Giới thiệu về thầy Lê Quang Châu
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Giới thiệu về thầy Lê Quang Châu
#6
Hôm nay lang thang trên Face tình cờ gặp bài này viết về thầy Lê Quang Châu, quả nhiên là so với kẻ "máu lạnh" như Lee tui, cây tiêu 11 lỗ trên tay thầy có phong vị khác hẳn :

Chuyện tình đẫm nước mắt của kỳ nhân thổi tiêu bên hồ Gươm
Xuất bản: 07:31, Thứ Tư, 23/01/2013

.
Với hình ảnh một cụ già râu tóc bạc phơ, ung dung ngồi thổi tiêu bên hồ Gươm mỗi sáng thứ 7, nghệ sĩ Lê Quang Châu đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh thâm trầm của một Hà Nội cổ kính, nên thơ.

Ai đã từng được nghe ông thổi tiêu đều dễ dàng bị chinh phục bởi thứ âm thanh điêu luyện đến mê hồn. Nhưng để hiểu hết được tiếng nhạc của ông như một tri âm tri kỷ thì chỉ có duy nhất một người. Người ấy chính là “bóng giai nhân” luôn thấp thoáng trong tiếng nhạc của ông từ thuở xa xưa cho đến tận bây giờ.

Đi sơ tán gặp người tri kỷ

Năm 1946, Hà Nội sôi sục chống Pháp, cậu bé Lê Quang Châu, khi đó mới 12 tuổi theo gia đình về Nam Định sơ tán. Tuy mới sơ tán về đây một thời gian nhưng cậu đã nổi tiếng khắp vùng vì có tố chất hơn người, vừa thông minh, học giỏi lại có tài thổi tiêu, thổi sáo.

Chiều chiều, Lê Quang Châu thường mang chiếc tiêu trúc của mình ra công viên để thổi. Cậu không hề biết rằng trong tất cả những lần như vậy luôn có một người lặng lẽ đi theo và chăm chú nghe mình thổi tiêu từ đầu đến cuối.

Sự việc đó lặp đi lặp lại suốt một năm trời mà Lê Quang Châu vẫn không mảy may biết chuyện và kẻ giấu mặt kia cũng chẳng có ý định tiến tới làm quen. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như không có một sự cố xảy ra. Vào một buổi chiều đông, mưa phùn, ông đang say sưa với những nốt nhạc, bỗng giật mình khi thấy một bạn nữ từ đâu xuất hiện trước mặt. Cô bạn chớp chớp đôi hàng mi cong vút, nhìn thẳng vào mắt ông và hỏi: “Tiếng nhạc của bạn hôm nay không vui như mọi ngày. Hay là bạn có chuyện gì không vui?”. Câu hỏi của cô bạn chưa từng quen biết khiến cậu bé Lê Quang Châu quá đỗi bất ngờ.



[Hình: images854621_thoisao.jpg]


(Ảnh minh họa)


Trong lòng ông lấy làm kỳ lạ tại sao chỉ nghe tiếng tiêu mà cô bạn lại biết mình có chuyện không vui. Quả nhiên, Lê Quang Châu đang có chuyện buồn vì năm học tới có thể gia đình sẽ không đủ tiền cho cậu đi học nữa. Châu đem hết chuyện đó kể với người bạn mới quen.

Lúc đó, Lê Quang Châu mới biết, cô bạn mới là con một gia đình rất giàu và sẵn sàng giúp đỡ cậu một khoản học phí “nho nhỏ”. Nhưng ngay sau đó, cậu đã đánh bật tất cả các thí sinh “quý tộc”, đỗ vào trường với số điểm thủ khoa, dành lấy suất học bổng duy nhất. Cô bạn mới cũng thi đỗ tốp đầu và hai người tình cờ trở thành bạn học của nhau.

Từ đó, ngày ngày đôi bạn càng trở nên thân thiết, làm gì cũng có nhau như hình với bóng. Sáng sáng, họ rủ nhau đi học trên con đường quen thuộc. Chiều chiều, họ dắt tay nhau ra công viên, người thổi tiêu, người cất cao giọng hát. Chơi chán, họ lại mang bài vở ra bàn bạc, trao đổi. Học với nhau chưa được một năm thì cô bạn phải theo gia đình chuyển đi nơi khác.

Trong buổi chiều ly biệt, lần đầu tiên hai người nắm tay nhau và cô bạn bất ngờ thơm lên má Lê Quang Châu một cái rồi ù té chạy, bỏ lại sau lưng cậu bạn thân vẫn còn đang ngơ ngác, chưa kịp phản ứng gì. Cho đến tận bây giờ, ông vẫn còn nhớ như in cái nắm tay đầu tiên ấy với ông những cảm xúc rung động đầu đời không thể nào quên. Tưởng như đó sẽ là cái nắm tay cuối cùng nhưng cuộc đời vẫn cho họ thêm một cơ hội tuyệt vời.

Hội ngộ rồi chia ly

Bẵng đi một thời gian không có tin tức gì của nhau, Lê Quang Châu đã hoàn thành chương trình học tương đương với bậc THPT bây giờ và trở về Hà Nội tiếp tục học đại học. Tuy vừa đi học, vừa làm thêm để giúp đỡ gia đình nhưng cậu vẫn giữ thói quen thổi tiêu mỗi ngày và không nguôi nhớ về người bạn cũ.

Cậu không thể ngờ rằng người bạn ấy cũng đang ở Hà Nội và học ở ngồi trường đối diện với trường của mình. May mắn thay, trong một lần đi học về, nghe tiếng tiêu quen thuộc từ xa vọng lại, cô bạn đã lần theo đó mà tìm được Lê Quang Châu.

Hai người nhận ra nhau, mừng mừng tủi tủi trong giây phút hội ngộ. Lê Quang Châu quá ngỡ ngàng khi thấy cô bạn giờ đã trở thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp. Mỗi khi cô chớp đôi hàng mi cong vút, bất cứ chàng trai nào cũng có thể bị nhấn chìm trong cái nhìn sâu hun hút của đôi mắt đen huyền long lanh như hạt ngọc.

Vì cả gia đình phải chen chúc nhau trong một gian nhà khá chật chội, không có chỗ để học nên chàng sinh viên Lê Quang Châu thường mang sách lên thư viện học đến khuya mới về. Mỗi bữa, cậu chỉ được lót dạ bằng một mẩu bánh mì rắc muối tiêu nhưng vẫn luôn dẫn đầu về kết quả học tập. Bởi vậy, xung quanh chàng sinh viên tài năng này lúc nào cũng rất đông các bạn nữ vây quanh. Nhưng trái tim Lê Quang Châu đã dành trọn cho người tri kỷ.

Ai cũng nghĩ đôi trai tài gái sắc sẽ đi đến một hạnh phúc viên mãn nhưng tình yêu của họ đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của gia đình cô gái. Trong lần ra mắt nhà bạn gái, cậu đã bị gia đình nàng tỏ thái độ lạnh lùng, khinh rẻ. Họ cho rằng cậu chỉ là thằng khố rách áo ôm, thấp kém nghèo hèn không xứng đáng với cô con gái cành vàng lá ngọc của mình. Từ đó trở đi, cậu không bao giờ quay lại ngôi nhà bề thế đó nữa nhưng hai người vẫn sát cánh bên nhau.

Năm 1954, cô gái phải theo gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Thơi gian đó, Lê Quang Châu đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng xuất sắc và được rất nhiều trường ở Pháp, Mỹ mời về giảng dạy với mức lương có thể giúp ông thay đổi cuộc đời, trong đó có cả những trường ở Sài Gòn. Người tri kỷ cũng hết lòng mong ông Nam tiến với mình để hai người được sống gần nhau. Nhưng theo tiếng gọi của Bác Hồ, ông đã tình nguyện ở lại, nhận công việc dạy học ở một trường bình dân.

Buổi chiều cuối cùng gặp nhau, hai người cùng lên núi Bò vãn cảnh. Trong buổi chiều đầy nước mắt ấy, ông đã thổi cho cô cái nghe bài “Tiếng đàn tôi” của Phạm Duy. Cô nghẹn ngào hát theo, nước mắt chan chứa. Trước lúc chào từ biệt cô nói: “Hai năm nữa, chúng mình sẽ gặp lại nhau. Trong thời gian đó, em sẽ chờ anh và nhất định không yêu ai. Còn nếu sau hai năm mà chúng ta không gặp lại nhau thì anh hãy yêu cô gái khác, yêu thật sự, say đắm như đã yêu em và cưới cô ấy làm vợ”.

Đúng như lời cô nói, trong suốt thời gian đó, ông thường xuyên nhận được những tấm thiếp xinh xắn, những bức thư tình đầy ắp những nhớ thương của người yêu từ phương xa trở về. Nhưng sau 2 năm, chiến tranh vẫn chưa kết thúc, hai người bặt tin nhau. Kể từ đó, ông không nhận được thêm một tin tức gì từ người tri kỷ dù đã luôn cô gắng kiếm tìm trong nhiều năm trời.

Sau này, trong một lần đi công tác Sài Gòn, ông tình cờ gặp lại một người bạn chung của hai người. Ông gọi người ấy là “cô Mai”, chơi rất thân với người tri kỷ của ông trong một nhóm 5 người có tên “Ngũ quỷ” thời còn đi học. Qua “cô Mai”, ông mới biết người tri kỷ của mình đã chết một cách vô cùng oan uổng khi tuổi đời còn khá trẻ.

Sau hai năm không gặp lại ông như lời ước hẹn, cô bị gia đình ép gả cho một viên đại tá chế độ Sài Gòn cũ. Vì quá xinh đẹp lại có nhiều tài năng nên một tên chỉ huy người Mỹ, cấp trên của viên đại tá này cũng chết mê chết mệt cô. Sau nhiều phen gạ gẫm không thành, gã công khai đến hẳn nhà để tán tỉnh người đàn bà đã có chồng. Một lần tình cờ, khi hắn đang ngồi chơi ở phòng khách, chồng cô trở về với con ghen phừng phừng như lửa đốt. Sau một hồi lời qua tiếng lại, hai người rút súng lao vào nhau mặc cho cô khóc lóc, can ngăn.

Bất lực với hai kẻ si tình, cô chỉ còn cách lao ra đỡ phát đạn sinh tử cho chồng và ngã quỵ trong vũng máu. Vài tiếng sau khi được cấp cứu ở bệnh viện, cô đã qua đời do mất quá nhiều máu. Trong giây phút hấp hối, cô đã không ngững gọi tên ông Châu cho đến chết mặc cho những người xung quanh ngơ ngác không biết cô gọi tên ai, chỉ có “cô Mai” là người hiểu rõ hơn cả, lặng lẽ quay đi giấu những giọt nước mắt. Kể đến đây, ông Châu đưa ánh mắt xa xăm hướng về phía cửa sổ như thấy hình ảnh người xưa hiện về trong quá khứ. Ông bảo: “Suốt cuộc đời mình, tôi chưa thấy người con gái nào lại mạnh mẽ, kiên cường đến thế”.

Hồi ức rưng rưng bên hồ Gươm

Giờ đây, khi đã tròn 80 tuổi, ông Châu vẫn còn dò dẫm từng bước ra hồ Gươm và những nơi lưu giữ kỷ niệm của hai người để chơi lại những bài tiêu đã từng thổi cho người con gái ấy. Dù đã thổi đi thổi lại khúc “Tiếng đàn tôi” cả trăm, nghìn lần nhưng không lần nào là ông không rưng rưng xúc động, nhớ đến buổi chiều chia ly ấy.


Theo ĐS&PL
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......

                          Zeroman Vo Quan


Các bài viết trong chủ đề này
RE: Giới thiệu về thầy Lê Quang Châu - bởi BaGaiLeeLỳ - 07-10-2013, 03:12 PM

Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Bộ đàn đá độc đáo nhất thế giới của nghệ nhân Việt traudat 1 6,120 06-13-2014, 02:50 PM
Bài mới nhất: toyotaphumyhung
  Đêm nhạc Phú Quang "Dương cầm lạnh" Mediamax 0 4,155 12-11-2013, 03:14 PM
Bài mới nhất: Mediamax
  Nghe hát chầu văn, nghĩ về văn hóa cổ truyền traudat 0 4,082 05-25-2013, 04:55 PM
Bài mới nhất: traudat
  Báo SGTT-Nghệ sĩ guitar Kim Chung giới thiệu album Mắt biếc traudat 0 4,160 05-23-2013, 03:15 PM
Bài mới nhất: traudat
  Báo SGTT-Thưởng thức bản giao hưởng Thế giới mới traudat 0 4,173 05-22-2013, 10:56 PM
Bài mới nhất: traudat
Shocked leehonso thăm thầy lê thái sơn cuongzinzin 62 127,131 01-30-2013, 11:17 PM
Bài mới nhất: cuongzinzin

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách