04-26-2012, 03:40 PM
Bạn Phong Vân nói thật dễ hiểu và rất có ích cho ai muốn tự học.Mình muốn chia sẻ thêm (lại chia sẻ, vì đây là học hỏi cúa cá nhân mình,có thể không chuẩn theo trường lớp chính quy).
1.Một số nghệ nhân thì chỉ dùng phần lớn 2 ngón ,theo truyền thống miền Nam (theo quy tắc kéo lên kéo xuống mà bạn Phong Vân đã trình bày).Duy có một điều lưu ý là ngón tay,sau khi đánh xong thì để nó rớt xuống và yên vị ở dây kế tiếp,trước khi gảy ngón ngược lại. Có người dùng Ngón giữa để đánh song long (2 nốt đồng âm,nằm cách nhau một bát độ hay quãng 8) phối hợp với ngón cái,Nếu đánh nhạc cổ thì ok,nếu đánh sáng tác mới thì 2 ngón đó làm thêm nhiệm vụ vê.
2.Miền Bắc và miền Trung dùng cả 3 ngón.Chức năng các ngón cũng từa tựa như nói trên.Và nếu trong tác phẩm có thêm những nốt chùm 3,đánh nhanh liền bậc,v.vv
hoặc có thêm kỹ thuật mới thì dung 3 ngón sẽ .
thuận lợi hơn 2 ngón.Nhưng cũng tuỳ thói quen.Các đại sư vấn dùng 2 ngón mà đánh vẫn nhanh và hay.
3. Khi xưa lúc mình học thì thầy dạy có nói thế này: Trong một chùm nốt đi lên hoặc đi xuống (không nhất thiết phải là các nốt liên tiếp ),nốt cuối cùng cao nhất hoặc thấp nhất của đoạn nhạc đó thì nên để ngón đối diện đánh.Các bạn tưởng tưởng sơ đồ hinh sin của "đoạn nhạc" (tạm gọi,không hẳn đúng ),thì cứ gặp đỉnh hình sin đó ,hoặc cao nhất hoặc thấp nhất thì phải bắt đầu đánh ngón kia (từ đỉnh hình sin) cho hết" câu nhạc "để gặp đỉnh của hình sin mới thì lại phải đánh ngón ngược lại.Cứ như thế mà tiếp diễn nhé.
Khi mới tập thì nên biểu đồ hoá cả dòng nhạc thành hình sin như vậy để dễ hình dung và nghi chú vào đó ngón số mấy.Sau này ,như bạn Phong Vân nói,nó sẽ thành thói quen,không cần phải sơ đồ hoá nứa mà vẫn đánh trúng.Chúc các bạn thành công.
1.Một số nghệ nhân thì chỉ dùng phần lớn 2 ngón ,theo truyền thống miền Nam (theo quy tắc kéo lên kéo xuống mà bạn Phong Vân đã trình bày).Duy có một điều lưu ý là ngón tay,sau khi đánh xong thì để nó rớt xuống và yên vị ở dây kế tiếp,trước khi gảy ngón ngược lại. Có người dùng Ngón giữa để đánh song long (2 nốt đồng âm,nằm cách nhau một bát độ hay quãng 8) phối hợp với ngón cái,Nếu đánh nhạc cổ thì ok,nếu đánh sáng tác mới thì 2 ngón đó làm thêm nhiệm vụ vê.
2.Miền Bắc và miền Trung dùng cả 3 ngón.Chức năng các ngón cũng từa tựa như nói trên.Và nếu trong tác phẩm có thêm những nốt chùm 3,đánh nhanh liền bậc,v.vv
hoặc có thêm kỹ thuật mới thì dung 3 ngón sẽ .
thuận lợi hơn 2 ngón.Nhưng cũng tuỳ thói quen.Các đại sư vấn dùng 2 ngón mà đánh vẫn nhanh và hay.
3. Khi xưa lúc mình học thì thầy dạy có nói thế này: Trong một chùm nốt đi lên hoặc đi xuống (không nhất thiết phải là các nốt liên tiếp ),nốt cuối cùng cao nhất hoặc thấp nhất của đoạn nhạc đó thì nên để ngón đối diện đánh.Các bạn tưởng tưởng sơ đồ hinh sin của "đoạn nhạc" (tạm gọi,không hẳn đúng ),thì cứ gặp đỉnh hình sin đó ,hoặc cao nhất hoặc thấp nhất thì phải bắt đầu đánh ngón kia (từ đỉnh hình sin) cho hết" câu nhạc "để gặp đỉnh của hình sin mới thì lại phải đánh ngón ngược lại.Cứ như thế mà tiếp diễn nhé.
Khi mới tập thì nên biểu đồ hoá cả dòng nhạc thành hình sin như vậy để dễ hình dung và nghi chú vào đó ngón số mấy.Sau này ,như bạn Phong Vân nói,nó sẽ thành thói quen,không cần phải sơ đồ hoá nứa mà vẫn đánh trúng.Chúc các bạn thành công.