Có ai thắc mắc gì về đàn tranh không?
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 2.5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Có ai thắc mắc gì về đàn tranh không?
#61
Hình như là gayagum có 2 loại; loại phím nằm ngang như đàn tỳ bà và loại phím cao chót vót hay sao ấy bạn ạ (?).Loại phím cao này thì cũng giông giống đàntranh đấy chứ nhỉ?
#62
mới xem lại hình bạn lehuuhung post, đúng là có loại hao hao đàn tranh, nhưng em thấy đàn tranh mình đẹp hơn nhiều Big Grin nguyên 1 bó dây thừng thiệt là mất thẩm mỹ
#63
(04-23-2012, 09:53 PM)Duy-Ly Đã viết: 2, Chưa bao giờ em đo khoảng cách cả. Cứ giữa dây bên trái là em rung thôi. Và nếu là luyến thì em vuốt từ xa đến gần nhạn chứ chưa bao giờ thử vuốt từ gần nhạn ra xa đâu ạ.

3, Nhiều người và cả chính em nhấn nhá, rung vỗ chủ yếu dùng lực 2 ngón trỏ và giữa. Ngón áp út (ngón này mới chính thức là ngón đeo nhẫn chứ chú rể nào lại đi trao nhẫn vào ngón tay giữa của cô dâu trong ngày cưới đâu ạ) chỉ dùng trong rất ít trường hợp. Điều này cũng là mong muốn được đính chính cho thông tin này của bác:
Một mẹo nhỏ nữa là khi lắp đàn, các bác rã một ít Colofan (ko biết em viết thế có chuẩn ko) là cái cục mà người ta vẫn mài lên vĩ của Violon hay đàn nhị để nó tạo độ bám cho các phần tiếp xúc. Cái này cũng có thể dùng để bôi vào đầu các ngón tay đeo móng, nó giúp cho bác nào hay bị đổ mồ hôi tay có thể giữ được móng trên tay mà không bị tuột trong một khoảng thời gian đáng kể đấy ạ.

để nói rõ thêm bài của bạn Duy Ly cho các bạn hiểu thêm thì nguồn gốc nó là như này
2 trong đàn tranh thì tay phải gọi là Sinh- tay trái gọi là Nuôi , tay phải gẩy ra tiếng , tay trái rung để nuôi dưỡng âm thanh
khi xem biểu diễn người ta chú trọng nghệ sĩ ở cái tay trái nhiều hơn , thường thì con gái biểu diễn sẽ dùng 2 ngón để rung , tức là ngón sô 2 và 3 đối diện như bên tay phải , 2 ngón cái và ngón út sẽ hơi cong lên như cánh chim-cánh nhạn , nên khi rung chuyển từ dây này sang dây khác - như cánh chim nhạn đậu nhẹ xuống dây rồi lại tung cánh bay lên đậu sang dây khác ( cái này nếu nhìn tay bạn nữ hoặc nghệ sỹ tên tuổi biểu diễn thì đẹp lắm -kỹ thuật chuẩn là như vậy mà )

còn ngón áp út thì các bạn nam cũng có thể thường dùng để rung hoặc nhấn luyến cũng không sao , cái này không bắt buộc vì đôi khi độc tấu mà cần tiếng rung nghe thật dầy dạn thì dùng ( những nốt trầm ), còn rung 2 ngón thì tiếng rung nghe sẽ hơi mỏng , ngón áp út còn dùng trong 1 vài đoạn cần kỹ thuật nhỏ là : 2 ngón sẽ nhấn luyến giữ dây , ngón áp út dùng để vỗ nhẹ lên dây đàn

Cái cữ tay trái để rung thì không cố định , tuỳ thuộc vào từng người có tay dài hay ngắn , tư thế ngồi đàn , nói chung là tay trái đặt lên khoảng nào mà thấy thoải mái nhất , nách không được hở rộng-khuỷu tay không được đưa ra ngoài thân, chỉ cần nhìn như thế là đủ biết có đúng kỹ thuật ngồi đàn không đã -chưa cần nói là đàn có hay không
- đó là sơ đẳng nhất
(04-24-2012, 07:35 PM)namxuan Đã viết: Cuốn Sách học đàn tranh của Cô Vượng và cô Nội,Nhạc Viện Hà Nội ,xuất bản năm 1994,trang 16 viết : " Tay phải gảy đàn, tiếp theo dùng 2-3 ngón tay trái vuốt trên dây đàn đó (từ NGỰA ĐÀN RA TRỤC ĐÀN HAY NGƯỢC LẠI ) làm tăng sức căng của dây đều đều liên tục.Âm thanh được nâng cao dần lên trong phạm vi 1/2 cung đến một cung ".
Như vạy Nhạc Viện Hà Nội cũng dạy kỹ thuật này.Cảm ơn các bạn đã có comment ,buộc tôi giật mình kiêm tra lại kiến thức của mình.

thưc ra NHẠC VIỆN và cô NỘI mình viết cuốn sách đó cũng chỉ là tập hợp lại những điều và kỹ thuật từ những nghệ nhân - thầy giáo trước đây , tổng hợp và điều chỉnh lại để học sinh khi đọc và học sẽ có những kỹ thuật đồng nhất và dễ hiểu nhất thôi và sư phạm nhất thôi , theo con đường âm nhạc chuẩn của thế giới -để có thể phát triển được thêm những tác phẩm mới viết riêng cho cây đàn tranh và dàn nhạc dân tộc nói chung , chứ cũng không có sai khác gì nhiều so với các cụ trước đây đâu bạn ạ


(04-26-2012, 08:01 AM)lehuuhung Đã viết: Mình có 2 thắc mắc là:
1. Mình có cây đàn 19 dây. Ý đồ của mình là tập theo bản Nam Xuân theo bản của thầy Hoàng Cơ Thụy. Nhưng cái dây trầm nhất của cây đàn mình không sao lấy bằng dây của thầy được.
Không biết có phải do đàn mình hay do dây mình không đúng, nên trầm như theo Audio mẫu bài đàn của thầy thì dây số 1 của mình quá mềm, nghe phàng phàng không ra cao độ gì cả. Mình đã dịch nhạn về phía trục rồi mà vẫn kêu phàng phàng. Mong các bạn trợ giúp.
2. Mình gửi bản ký âm bài đàn này nhờ bạn nào ghi giúp mình số ngón tay gảy được không ? 1 2 3 chẳng hạn hoặc Cái, Trỏ, Giữa...v..v..như thế nào đó. Mong các bạn trợ giúp.

thường thì đàn 19 dây nếu so dây thì bạn nên bỏ 2 dây trầm đầu tiên , bắt đầu so dây thứ 3 -âm vực 1 , như đàn 17 dây xem sao

các ngón tay gẩy thì bạn nhớ 1 quy tắc : ngón số 1 là ngón tay cái -ngón số 2 là ngón tay trỏ-ngón sô 3 là ngón giữa

ngón số 1 chỉ được phép kéo xuống ( kéo từ nốt cao xuống nốt thấp )
ngón số 2 và ngón số 3 chỉ được phép kéo lên ( kéo từ nốt thấp lên nốt cao )
thường thì ngón 3 để đánh với những nốt ở thấp ( âm vực 1)
thường thì ngón 1 và 2 để đánh ở âm vực 2 hoặc 2 nốt cạnh nhau ( Đô- Rê )
nếu có 3 nốt liền nhau thì thường kéo ngón 2 2 nốt ( gọi là lướt ngón ) , ngón 1 đỡ nốt cuối cùng ( Đô-ngón 2 ......Rê -ngón 2.....Mi ngón 1)

bạn cứ vận dụng quy tắc như vậy để tự xếp và lựa ngón thì sẽ ra được thôi , hồi mình học đến buổi thứ 8 là cô đã không cho viết ký tự ngón lên trên bài nhạc nữa rồi , phải tự lựa ngón thôi , không khó lắm , lâu rồi thành quen ngay , thì là lúc đánh sẽ không ngược ngón thôi , chứ trong đàn tranh thì không cố định -bắt buộc nốt này phải gẩy bằng ngón này đâu ,
#64
Các bạn cho mình hỏi thêm chỗ này thật kỹ lưỡng mới tập được
Mình hỏi về bài Nam Xuân

1. Phần Audio
Link tài liệu:
http://www.4shared.com/mp3/Kl5N55_j/01_Nam_Xuan.html

2. Phần ký âm
Link tài liệu: http://www.mediafire.com/?htiir6ny63s1o8j

Mình hỏi theo bản ký âm trên và kết hợp nghe Audio nữa.

Câu hỏi 1.
- Về cách lên dây:
Mình lên là Hò - Xừ - Xang - Xê - Phan = G - A - C - D - F
Như thế thì cái đàn 19 dây của mình thì cái G ở dòng kẻ số 2 khuông nhạc thì nằm ở dây mấy tính từ phía dây trầm lại ? Mình lên mãi không được. Nản chí quá rồi. Mình cần tìm ra cái dây G này ở dây nào thì mới lên được các dây khác.
- Trong phần Audio cái khúc rao Xuân thì cái chữ D đen sau cái G trắng ở 00:05 thì mình chỉnh vào dây số mấy ?
- Kết thúc phần rao là ở vị trí 01:10 là nốt G trắng rất trầm ở dưới dòng kẻ phụ số 2 của khuông nhạc. Trầm nhất trong toàn bài ký âm. Như vậy mình đoán là dây số 1 rồi. Không biết có trúng không ?
- Mình đoán không biết có phải là lên thế này không :
dây số 1 = G (nằm dưới dòng kẻ phụ số 2 phía dưới khuông nhạc)
dây số 2 = D (nằm ở dưới dòng kẻ đầu tiên của 5 dòng kẻ chính)
dây số 3 = F (nằm ở khe thứ nhất khuông nhạc)
dây số 4 = G (nằm ở dòng số 2 khuông nhạc )
từ bây giờ ta mới lấy cái dây số 4 này ta lên theo trật tự G - A - C - D - F ..v.v....
Phức tạp quá nên không hiểu nổi sự lên dây này. Thật sự không thể nào tìm ra dây G trầm trên cây đàn 19 dây của mình.
Mình đã quan sát rất kỹ bản ký âm , nghe bao nhiêu lần Audio mà chưa tìm ra được cách giải.

Câu hỏi 2: Mình hỏi về ý nghĩa ký hiệu ở bản ký âm
(ở khúc rao Xuân)
- cái chữ V trên đầu nốt D đơn ?
- cái ngoặc từ D đơn đến E mắt ngỗng là ta khảy trên 1 dây D ?
- cái ~ là ta rung ?
- sau cái mắt ngỗng có dấu nghỉ ta có 3 cái D, 2 cái D kép 1 cái D đơn đều có cái gạch chéo là có phải sự thế cung : ta gảy âm ra âm D trên dây C ?
- Sau 3 cái D đó ta nới tay ra thành C rồi nhấn xuống D rồi rung rung hả ?
Rất mong các bạn nghe Audio, xem ký âm và trợ giúp cho mình, chỉ một vài ký hiệu khó thì mình sẽ làm được. Có phải sự gạch chéo này nói về mượn dây này đánh ra âm khác ?????
Mình hỏi các điều trên là từ 0:00 đến 0:12 trong Audio rồi .
Các bạn thông cảm, mình là dân nghiệp dư nên hỏi rất tỉ mỉ chi tiết để tập, chỉ đam mê chơi thôi nên rất mong các bạn trợ giúp. Xin trân trọng cảm ơn nhiều.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#65
Bạn Phong Vân nói thật dễ hiểu và rất có ích cho ai muốn tự học.Mình muốn chia sẻ thêm (lại chia sẻ, vì đây là học hỏi cúa cá nhân mình,có thể không chuẩn theo trường lớp chính quy).
1.Một số nghệ nhân thì chỉ dùng phần lớn 2 ngón ,theo truyền thống miền Nam (theo quy tắc kéo lên kéo xuống mà bạn Phong Vân đã trình bày).Duy có một điều lưu ý là ngón tay,sau khi đánh xong thì để nó rớt xuống và yên vị ở dây kế tiếp,trước khi gảy ngón ngược lại. Có người dùng Ngón giữa để đánh song long (2 nốt đồng âm,nằm cách nhau một bát độ hay quãng 8) phối hợp với ngón cái,Nếu đánh nhạc cổ thì ok,nếu đánh sáng tác mới thì 2 ngón đó làm thêm nhiệm vụ vê.
2.Miền Bắc và miền Trung dùng cả 3 ngón.Chức năng các ngón cũng từa tựa như nói trên.Và nếu trong tác phẩm có thêm những nốt chùm 3,đánh nhanh liền bậc,v.vv
hoặc có thêm kỹ thuật mới thì dung 3 ngón sẽ .
thuận lợi hơn 2 ngón.Nhưng cũng tuỳ thói quen.Các đại sư vấn dùng 2 ngón mà đánh vẫn nhanh và hay.
3. Khi xưa lúc mình học thì thầy dạy có nói thế này: Trong một chùm nốt đi lên hoặc đi xuống (không nhất thiết phải là các nốt liên tiếp ),nốt cuối cùng cao nhất hoặc thấp nhất của đoạn nhạc đó thì nên để ngón đối diện đánh.Các bạn tưởng tưởng sơ đồ hinh sin của "đoạn nhạc" (tạm gọi,không hẳn đúng ),thì cứ gặp đỉnh hình sin đó ,hoặc cao nhất hoặc thấp nhất thì phải bắt đầu đánh ngón kia (từ đỉnh hình sin) cho hết" câu nhạc "để gặp đỉnh của hình sin mới thì lại phải đánh ngón ngược lại.Cứ như thế mà tiếp diễn nhé.
Khi mới tập thì nên biểu đồ hoá cả dòng nhạc thành hình sin như vậy để dễ hình dung và nghi chú vào đó ngón số mấy.Sau này ,như bạn Phong Vân nói,nó sẽ thành thói quen,không cần phải sơ đồ hoá nứa mà vẫn đánh trúng.Chúc các bạn thành công.
#66
(04-26-2012, 03:07 PM)lehuuhung Đã viết: Câu hỏi 2: Mình hỏi về ý nghĩa ký hiệu ở bản ký âm
(ở khúc rao Xuân)
- cái chữ V trên đầu nốt D đơn ?
- cái ngoặc từ D đơn đến E mắt ngỗng là ta khảy trên 1 dây D ?
- cái ~ là ta rung ?
- sau cái mắt ngỗng có dấu nghỉ ta có 3 cái D, 2 cái D kép 1 cái D đơn đều có cái gạch chéo là có phải sự thế cung : ta gảy âm ra âm D trên dây C ?
- Sau 3 cái D đó ta nới tay ra thành C rồi nhấn xuống D rồi rung rung hả ?
Rất mong các bạn nghe Audio, xem ký âm và trợ giúp cho mình, chỉ một vài ký hiệu khó thì mình sẽ làm được. Có phải sự gạch chéo này nói về mượn dây này đánh ra âm khác ?????
Mình hỏi các điều trên là từ 0:00 đến 0:12 trong Audio rồi .
Các bạn thông cảm, mình là dân nghiệp dư nên hỏi rất tỉ mỉ chi tiết để tập, chỉ đam mê chơi thôi nên rất mong các bạn trợ giúp. Xin trân trọng cảm ơn nhiều.

nên chủ âm bài này là Son , bạn so như thế này sẽ ra nhé : bỏ 2 dây trầm thấp nhất
từ dây thứ 3 -lấy Son -bát độ 3
dây thứ 4-lấy LA-bát độ 4
dây thứ 5- lấy ĐO -bát độ 4
dây thứ 6-lấy RE -bát độ 4
dây thứ 7 lấy Mi-Bát độ 4
dây thứ 8 lấy Son- bát độ 4
dây thứ 10 lấy LA -bát đọ 4
dây thứ 11 lấy DO -bát độ 5
cứ như thế đến ĐÔ 3
từ ĐO 1 ĐẾN ĐO 2 thêm 1 bát độ -ĐO 3 thêm 1 bát độ là bát độ 6
bạn so thử xem như thế nào

câu hỏi 2
-cái chữ V trên đầu nốt D đơn là ký hiệu của Kỹ thuật Vỗ
-cái cái ~ là ký hiệu của kỹ thuật Rung ( xin lỗi - mình nhìn nhầm ký hiệu , cảm ơn bạn Nam Xuân đã nhắc nhở nhé -bài này là phong cách Cải Lương )

- sau cái mắt ngỗng có dấu nghỉ ta có 3 cái D, 2 cái D kép 1 cái D đơn đều có cái gạch chéo là: đó là ký hiệu của kỹ thuật Vuốt
- Sau 3 cái D đó ta nới tay ra thành C rồi nhấn xuống D rồi Rung ( tức là kỹ thuật Rung Luyến mà mình đã nói ở bài trước)
#67
Xin lỗi đính chính tý chút.:"không nhất thiết là các nốt liền bậc" ( chứ không phải "các nốt liên tiếp").Sorry nhe,các bạn.
Cũng xin lỗi bạn Phong Vân.Hình như ,nếu kỹ thuật nhồi hay nhún của Huế thì ký hiệu sễ là đuờng sóng lượn sẽ nhô cao như 3 ngọn núi Thái Sơn (hihihi).Còn ở đây,phải chăng là ký hiệu rung bình thường (?).Bài Nam Xuân thuộc Nhạc tài tử Nam Bộ, vậy có cần kỹ thuật Nhún Huế không? Sorry bạn nếu mình hiểu sai.
#68
Cảm ơn PhongVan, namxuan, DuyLy, Thapluc... nhiều. Tối qua mình tập thử theo cách các bạn đã trình bày ở trên thấy hiệu quả lắm. Chỉ có điều chưa quen tay, tập tự do quen rồi, giờ vào khuôn khổ nên hơi khó.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#69
mình đọc từ đầu tới cuối, sao không thấy ai nhắc đến kỹ thuật "Ngón Vê" nhỉ. không biết kỹ thuật này sử dụng có thường xuyên không. Và phương pháp để luyện kỹ thuật này như thế nào ? (PhongVan, namxuan, DuyLy, longsualangxang)
#70
Ôi các cô, chú, anh, chị ơi. Cháu đọc một hơi từ đầu đến cuối , cháu như lạc vào mê cung. Cháu ở tận huyện nhỏ của 1 tỉnh nhỏ, chưa từng thấy máy lên dây ra sao , chỉ lên dây theo đàn guitar thôi. Lúc đầu cháu học theo chữ nhạc (ngủ cung), cứ bài bản viết sẵn rồi tập đánh. Nhấn, rung , vỗ cháu cứ tập đại khi tai nghe ổn thì thôi. Bây giờ cháu chuyển sang học note nhạc (ở nơi cháu ở chẳng có thầy dạy đàn tranh đâu), nên các cô, chú, anh, chị giúp cháu từ từ ra khỏi mê cung này với. Cháu sẽ tập từng bài nhỏ, gặp khó khăn cháu mong được giúp đỡ.
Cháu người miền Nam nên từ ngữ có lẻ nghe không êm tai lắm, thông cảm cho cháu nhé! Mong đuọc học hỏi nhiều từ diễn đàn. Thân chào!


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Hình ảnh những cây đàn cùng họ với đàn Tranh (Châu Á) saotruc 25 60,682 03-10-2024, 03:08 PM
Bài mới nhất: lehuuhung
  ÂM NHẠC DÂN TỘC ( ĐÀN TRANH ) truongtailinh1993 39 87,637 03-05-2019, 10:16 AM
Bài mới nhất: lehuuhung
  Bán lại đàn tranh ở Sài Gòn daquihoa 0 5,943 03-14-2017, 09:12 AM
Bài mới nhất: daquihoa
  Tìm. Sáo Trúc+ Đàn Tranh+ Đàn nhị đi Biểu DIễn tại Cần thơ ngày 10-> 13/1 dinhhung1841994 0 5,219 12-27-2016, 03:25 PM
Bài mới nhất: dinhhung1841994
  Báo danh ĐÀN TRANH lonsualangxang 172 371,401 12-20-2016, 03:11 PM
Bài mới nhất: TrangDi
  Tìm chỗ dạy đàn tranh ở Đà Nẵng chinhducnguyen 1 8,978 08-18-2016, 10:55 PM
Bài mới nhất: lilochin123
Heart Dạy học dàn tranh ở Đà Nẵng lilochin123 0 7,943 06-16-2016, 01:25 PM
Bài mới nhất: lilochin123
  Một số bài Rao đàn Tranh lehuuhung 3 16,054 04-15-2016, 10:58 PM
Bài mới nhất: lehuuhung
  Xin sheet Mùa thu quê hương - đàn tranh Tuổi thơ 0 5,888 01-29-2016, 08:02 PM
Bài mới nhất: Tuổi thơ
  Bán Đàn Tranh Trung Quốc 6 Triệu myhanh 0 6,266 10-23-2015, 07:07 PM
Bài mới nhất: myhanh

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách