CƠ BẢN VỀ ĐÀN TRANH
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 4 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
CƠ BẢN VỀ ĐÀN TRANH
#1
Diễn tả cây đàn
Trục đàn : Mỗi sợi dây đàn có một trục đàn . Trục đàn dùng để chỉnh dây đàn . Muốn chỉnh dây đàn thì phải vặn trục đàn . Vặn trục đàn theo chiều kim đồng hồ khi cần xuống thấp . Vặn ngược chiều kim đồng hồ khi cần lên cao .
Khoá lên dây đàn : Dùng khoá để vặn trục đàn . Khi nào vặn mà trục cứng quá thì tay mặt vặn theo chiều kim đồng hồ, tay trái nhấc trục đàn lên để kéo ra khỏi thân đàn . Sau đó có thể lau chùi trục đàn rồi gắn trở lại .
Nếu trục đàn quá cứng không thể vặn nổi, trong trường hợp này, bạn nên bôi sáp (nến, đèn cầy, xà bông Marseille) vào lỗ gắn trục đàn rồi xoay trục đàn khoảng 10 vòng . Sau đó lấy khăn lau sạch lỗ đàn và gắn dây trở lại .
Nếu trục đàn quá trơn, trục đàn chạy theo dây đàn, bạn lấy phấn viết bảng hay bột nhựa thông (loại gắn trên cây đàn Nhị hay đờn Cò) xát vào trục đàn và cũng xoay xoay trục đàn khoảng 10 vòng . Sau đó gắn dây trở lại .
Con Nhạn : Con nhạn có nhiệm vụ chuyển âm từ dây xuống mặt đàn để tạo ra âm thanh . Vì thế con nhạn lúc nào cũng phải đứng vững trên mặt đàn . Con nhạn đàn không dính chặt vào mặt đàn để có thể xê dịch được . Khi cần chỉnh dây chút xíu, ta không cần phải vặn trục đàn mà chỉ cần xê dịch con nhạn một chút xíu . Xê dịch con nhạn về phía tay mặt sẽ làm dây đàn cao hơn, dịch qua bên tay trái sẽ làm dây đàn xuống thấp hơn .
Cầu đàn : Dây đàn được bắc ngang qua cầu đàn . Khẩy đàn ở gần cầu đàn .
Móng đàn:
Các nhạc sĩ truyền thống miền Nam Việt Nam chỉ dùng hai ngón là ngón cái và ngón trỏ . Các nhạc sĩ miền Bắc và miền Trung thường dùng ba ngón là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa . Khi gẩy ngón cái thì gẩy từ phía mình ngồi rồi gẩy ra xa . Khi gẩy bằng ngón trỏ hay ngón giữa thì để ngón trên dây rồi kéo về phía mình . Gẩy đàn là để móng đàn lên dây rồi bật dây chứ không dùng sức mạnh của ngón tay để đập vào dây .
Trước khi tra móng vào tay, nên thấm ướt đầu ngón tay để móng dính chặt vô tay mà không rơi ra trong lúc mình đang đàn .
Khi gẩy xong một cung đàn thì ngón tay rơi vào dây kế tiếp và dừng tay ở vị trí đó, không cần phải xê dịch ngón tay đi chỗ khác .
Dây đàn : Dây đàn Tranh ngày nay bằng kim loại . Ở Việt Nam có các loại dây 40, 35, 30, 25 và 20. Dây hỏi mua là dây đàn Clavecin . Ở Anh Quốc hay ở Mỹ, đàn Clavecin được gọi là đàn Harpsichord .
Đàn Tranh 17 dây bán ở các tiệm đàn Việt Nam thường được gắn bằng 1 dây 30, 4 dây 25, còn lại là dây 20 .
(còn tiếp) nhờ các bạn chỉ cách chèn hình[/size]
#2
(09-12-2012, 11:26 PM)tieusu Đã viết: Diễn tả cây đàn
Trục đàn : Mỗi sợi dây đàn có một trục đàn . Trục đàn dùng để chỉnh dây đàn . Muốn chỉnh dây đàn thì phải vặn trục đàn . Vặn trục đàn theo chiều kim đồng hồ khi cần xuống thấp . Vặn ngược chiều kim đồng hồ khi cần lên cao .

Theo mình thì trục đàn tranh được chế rất là ẩu, hay bị nghiêng, gãy và tuột dây bất tử, kinh nghiệm của mình là sau khi lên dây thì chốt trục đàn bằng cái kim gút cho nó chắc chắn

(09-12-2012, 11:26 PM)tieusu Đã viết: Móng đàn:
Các nhạc sĩ truyền thống miền Nam Việt Nam chỉ dùng hai ngón là ngón cái và ngón trỏ . Các nhạc sĩ miền Bắc và miền Trung thường dùng ba ngón là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa . Khi gẩy ngón cái thì gẩy từ phía mình ngồi rồi gẩy ra xa . Khi gẩy bằng ngón trỏ hay ngón giữa thì để ngón trên dây rồi kéo về phía mình . Gẩy đàn là để móng đàn lên dây rồi bật dây chứ không dùng sức mạnh của ngón tay để đập vào dây .
Trước khi tra móng vào tay, nên thấm ướt đầu ngón tay để móng dính chặt vô tay mà không rơi ra trong lúc mình đang đàn .
Khi gẩy xong một cung đàn thì ngón tay rơi vào dây kế tiếp và dừng tay ở vị trí đó, không cần phải xê dịch ngón tay đi chỗ khác .

nên tìm mua loại móng làm bằng đồi mồi thì tiếng sẽ nỉ non hơn nhiều.

#3
Chúng ta bàn về vị trí đặt các con nhạn trên cây đàn Tranh 17 dây .
Dây đàn ở phía trái của các con nhạn là phần để tay trái điều khiển . Vì thế các con nhạn phải được xếp làm sao để tay trái có thể chạm tới phần bên trái của dây một cách dễ dàng .
Muốn xê dịch con nhạn, một tay khẽ nâng dây đàn lên, một tay nâng con nhạn lên rồi mới xê dịch . Có như thế mặt đàn không bị cọ xát . Thông thường thì các con nhạn có thể đặt theo các vị trí tương đối như sau đây:
Dây số 1 : Nhạn đàn nên để các trục của dây đàn khoảng 30 Cm .
Dây số 2 : nhạn đàn cách nhạn của dây số 1 khoảng 4 Cm .
Dây số 3 : nhạn đàn cách nhạn của dây số 2 khoảng 4 Cm .
Dây số 4, 5, 6, 7 : nhạn đàn cách nhạn của dây trước khoảng 3,5 Cm.
Từ dây số 8 trở đi : nhạn đàn cách nhạn của dây trước khoảng 2,5 Cm.
Cách xếp nhạn như vậy có hai mục đích :
• Trông cho đẹp mắt,
• Để các ngón tay trái có thể chạy trên dây được dễ dàng .
Khi mỗi con nhạn đã được đặt vào đúng vị trí rồi, cần kiểm soát để hai chân con nhạn dính sát vào mặt đàn, đừng để chân nó đứng nghiêng, nhạn có thể đổ khi đàn và âm thanh của dây không truyền xuống thùng đàn .
Xin lưu ý một điều là khi con nhạn càng gần cầu đàn thì cung nhạc càng cao và dây đàn phía tay trái bớt căng dễ nhấn hơn . Trên đây là những vị trí nói một cách tổng quát, nhiều khi cần uyển chuyển cho từng cây đàn và tuỳ người đàn .
#4
DÂY ĐÀN TRANH:
Chúng ta sẽ chỉ đề cập đến đàn Tranh 17 dây, là loại đàn thông dụng nhất hiện nay . Dây thấp nhất là dây mang số 1 rồi từ từ đi lên cao, dây cuối cùng mang số 17 .
Ngày xưa cây đàn Tranh chỉ có 16 dây . Từ năm 1950, Nhạc Sư Nguyễn Vĩnh Bảo cải tiến cây đàn Tranh thành 17, 19, 21 dây . Đôi khi ta có thể thấy đàn Tranh 22 dây . Các dây thêm vào là các dây trầm . Ở trình độ hiện tại, chúng ta chưa sử dụng dây trầm mà chỉ sử dụng 16 dây căn bản, bắt đầu từ dây số 2 và kết thúc bằng dây số 17 .
Có nhiều hệ thống dây đàn Tranh . Chúng ta sẽ lên dây theo hệ thống dây như sau :
- 5 dây mang số 2,3,4,5,6 tạo thành bát độ (octave) thấp nhất,
- 5 dây mang số 7,8,9,10,11 tạo thành bát độ trung bình,
- 5 dây mang số 12,13,14,15,16 tạo thành bát độ cao
- dây số 17 là cung đầu tiên của bát độ kế tiếp .
Tên gọi của 5 dây :
- Bát độ thấp nhất : Hò, Xự, Xang, Xê, Cống, (có nhạc sĩ viết các cung này với dấu huyền),
- Bát độ trung bình : Liêu, Xự, Xang, Xê, Cống,(có nhạc sĩ viết các cung này không dấu),
- Bát độ cao : Liu, Ú, Xang, Xê, Cống, (có nhạc sĩ viết các cung này với dấu sắc),
- Dây 17 : Liu
Cung Hò, Liêu, Liu chỉ là một cung nhưng ở các bát độ khác nhau . Cung Xư hay U cũng vậy .
Ngày nay, các cung trên cũng được các nhạc sĩ đặt tên theo hệ thống solfège như trong Tân nhạc .
Các nhạc sĩ Miền Nam gọi tên các cung trên là Sol, La, Do, Re, Mi
Các nhạc sĩ Miền Bắc gọi các cung trên là Do, Re, Fa, Sol, La .
Gọi tên như thế nào cũng được, miễn là khoảng cách giữa các cung phải được tôn trọng :
- Cung Hò và cung Xư cách nhau 1 cung,
- Cung Xư và cung Xang cách nhau 1 cung rưỡi,
- Cung Xang và cung Xê cách nhau 1 cung,
- Cung Xê và cung Công cách nhau 1 cung .
Lấy thí dụ ta gọi cung Hò là cung Rê, thì 5 cung sẽ được gọi là Rê, Mi, Sol, La, Si
Tuy các cung trên được đăt tên bằng các cung theo Solfège trong Tân nhạc, nhưng điều đó không có nghĩa là phải lên dây theo đúng cao độ của các cung Tân nhạc . Nói một các chính xác, các cung nhạc trong nhạc truyền thống Việt Nam không có cao độ nhất định, người đàn muốn để cao độ nào cũng được, miễn là các cung theo sau phải có khoảng cách như đã viết ở trên . Tuy nhiên, khi hoà đàn với nhau, các nhạc sĩ Miền Nam Việt Nam dùng cao độ của cung Rê trong Tân nhạc cho cung Hò .
Để thống nhất, chúng ta sẽ áp dụng cách gọi tên như sau :
- Bát độ thấp nhất : Hò, Xự, Xang, Xê, Cống hay là Sol, La, Do, Re, Mi
- Bát độ trung bình : Liêu, Xự, Xang, Xê, Cống hay là Sol, La, Do, Re, Mi
- Bát độ cao : Liu, Ú, Xang, Xê, Cống hay là Sol, La, Do, Re, Mi
- Dây 17 : Liu hay Sol
Chúng ta sẽ lên các dây Hò, Liêu, Liu theo cao độ của cung Rê trong Tân nhạc .
Khi viết bản nhạc, nếu viết theo Tân nhạc, chúng ta sẽ sử dụng các cung Sol, La, Do, Re, Mi .
Nếu viết bản nhạc theo Hò, Xự, Xang, Xê Cống, chúng ta sẽ viết như sau:
(có hình minh họa, chưa chèn được)
NB. Cách viết theo mẫu tự L U S X C là do nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo sáng chế ra từ năm 1955 . Ở bậc thấp, các chữ L U S X C mang dấu nặng, không dấu ở bậc trung , có dấu chấm phía trên khi ở bậc cao .
Thực ra thì cổ nhạc Việt Nam có 7 cung, trên đây chúng ta đã đề cập đến 5 cung . Hai cung còn lại là cung Xư hay U (còn gọi là Y) và cung Công (còn gọi là Phạn) . Cung Xư (U, Y) cao hơn cung Xự(Ú) khoảng nửa cung, cung Công (Phạn) cao hơn cung Cống khoảng nửa cung . 7 cung Hò, Xự, Xư, Sang, Xê, Cống, Công được tạm dịch là Sol, La, Si, Do, Re, Mi, Fa .


#5
Mình có thể hỏi bạn viết bài này hay của tác giả nào vậy?
#6
(09-15-2012, 10:11 PM)lang_du Đã viết: Mình có thể hỏi bạn viết bài này hay của tác giả nào vậy?

bài này được viết bởi kỹ sư Phạm văn Vĩnh, là học trò của nhạc sư Vĩnh Bảo. PVV học đàn tranh với nhạc sư Vĩnh Bảo qua internet. Đây chỉ là tóm tắt bài giảng của thầy Vĩnh Bảo mà thôi. Có chuyện gì không bạn?

Tư thế ngồi đàn
Đàn Tranh hình thang . Cây đàn có thể để :
- trên giá đàn,
- trên mặt bàn,
- để phần đàn có chiều rộng hơn lên trên đùi, phần còn lại nhỏ hơn để trên một cái ghế thứ hai phía bên tay trái nếu người đàn ngồi trên ghế . Nếu người đàn ngôì trên mặt đất thì để phần đàn còn lại trên mặt đất .
Nói chung, phải đặt cây đàn theo các quy tắc sau đây:
- Phía đàn có chiều rộng hơn nằm bên phía tay mặt của người đàn,
- Cây đàn nằm ở vị trí vững chắc, làm sao mà trong lúc đàn không cần phải lấy tay đỡ cây đàn,
- cây đàn nằm ngang hoạc phía bên tay mặt cao hơn một chút,
- cây đàn không được để cao quá, khi để tay lên mặt đàn, khuỷu tay phải ở vị trí cao hơn bàn tay . Nếu khuỷu tay thấp hơn bàn tay, ngón tay không đủ sức để nhấn dây đàn, không đàn nhanh được và dễ bị mỏi tay .
- cây đàn cũng không được để thấp quá, khi để tay lên mặt đàn, khuỷu tay phải ở vị trí cong cong . Nếu khuỷu tay thẳng ra thì khi đàn, bạn sẽ không với tới các dây ở ngoài tầm tay mình .
#7
ah, mình thấy viết bài rất hay, nên muốn biết tác là ai thôi, bạn dẫn nhiều phần rồi mà chưa thấy đề cập tới ai là tác giả nên mình hỏi vậy thôi. Thanks nhé!
#8
Chữ Á
“Chữ Á” hay “Ngón Á” là cách đàn liên tục và đều đặn một chuỗi cung nhạc liền nhau tạo thành một chuỗi âm thanh liên tục, không đứt quãng. Trong bản đàn vui, chữ Á có thể dùng để diễn tả niềm vui. Trong bản nhạc buồn, nó có thể tạo nên tiếng than thở. Thí dụ, trong bản Lưu Thủy Trường, bạn có thể đàn chữ Á để diễn tả tiếng nước chảy. Tuỳ vào tâm tình diễn tả mà bạn có thể tạo ra tiếng thác đổ hay tiếng nước róc rách. Tiếng Á buồn hay vui tùy thuộc vào cách lên dây đàn . Đàn tranh có nhiều cách lên dây, dây để đàn bản vui khác với dây lên cho bản buồn . Nói chung thì bài nào dây đó .
Nhạc Truyền Thống Việt Nam chỉ có Chữ Á bắt đầu từ cung cao nhất (dây thứ 17 trên đàn tranh 17 dây), tức là cung Liu hay cung Sol, rồi từ từ đàn xuống các dây kế tiếp là 16, 15, 14 , 13 … và ngừng lại ở cung đứng đằng trước cung nhạc kế tiếp chữ Á. Thí dụ nếu trên bản đàn, ta thấy có chữ Á rồi cung đứng đằng sau chữ Á là cung Hò (dây số 2) thì đàn chữ Á bắt đầu từ dây số 17, sang các giây 16, 15, 14, 13, 12, 11, 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3 .
Nhiều người đặt tên cho chữ Á này là “Chữ Á Xuống” bởi chữ Á bắt đầu từ cung cao nhất rồi từ từ xuống thấp. Trong nhạc Truyền Thống Việt Nam, ta gọi vỏn vẹn là “Chữ Á” bởi không có chữ Á nào khác.
Ngày nay còn xuất hiện thêm hai “Chữ Á” nữa là “Chữ Á Lên”, đàn từ thấp lên cao và “Chữ Á Vòng”, đàn từ cao xuống thấp rồi từ thấp lên cao.
Chúng ta học “Chữ Á Xuống”, tức là “Chữ Á” trong nhạc Truyền Thống Việt Nam.
Cách đàn : đặt móng ngón tay cái nghiêng nghiêng trên dây số 17, đầu móng chỉ về phía người đàn, rồi lướt tay trên các dây kế tiếp, lướt một cách đều đặn, không dật cục, không bỏ sót một dây nào cả. Lướt nhanh hay chậm là tùy vào độ dài của chữ Á. Nếu chữ Á có độ dài bằng một nốt đen, thì tất nhiên ta lướt chậm hơn chữ Á có độ dài bằng một nốt móc. Lúc ban đầu mới tập, bạn không cần phải quan tâm tới nhanh hay chậm, bạn chỉ cần lướt ngón cái trên dây đàn, cốt tạo ra một chuỗi âm thanh liên tục và đều đặn. Khi lướt đến dây cuối cùng của chữ Á thì xử dụng ngón tay trỏ để đàn cung đi theo sau chữ Á.
Theo kinh nghiệm, thì khi đàn chữ Á, chúng ta chỉ cần lướt ngón cái bắt đầu từ dây số 17, ngón trỏ để ra phía trước, khi tầm ngón trỏ có thể đặt vào dây của cung nhạc theo sau chữ Á thì ta đặt ngón trỏ vào dây . Tự nhiên khi đó ngón cái lướt tới và chạm vào ngón trỏ, tức thì ta kéo ngón trỏ để đàn cung nhạc kế tiếp . Với cách này, ta chỉ cần hai động tác : lướt ngón cái và chặn lại bằng ngón trỏ .
Trên một bản đàn, chữ Á có thể được diễn tả bằng chữ “Á”, bằng một mũi tên đi lên hay đi xuống tùy vào “chữ Á lên” hay “chữ Á xuống” :
#9
Cám ơn bạn đã chia sẻ những bài viết rất hay. Tuy nhiên mình có một đề nghị bạn hãy cố gắng nêu ra "nguồn trích dẫn" ở cuối mỗi bài viết nhằm thể hiện sự tôn trọng quyền tác giả và lòng chân trọng sự lao động và cống hiến của người thầy đó. Một lần nữa, hoan nghênh sự đóng góp của bạn.
#10
Mình vừa mua một cây đàn tranh 19 dây nhưng hiện giờ không biết cách lên dây. Có bạn nào ở HÀ Nội biết lên dây đàn tranh không giúp mình với, mình vô cùng cảm ơn Smile


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Hình ảnh những cây đàn cùng họ với đàn Tranh (Châu Á) saotruc 25 67,669 03-10-2024, 03:08 PM
Bài mới nhất: lehuuhung
  ÂM NHẠC DÂN TỘC ( ĐÀN TRANH ) truongtailinh1993 39 98,240 03-05-2019, 10:16 AM
Bài mới nhất: lehuuhung
  Bán lại đàn tranh ở Sài Gòn daquihoa 0 6,366 03-14-2017, 09:12 AM
Bài mới nhất: daquihoa
  Tìm. Sáo Trúc+ Đàn Tranh+ Đàn nhị đi Biểu DIễn tại Cần thơ ngày 10-> 13/1 dinhhung1841994 0 5,712 12-27-2016, 03:25 PM
Bài mới nhất: dinhhung1841994
  Báo danh ĐÀN TRANH lonsualangxang 172 412,292 12-20-2016, 03:11 PM
Bài mới nhất: TrangDi
  Tìm chỗ dạy đàn tranh ở Đà Nẵng chinhducnguyen 1 9,712 08-18-2016, 10:55 PM
Bài mới nhất: lilochin123
Heart Dạy học dàn tranh ở Đà Nẵng lilochin123 0 8,448 06-16-2016, 01:25 PM
Bài mới nhất: lilochin123
  Một số bài Rao đàn Tranh lehuuhung 3 17,264 04-15-2016, 10:58 PM
Bài mới nhất: lehuuhung
  Xin sheet Mùa thu quê hương - đàn tranh Tuổi thơ 0 6,333 01-29-2016, 08:02 PM
Bài mới nhất: Tuổi thơ
  Bán Đàn Tranh Trung Quốc 6 Triệu myhanh 0 6,713 10-23-2015, 07:07 PM
Bài mới nhất: myhanh

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách