(04-23-2012, 09:53 PM)Duy-Ly Đã viết: 2, Chưa bao giờ em đo khoảng cách cả. Cứ giữa dây bên trái là em rung thôi. Và nếu là luyến thì em vuốt từ xa đến gần nhạn chứ chưa bao giờ thử vuốt từ gần nhạn ra xa đâu ạ.
3, Nhiều người và cả chính em nhấn nhá, rung vỗ chủ yếu dùng lực 2 ngón trỏ và giữa. Ngón áp út (ngón này mới chính thức là ngón đeo nhẫn chứ chú rể nào lại đi trao nhẫn vào ngón tay giữa của cô dâu trong ngày cưới đâu ạ) chỉ dùng trong rất ít trường hợp. Điều này cũng là mong muốn được đính chính cho thông tin này của bác:
Một mẹo nhỏ nữa là khi lắp đàn, các bác rã một ít Colofan (ko biết em viết thế có chuẩn ko) là cái cục mà người ta vẫn mài lên vĩ của Violon hay đàn nhị để nó tạo độ bám cho các phần tiếp xúc. Cái này cũng có thể dùng để bôi vào đầu các ngón tay đeo móng, nó giúp cho bác nào hay bị đổ mồ hôi tay có thể giữ được móng trên tay mà không bị tuột trong một khoảng thời gian đáng kể đấy ạ.
để nói rõ thêm bài của bạn Duy Ly cho các bạn hiểu thêm thì nguồn gốc nó là như này
2 trong đàn tranh thì tay phải gọi là Sinh- tay trái gọi là Nuôi , tay phải gẩy ra tiếng , tay trái rung để nuôi dưỡng âm thanh
khi xem biểu diễn người ta chú trọng nghệ sĩ ở cái tay trái nhiều hơn , thường thì con gái biểu diễn sẽ dùng 2 ngón để rung , tức là ngón sô 2 và 3 đối diện như bên tay phải , 2 ngón cái và ngón út sẽ hơi cong lên như cánh chim-cánh nhạn , nên khi rung chuyển từ dây này sang dây khác - như cánh chim nhạn đậu nhẹ xuống dây rồi lại tung cánh bay lên đậu sang dây khác ( cái này nếu nhìn tay bạn nữ hoặc nghệ sỹ tên tuổi biểu diễn thì đẹp lắm -kỹ thuật chuẩn là như vậy mà )
còn ngón áp út thì các bạn nam cũng có thể thường dùng để rung hoặc nhấn luyến cũng không sao , cái này không bắt buộc vì đôi khi độc tấu mà cần tiếng rung nghe thật dầy dạn thì dùng ( những nốt trầm ), còn rung 2 ngón thì tiếng rung nghe sẽ hơi mỏng , ngón áp út còn dùng trong 1 vài đoạn cần kỹ thuật nhỏ là : 2 ngón sẽ nhấn luyến giữ dây , ngón áp út dùng để vỗ nhẹ lên dây đàn
Cái cữ tay trái để rung thì không cố định , tuỳ thuộc vào từng người có tay dài hay ngắn , tư thế ngồi đàn , nói chung là tay trái đặt lên khoảng nào mà thấy thoải mái nhất , nách không được hở rộng-khuỷu tay không được đưa ra ngoài thân, chỉ cần nhìn như thế là đủ biết có đúng kỹ thuật ngồi đàn không đã -chưa cần nói là đàn có hay không
- đó là sơ đẳng nhất
(04-24-2012, 07:35 PM)namxuan Đã viết: Cuốn Sách học đàn tranh của Cô Vượng và cô Nội,Nhạc Viện Hà Nội ,xuất bản năm 1994,trang 16 viết : " Tay phải gảy đàn, tiếp theo dùng 2-3 ngón tay trái vuốt trên dây đàn đó (từ NGỰA ĐÀN RA TRỤC ĐÀN HAY NGƯỢC LẠI ) làm tăng sức căng của dây đều đều liên tục.Âm thanh được nâng cao dần lên trong phạm vi 1/2 cung đến một cung ".
Như vạy Nhạc Viện Hà Nội cũng dạy kỹ thuật này.Cảm ơn các bạn đã có comment ,buộc tôi giật mình kiêm tra lại kiến thức của mình.
thưc ra NHẠC VIỆN và cô NỘI mình viết cuốn sách đó cũng chỉ là tập hợp lại những điều và kỹ thuật từ những nghệ nhân - thầy giáo trước đây , tổng hợp và điều chỉnh lại để học sinh khi đọc và học sẽ có những kỹ thuật đồng nhất và dễ hiểu nhất thôi và sư phạm nhất thôi , theo con đường âm nhạc chuẩn của thế giới -để có thể phát triển được thêm những tác phẩm mới viết riêng cho cây đàn tranh và dàn nhạc dân tộc nói chung , chứ cũng không có sai khác gì nhiều so với các cụ trước đây đâu bạn ạ
(04-26-2012, 08:01 AM)lehuuhung Đã viết: Mình có 2 thắc mắc là:
1. Mình có cây đàn 19 dây. Ý đồ của mình là tập theo bản Nam Xuân theo bản của thầy Hoàng Cơ Thụy. Nhưng cái dây trầm nhất của cây đàn mình không sao lấy bằng dây của thầy được.
Không biết có phải do đàn mình hay do dây mình không đúng, nên trầm như theo Audio mẫu bài đàn của thầy thì dây số 1 của mình quá mềm, nghe phàng phàng không ra cao độ gì cả. Mình đã dịch nhạn về phía trục rồi mà vẫn kêu phàng phàng. Mong các bạn trợ giúp.
2. Mình gửi bản ký âm bài đàn này nhờ bạn nào ghi giúp mình số ngón tay gảy được không ? 1 2 3 chẳng hạn hoặc Cái, Trỏ, Giữa...v..v..như thế nào đó. Mong các bạn trợ giúp.
thường thì đàn 19 dây nếu so dây thì bạn nên bỏ 2 dây trầm đầu tiên , bắt đầu so dây thứ 3 -âm vực 1 , như đàn 17 dây xem sao
các ngón tay gẩy thì bạn nhớ 1 quy tắc : ngón số 1 là ngón tay cái -ngón số 2 là ngón tay trỏ-ngón sô 3 là ngón giữa
ngón số 1 chỉ được phép kéo xuống ( kéo từ nốt cao xuống nốt thấp )
ngón số 2 và ngón số 3 chỉ được phép kéo lên ( kéo từ nốt thấp lên nốt cao )
thường thì ngón 3 để đánh với những nốt ở thấp ( âm vực 1)
thường thì ngón 1 và 2 để đánh ở âm vực 2 hoặc 2 nốt cạnh nhau ( Đô- Rê )
nếu có 3 nốt liền nhau thì thường kéo ngón 2 2 nốt ( gọi là lướt ngón ) , ngón 1 đỡ nốt cuối cùng ( Đô-ngón 2 ......Rê -ngón 2.....Mi ngón 1)
bạn cứ vận dụng quy tắc như vậy để tự xếp và lựa ngón thì sẽ ra được thôi , hồi mình học đến buổi thứ 8 là cô đã không cho viết ký tự ngón lên trên bài nhạc nữa rồi , phải tự lựa ngón thôi , không khó lắm , lâu rồi thành quen ngay , thì là lúc đánh sẽ không ngược ngón thôi , chứ trong đàn tranh thì không cố định -bắt buộc nốt này phải gẩy bằng ngón này đâu ,