05-05-2017, 09:13 AM
(04-29-2017, 08:00 AM)HatCatMeSao Đã viết:(04-27-2017, 02:03 PM)BaGaiLeeLỳ Đã viết: - Đợt em test với thầy Hoàng Anh thì cây tiêu ấy vốn dĩ chuẩn theo hơi em là 442, nhưng qua làn hơi của thầy ấy thì nó cao đều lên hết thành chuẩn 450, ở tất cả các nốt.
Câu này của LHS, đặc biệt là phần tô đậm, làm mình confused. Ý LHS là "tất cả các nốt" đều bị cao lên theo cùng 1 tỷ lệ?
Theo cách giải thích của mình thì những lỗ gần miệng thổi sẽ bị thay đổi (cao/thấp) nhiều hơn là những lỗ xa miệng thổi. Ví dụ sự khác biệt f_NSHA(A4)-f_LHS(A4) có thể sẽ nhiều hơn là f_NSHA(D5)-f_LHS(D5) mặc dù f(D5) > f(A4) , ở đây f_NSHA và f_LHS là tần số nốt được thổi ra bởi NS Hoàng Anh và bởi LHS.
Lý do là vì f ~ v/L, một luồng hơi mạnh có thể làm cho length L ngắn đi 1 khoảng là delta_L (L - delta_L gọi là effective length). Khi so sánh nốt D và A, nốt A có L(A) ngắn hơn nốt D có L(D)
f(A) ~ v/L(A) sẽ trở thành f_new(A) ~ v/(L(A)-delta_L)
f(D) ~ v/L(D) sẽ trở thành f_new(D) ~ v/(L(D)-delta_L)
vì L(A) < L(D) nên sự thay đổi tần số của nốt A sẽ nhiều hơn là nốt D.
Tuy nhiên, có thể là do khi thổi lên D5 thì phải dùng hơi mạnh hơn, cho nên delta_L(A4) có thể < delta_L(D5). Nhưng mình không nghĩ rằng sự thay đổi này có thể bù đắp cho tỷ lệ L(D)/L(A). Do đó mình vẫn nghĩ là những lỗ gần miệng thổi sẽ bị thay đổi (cao/thấp) nhiều hơn là những lỗ xa miệng thổi.
Mong LHS và mọi người cho biết ý kiến. Cảm ơn mọi người
Xin thứ lỗi vì em lu bu với công việc và cũng bởi mải chém gió trên Facebook mà quên vào đây hồi đáp bác ạ. Việc này 1 cách định tính là em thấy do em và thầy Hoàng Anh tập luyện cũng đã lâu nên đều quen thuộc với tỷ lệ cao độ của các nốt, nên khi nó không phù hợp chút đỉnh thì tự động biết tăng giảm cường độ làn hơi để khiến cho nó "cao đều lên", hoặc "thấp đều xuống" .
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan