhung thì xin lỗi mình không biết lehuuhung có hiểu câu hỏi của mình không (hiểu đây không có nghĩa là hiểu nghĩa đen của câu văn, nhưng là hiểu trên nền tảng kiến thức nhạc lý và tiêu sáo) nhưng câu trả lời của lehuuhung thì mình thấy không phù hợp. Mình sẽ không làm mấy bước mà lehuuhung nêu ra vì mình thấy việc đó không cần thiết. Mình xin lỗi chứ mấy khái niệm frequency, spreadsheet, f_b = f_a*((2)^(n/12)), ... chỉ là những kiến thức phổ thông trung học thôi mà, đâu có gì ghê gớm mà lehuuhung phải dùng tới đao to búa lớn như "hiến pháp", nghe thật buồn cười.
Nếu lehuuhung muốn trao đổi về nhạc lý và tiêu sáo thì mời lehuuhung trả lời những câu hỏi sau nhé.
5. Tại sao từ C4 lên D4 là 1 cung và từ C5 lên D5 cũng là 1 cung, nhưng f(D4) - f(C4) lại nhỏ hơn f(D5) - f(C5) nhiều thế? Câu này dễ mà, lehuuhung có thể google. Nhưng nếu lehuuhung có thể đi xa hơn 1 chút thì sẽ hiểu về +/- xx cents mà LHS và mình đã đề cập ở trên.
6. Tại sao cũng cùng 1 note, ví dụ C5, nhưng được chơi từ guitar hay violin hay piano hay sáo trúc lại nghe khác nhau? Câu này google cũng ra thôi, nhưng sau khi trả lời được thì mình nghĩ rằng lehuuhung sẽ phải coi lại phần số 4 trong post #18 của lehuuhung
Nếu lehuuhung có thổi sáo thì đi tiếp nhé.
7. Trên cây sáo 6 lỗ C5, tại sao khi mở hết 6 lỗ (oooooo o) thì được note B5, nhưng khi mở ooxxxo o thì lại được Bb5, còn mở xxxxxo o thì được C6?
8. Tại sao cùng 1 cây sáo và cùng 1 thế bấm mà 2 người (hoặc 1 người nhưng thay đổi góc thổi và làn hơi) có thể thổi ra 2 notes khác nhau chêch lệch lên tới 1/2 cung hay hơn nữa?
Câu 7 & 8 hơi khó đó, lehuuhung có thể xem 2 cái links của mình trong trang 1 post #8 và google resonance, driven harmonic oscillator, cross fingering. Mình nghĩ rằng sau khi trả lời được mấy câu này thì lehuuhung sẽ hiểu rằng cây sáo trúc tuy đơn giản nhưng hiểu được cách hoạt động của nó và từ đó cải thiện nó thì không phải đơn giản đâu. Đó là lý do mà tại sao ở trên mình viết là mình chấp nhận được câu trả lời chung chung của LHS.
Chúc lehuuhung luôn vui khỏe và sớm có câu trả lời
Bài viết: 55
2
Tham gia: Mar 2017
Danh tiếng:
2
Chúc mọi người Công Giáo một mùa Phục Sinh tràn đầy hồng ân Thiên Chúa Hallelujah.
|