(04-20-2012, 10:21 PM)danthapluc Đã viết: Có thể kinh nghiệm của mình chưa chắc đã đúng với người khác.Nhưng mình cứ chia sẻ thôi.
1.Theo mình hiểu , trường hợp này là Nhấn Mượn nốt và RUng lâu (rơi vào phách mạnh),râtr hay thấy ỏ nhạc tài tử.VD nếu mình không nhớ nhầm thì trong bài Tứ đại oán có).Trương hợp ban Duy Ly nêu ra la Nhấn Luyến.Ví dụ: son do son si do do DO( luyen nen) MI son ... trong đôạn đầu bài Hương sen DT mà bạn đã biểu diễn rất hay đó.
2.Rung ở khoangr cách 10 cm cách nhạn là tốt nhất.Nhưng khi mượn nốt,nếu ta dịch ra xa một chút thì sẽ dễ hơn (dây mềm hơn)
3Bình thường ta dùng một ngon hay hai ngón để rung.Khi ta dùng thêm ngón 3 thì sẽ tăng thêm lực nhấn .Hơn nữa ,khi ta nhấn và buông ngón 3 ra chậm thì tiếng đàn sẻ rất mềm mại.Nếu ấn nhanh quá thì sợ sẽ dễ nhầm sang ngón
"nảy".
4. Cần dùng máy vì các bạn tự học có thể tai nghe chưa tốt.Nếu nghe đã tôt rồi thì đâu cần máy kiểm tra làm gi?
Xin nhắc lại là mình chỉ chia sẻ thôi/Có thể mình hiểu sai câu hỏi các bạn nên nói lạc đề.Sorry nhé
1, Cám ơn bác đã và hơi có phần ... tâng bốc em, nhưng thú thật với bác là cái E lên G đó em nhấn thẳng và dứt khoát đấy chứ em có rung gì đâu. Chỉ rung thật nhẹ khi mượn nốt H từ nốt A cho vừa biểu cảm vừa chống phô thôi ạ.
2, Chưa bao giờ em đo khoảng cách cả. Cứ giữa dây bên trái là em rung thôi. Và nếu là luyến thì em vuốt từ xa đến gần nhạn chứ chưa bao giờ thử vuốt từ gần nhạn ra xa đâu ạ.
3, Nhiều người và cả chính em nhấn nhá, rung vỗ chủ yếu dùng lực 2 ngón trỏ và giữa. Ngón áp út (ngón này mới chính thức là ngón đeo nhẫn chứ chú rể nào lại đi trao nhẫn vào ngón tay giữa của cô dâu trong ngày cưới đâu ạ) chỉ dùng trong rất ít trường hợp. Điều này cũng là mong muốn được đính chính cho thông tin này của bác:
(04-20-2012, 05:13 PM)danthapluc Đã viết: Theo mình hiểu,bạn nên dùng 3 ngón :trỏ,giữa đeo nhẫn ấn dây son xuống và vuốt sang trái ,lùi dần xa con nhạn (đẻ dây mềm hơn).Khi đến cao độ của nốt LA thì bạn phải giữ 3 ngón(hay 2 ngón cũng được,nếu tay bạn khoẻ) ở đó và rung nhanh,đều tay ơ cao đọ đó.Sau đấy vuốt ngón tay về vị trí cũ ,cách nhạn 10 cm,để trả về nốt SOn.4, Em khuyến khích dùng tai và chỉ dùng máy để kiểm tra cái tai
1.bạn gẩy nốt SON.Sau đấy dùng thêm ngỏn đeo nhẫn ấn từ từ xuống LA.
(04-20-2012, 05:13 PM)danthapluc Đã viết: Tuy nhiên,nếu thây bi sai nốt thì tức là dây đã bị chùng do giãn.Khi đó,bạn phải sửa nhạn,hoặc thay dây nào bền hơn.Đàn tranh của ta co một khiếm khuyết lớn la dây nhỏ,kim loai (nhất là dây inoc),nên độ co giãn khá lớn. Mặt đàn cong quá,dây lai để chùng để nhấn nhá nên con nhạn bấp bênh.Sau này cũng nên cải tiến thế nào đó để có loại dây bền hơn,chắc hơn.Con nhan bám mặt đàn vững hơn.Như vậy,phải nhờ các nhà luyện kim tỉm ra công thức pha chế hợp kim cho tốt.CÒn mặt đàn tranh thì nên bớt cong,con nhạn nên có chân to hơn ,vững chải hơn.Trục đàn cũng cần to hơn và chặt hơn.Các bạn thử tim loại dây dùng cho đàn Phương Tây xem sao? Biết đâu tôt hơn.Vừa rồi mình có nhìn thấy một chiếc đàn do cửa hàng Tạ Thâm (Hàng Mành) cải tiến theo hướng mở rộng bầu đàn,Nhạn to hơn bam vững hơn.Rất đáng chú ý hướng cải tiến đó.
Em là em cực ớn vụ thay dây vì 1 là rất lười, 2 là phải mất rất nhiều thời gian kể từ sau khi thay dây thì dây mới ổn định được. Nên em khuyến khích các bác chọn dây tốt, đúng độ dày cần thiết từ ban đầu. Nhạn thì các bác kiểm tra kỹ và điều chỉnh mài giũa sao cho đỉnh nhạn có 1 rãnh vừa đủ mắc dây và chân nhạn có mặt bằng phù hợp - không cong vênh so với mặt đàn (dù mặt đàn đó cong hay phẳng). Trục đàn thì không phải cứ to mới chặt mà khi quay trục đàn ta cần vừa quay, vừa ấn. Một mẹo nhỏ nữa là khi lắp đàn, các bác rã một ít Colofan (ko biết em viết thế có chuẩn ko) - là cái cục mà người ta vẫn mài lên vĩ của Violon hay đàn nhị để nó tạo độ bám cho các phần tiếp xúc. Cái này cũng có thể dùng để bôi vào đầu các ngón tay đeo móng, nó giúp cho bác nào hay bị đổ mồ hôi tay có thể giữ được móng trên tay mà không bị tuột trong một khoảng thời gian đáng kể đấy ạ.
Mà sao bác lại sorry ạ? Đôi khi lạc đề lại làm cho người đọc thu thập được nhiều hơn cả mong đợi. Dù có ý kiến hơi trái ngược với bác nhưng dẫu sao nó cũng chỉ thuộc về lĩnh vực chuyên môn. Em vẫn mong được đọc bài của bác thường xuyên lắm ạ. Cheers