GS.TS.Trần Văn Khê : Về tên cây Đàn Tranh 檀箏
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 1 Votes - 2 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
GS.TS.Trần Văn Khê : Về tên cây Đàn Tranh 檀箏
#1

Nguồn : Blog của GS.TS Trần Văn Khê
Nhiều nhạc sĩ hay nhạc học giả thấy chữ “tranh” 箏có bộ trúc đầu và phía dưới có chữ “tranh” là “giành”, nên nhắc lại truyền thuyết hai người giành nhau một cây đàn “sắt” 瑟, đập bể đàn ra làm hai cây. Phân nửa cây đàn sắt vì thế mang tên là “tranh”
Cố Giáo sư Nguyễn Hữu Ba ngày còn sinh tiền, khi nói đến xuất xứ của đàn tranh cũng nhắc lại việc “giành đàn”.
Ông Nguyễn Đức Mai khi viết bài về “Ngũ tuyệt ban nhạc thính phòng cổ nhạc Huế” đăng trong số Canh Thìn 2000, Báo Thế kỷ XXI, bên Mỹ (có lẽ căn cứ theo tài liệu nghiên cứu của cụ Ưng Dụ) cũng nhắc lại việc hai anh em giành nhau cây đàn cầm (có lẽ cây đàn sắt đúng hơn vì đàn cầm chỉ có 7 dây).
Trong các nhà nghiên cứu về đàn Zheng, theo tôi, chỉ có cô Lucie Rault đưa ra nhiều tài liệu nhứt về chuyện “giành đàn”, thường là cây đàn “sắt”.
Đàn “sắt”, theo tương truyền, do vua Phục Hy chế ra, tức vào khoảng gần 3.000 năm trước Tây lịch. Đàn sắt từ đó đến nay còn giữ số dây 25. Hình dáng đàn sắt và đàn tranh giống nhau, nên đàn tranh cũng có tên “tiểu sắt”, đàn sắt nhỏ.

[Hình: sat%2025%20day.gif?et=mVneRtHU6%2CXgDy7%...BiQ&nmid=0]
[Hình: sat%2025%20day%201.gif?et=5tNb4ipChdIx1P9HzYeqXQ&nmid=0]

Đàn sắt 瑟

Cô Lucie Rault có ghi trong Luận án của cô mấy truyền thuyết sau đây :

1. Dưới thời vua Huyền Tông đời Đường (713-741), Lưu Huống, trong quyển “Đại nhạc linh bích ký” có viết :

“Tranh dữ sắt chính đồng, nhi huyền thuyết thiếu. Tần nhân hữu nhứt sắt nhí tranh. Mông Điềm trung phân chi linh. Các thủ bán cố tranh danh nhiên”

(Đàn tranh và đàn sắt giống nhau, nhưng dây ít hơn. Người đời Tần có một cây đàn sắt mà giành nhau, nhưng dây ít hơn. Người đời Tần có một cây đàn sắt mà giành nhau. Mông Điềm ra lịnh chia mỗi người lấy một nửa. Vì vậy mà người ta gọi đàn đó là đàn tranh)

Trong bài này, không nói rõ người đời Tần là trai hay gái và có họ hàng với nhau thế nào. Lại có thêm tên ông Mông Điềm đứng ra phân xử.

2. Vua Tống Nhân Tôn sai Đinh Độ (990-1053) soạn từ điển “Tập vận” về cây đàn tranh, Đinh Độ có viết : “Tần tục bạc ác, hữu phụ tử tranh sắt giả, các nhập kỳ bán, cố đương thời danh vi tranh”

(Dân tộc nước Tần hay gây gỗ. Có hai cha con giành nhau một cây đàn sắt, đập bể đàn mỗi người lấy một nửa. tại vậy mà người thời ấy gọi là đàn tranh)

Có bản ghi đầy đủ hơn :

“Tần nhân bạc nghĩa. Phụ tử tranh sắt nhi phân chi. Cố dĩ vi danh tranh Thập nhị huyền cái phá nhị thập ngũ huyền nhi vi chi dã”

(Dân Tần hay gây gỗ. Hai cha con giành nhau cây đàn sắt và đập bể làm hai. Tại vậy mà người ta gọi là tranh. Đàn tranh có 12 cây, do đập bể cây đàn 25 dây mà làm ra).

Vào thế kỷ thứ XVII, một thầy dạy “Gagaku” (Nhã nhạc) bên Nhật Bổn tên Oka Shoma (Cương Xướng Danh) trong quyển Gakudo Rui shu (Nhạc đạo loại thư) có viết :

“Hoặc ký văn : Tần nữ tỷ muội tranh sắt, dẫn phá nhi lưởng phiến. Kỳ nhất phiến hữu thập tam huyền vi tỉ phân. Kỳ nhất phiến thập nhị huyền vi muội phân. Tần Hoàng kỳ chí danh hiệu vi tranh”

(Sách Hoặc ký có viết : Hai chị em đời Tần giành cây đàn sắt, đập đàn bể thành hai miếng. Người chị lấy miếng có 13 dây, người em lấy miếng có 12 dây/Vua Tần nghe chuyện lạ như vậy gọi tên tranh cho nửa cây đàn sắt).

Có nơi chép :

“Tần hữu Uyển Vô Nghĩa giả dĩ nhứt sắt truyền nhị nữ. Nhị nữ tranh, dẫn phá chung vi nhị khí. Cố hiệu danh”

(Đời Tần có người tên Uyển Vô Nghĩa lấy một cây đàn sắt cho hai người con gái. Hai người con giành cây đàn đập ra làm hai cây.Tại vậy mà đàn mang tên Tranh).

Chuyện giành đàn theo mỗi tác giả, mỗi đời mà có hơi khác nhau. Nhưng chung qui việc xảy ra ở nước Tần. Hai người khi thì cha con, khi thì chị em giành nhau một cây đàn, đập bể đàn làm hai. Vì vậy mà đàn mang tên là “Tranh”. Theo đó ta thấy rằng người sử gia cho rằng đất nước Tần hay gây gỗ, lại không biết tôn ty trật tự, cha con giành nhau, chị em giành nhau. Cây đàn đó là đàn sắt 25 dây.

Nguồn gốc đàn Tranh Việt Nam là đàn “Tranh” giống như đàn “Sắt” từ Trung Quốc truyền sang nước Việt, có thể từ đời Trần hay trước nữa, dùng trong dân dã dưới dạng đàn 9 dây, 15 dây, 16 dây và từ xưa đến giờ thay đổi kích thước, số dây, từ dây tơ sang dây cước (dây đồng) đến dây thép. Nhưng qua 7, 8 thế kỷ, người nước Việt dùng nó, tạo cho nó một phong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệu thức, trong bài bản. Đàn Tranh đã thành nhạc cụ hoàn toàn mang tính dân tộc Việt Nam, vì đã được người Việt ưa dùng, truyền từ đời này đến đời kia hàng 7, 8 trăm năm, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người Việt và nói rất rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam.
[Hình: nguyen%20vinh%20bao.jpg?et=Z3d1f7nYzR%2C...zhg&nmid=0]
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo đàn Tranh Việt Nam
[Hình: GS%20TVK%20va%20dan%20tranh%201.jpg?et=i...bGA&nmid=0]
Giáo sư Trần Văn Khê đàn Tranh Việt Nam
[Hình: Co%20Hoan.jpg?et=z%2Cug2sLYxpzdPiMeIKAFOg&nmid=0]
Nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan đàn Tranh Việt Nam
Yahoo chat : duytantan
email : nguyentanduy@gmail.com
Face Book
#2
Cảm ơn Saotruc về bài viết rất hay.
Nhưng có điều, mình thấy nhiều người VN, không riêng gì giới âm nhạc, cũng có thể do họ thuộc lớp lớn tuổi, nên tư tưởng có phần "hướng tàu". Không ai phủ nhận hay bàn cãi chuyện nguồn gốc đàn tranh, vì cũng không có một bằng chứng nào xác đáng cả, tất cả giống như truyền thuyết thôi. Ngay cả xuất xứ của thất huyền cầm tại tàu cũng rất huyền bí. Tương truyền bà Nữ Oa vá trời xong, thủa ấy trời đất còn mông lung, giữa mặt đất mọc lên một cây ngô đồng, có con chim phượng hoàng tới làm tổ, cây ngô đồng này hấp thụ tinh hoa của trời đất và con phượng hoàng là linh vật. Bà nữ Oa bèn lấy gỗ cây ngô đồng này làm nên cây đàn cầm (5 dây: cung, thương, giốc, chủy, vũ... ) sau này khi Bá Ấp Khảo tới thăm cha (Võ Vương) bị giam ở thành Dũ Lý mới thêm 2 dây là văn, võ (vũ) -> thất huyền cầm. Tới đời nhà Tần, tướng Mông Điềm thêm dây thành 12 (12 tháng trong năm) sau đó 4 dây nữa cho xuân hạ thu đông...

Điều đáng nói là cây đàn tranh của VN giờ đã hoàn toàn khác biệt với guzheng của tàu. Chưa chắc mình đã copy của nó. Lịch sử đã chứng minh, tàu cũng copy của mình nhiều thứ. Thiết nghĩ ko nên quá nhấn mạnh tới nguồn gốc "huyền thoại" xa vời của nó dù là rất "huyền thoại". Vừa chẳng có tính tự tôn dân tộc, lại thể hiện tính tiểu nhược, cứ phải bám lấy tàu. Giờ người ta nói tới violon, đàn guitar ... chả ai nhắc tới từ củ tỉ cu ti nó xuất xứ ở đâu.
#3
Mình cực kỳ đồng ý với bạn LANG_DU. Hơn thế, mình không hiểu sao dân âm nhạc dân tộc đa số lại cứ thích nhạc TQ??? Phải chăng vì tính trầm hùng của nó. Rất ít bạn chơi âm nhạc dân tộc chú trọng các làn điệu như chèo cổ, cải lương ở VN, mà lại thích nhạc TQ. Bên đàn tranh mình, mọi người hầu như ai cũng thích cây Guzheng hơn cây Đàn tranh rất nhiều. Có lẽ vì Guzheng tiếng trầm hùng sử thi chăng? Nếu thế cũng có thể cải biên 1 chút cây Đàn Tranh của mình để có tiếng như vậy. Do Guzheng dùng dây nilon bọc nên tiếng mới chùng như thế, và đàn lại dài nữa. Cứ thử mắc dây sắt bọc hay dây nilon vào đàn tranh 22, 23 dây xem. Sẽ có 1 sự thya đổi khác biệt, lại mang tính VN hơn rất nhiều. TQ luôn có âm mưu về mọi mặt vs VN, nhất là chính trị. Thiết nghĩ ta nên tôn vinh âm nhạc dân tộc gốc của ta, chứ không phải cứ chú trọng vào âm nhạc dân tộc của xứ người.
#4
Theo toi,toi cung tan thanh quan diem la khong phai bat cu thu gi cung deu la TQ sang ta.Co nhiu thu(ke ca nhac cu la TQ vay muon cua nuoc khac,hay dan toc khac.
Truyen thuyet ve dan tranh do gianh giat ma co chi ...noi cho vui.Do khong phai la luan cu khoa hoc de ly giai nguon goc dan tranh.Dan da be ra thi con danh sao duoc.Ta chi nen coi no la truyen thuyet hu cau.Co the,nguoi xua sang tao ra dan Sat hay CO Cam truoc,,roi sau day moi den dan tranh.
Viec sach An NAm chi Luoc co nhac den dan tranh la dung nhu vay.Cuon sach nay co nien dai la TK 13 nen co the cho la IT NHAT TU THE KY 13 DAN TRANH da co mat o VN,chu khong the ket luan la Dan Tranh co o VN TU TK 13.Hien tai ta chua tim duoc thu tich nao co viet ve dantranh VN truoc do .Nhung den the ky 13 no duoc su dung o VN thi chac chan no phai co mat hoac trong vong tk 13 hoac som hon nua.Co the se tim thay dau tich o tu lieu viet,hoac tu lieu hien vat nhu cham khac,vv...chang han.Biet day no co tu thoi Ly??? (tk 110hoac truoc do ??? Dinh Bo Linh con moi nguoi day mua hat cho quan doi minh nua ma.
#5
(02-17-2012, 12:48 PM)hanoi Đã viết: Theo toi,toi cung tan thanh quan diem la khong phai bat cu thu gi cung deu la TQ sang ta.Co nhiu thu(ke ca nhac cu la TQ vay muon cua nuoc khac,hay dan toc khac.
Truyen thuyet ve dan tranh do gianh giat ma co chi ...noi cho vui.Do khong phai la luan cu khoa hoc de ly giai nguon goc dan tranh.Dan da be ra thi con danh sao duoc.Ta chi nen coi no la truyen thuyet hu cau.Co the,nguoi xua sang tao ra dan Sat hay CO Cam truoc,,roi sau day moi den dan tranh.
Viec sach An NAm chi Luoc co nhac den dan tranh la dung nhu vay.Cuon sach nay co nien dai la TK 13 nen co the cho la IT NHAT TU THE KY 13 DAN TRANH da co mat o VN,chu khong the ket luan la Dan Tranh co o VN TU TK 13.Hien tai ta chua tim duoc thu tich nao co viet ve dantranh VN truoc do .Nhung den the ky 13 no duoc su dung o VN thi chac chan no phai co mat hoac trong vong tk 13 hoac som hon nua.Co the se tim thay dau tich o tu lieu viet,hoac tu lieu hien vat nhu cham khac,vv...chang han.Biet day no co tu thoi Ly??? (tk 110hoac truoc do ??? Dinh Bo Linh con moi nguoi day mua hat cho quan doi minh nua ma.

to hanoi: Đề nghị bạn viết tiếng Việt có dấu. Những bài viết không có dấu sẽ bị xóa.
Yahoo chat : duytantan
email : nguyentanduy@gmail.com
Face Book
#6
Mình để cập tới vấn đề nhiều người mặc nhiên thừa nhận Đàn Tranh VN có nguồn gốc Tàu thôi, Còn chuyện sở thích (âm nhạc tàu, tây, ta) thì không nên bàn cãi cả, chuyện sở thích là chuyện tự nhiên, không thể miễn cưỡng được, mình cũng thích nhiều bài nhạc tàu chơi bằng guzheng và erhu. thấy hay, rồi thích là do cảm nhận của mỗi người, ngay trong cổ nhạc VN, mình thích nhạc tài tử, nhưng không thích nhạc chèo, nhiều người thì ngược lại...

Còn cổ tranh của tàu, nếu nói xuất hiện ở đời Tần thì không hẳn chính xác. Chuyện Nữ Oa hay Nữ Ô vá trời xong rồi làm đàn thì ko thể có thật, nhưng chuyện thất huyền cầm tồn tại ở Tàu là có thật (trong diễn đàn damsan cũ mình thấy có bạn rao bán thất huyền cầm). Nếu ai học, tìm hiểu hán học hoặc something tương tự, sẽ biết chuyện Bá Nha, Tử Kì đập đàn (thất huyền cầm). Còn nếu nói Guzheng không liên qua, hoặc không có nguồn gốc từ thất huyền cầm thì có lẽ các nhà nghiên cứu hay chuyên gia âm nhạc (VN) đừng nên đề cập chuyện đàn tranh VN xuất xứ từ tàu nữa.
#7
Mình cũng luôn ủng hộ Âm Nhạc Việt Nam nhưng Trung quốc cũng nhiều bài chơi hay lắm


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Hình ảnh những cây đàn cùng họ với đàn Tranh (Châu Á) saotruc 25 67,720 03-10-2024, 03:08 PM
Bài mới nhất: lehuuhung
  ÂM NHẠC DÂN TỘC ( ĐÀN TRANH ) truongtailinh1993 39 98,321 03-05-2019, 10:16 AM
Bài mới nhất: lehuuhung
  Bán lại đàn tranh ở Sài Gòn daquihoa 0 6,372 03-14-2017, 09:12 AM
Bài mới nhất: daquihoa
  Tìm. Sáo Trúc+ Đàn Tranh+ Đàn nhị đi Biểu DIễn tại Cần thơ ngày 10-> 13/1 dinhhung1841994 0 5,718 12-27-2016, 03:25 PM
Bài mới nhất: dinhhung1841994
  Báo danh ĐÀN TRANH lonsualangxang 172 412,548 12-20-2016, 03:11 PM
Bài mới nhất: TrangDi
  Tìm chỗ dạy đàn tranh ở Đà Nẵng chinhducnguyen 1 9,722 08-18-2016, 10:55 PM
Bài mới nhất: lilochin123
Heart Dạy học dàn tranh ở Đà Nẵng lilochin123 0 8,456 06-16-2016, 01:25 PM
Bài mới nhất: lilochin123
  Một số bài Rao đàn Tranh lehuuhung 3 17,273 04-15-2016, 10:58 PM
Bài mới nhất: lehuuhung
  Xin sheet Mùa thu quê hương - đàn tranh Tuổi thơ 0 6,342 01-29-2016, 08:02 PM
Bài mới nhất: Tuổi thơ
  Bán Đàn Tranh Trung Quốc 6 Triệu myhanh 0 6,719 10-23-2015, 07:07 PM
Bài mới nhất: myhanh

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách