09-26-2014, 02:33 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 09-26-2014, 02:37 PM {2} bởi BaGaiLeeLỳ.)
Bổ sung thêm 1 số ít thông tin của bác Ốc như sau :
Bác đang nói về 2 nhóm nhỏ trong nhạc cụ bộ hơi (woodwinds):
- Bộ hơi thoát : Tiêu, sáo, flute, panflute
- Bộ hơi dùng dăm đơn : Sáo mèo-bầu ( cái lưỡi gà trên dòng sáo này thực chất cũng chỉ là dăm đơn không kẹp như Clarinet hay Sax thôi)
Vì cũng rất yêu bộ dăm mà tui đã phải sưu tập cho dc 1 cây Clarinet (thực tế là tui yêu âm sắc Cla hơn là âm sắc có vẻ hơi đĩ thõa của chú Sax), tuy nhiên bác vẫn chưa đề cập đến việc tập bộ dăm đơn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ nhay của môi, từ đó sẽ khiến việc thổi 1 cách tinh tế trên bộ hơi thoát rất khó khăn, điều này khá dễ kiểm chứng, chỉ cần sau 1 buổi tập Cla và Sax rồi quay ra tập flute-tiêu-sáo thì sẽ hiểu cái môi nó bị đơ đến cỡ nào ngay !
Riêng về sáo trúc 6 lỗ và 10 lỗ thì tui không dám lạm bàn vì đã có quá nhiều tông sư, siêu đại cao thủ và thánh bắp rang trên đây rồi, chỉ dám nói sơ qua về Tiêu hệ 12 lỗ - thực tế là nên dùng từ “hệ 10 lỗ kép” sẽ bớt gây hiểu nhầm hơn – và các hệ khác .
Tiêu của Việt Nam và TQ khác hẳn nhau ở ngay hệ bấm cơ bản dù đều là 6 lỗ : hệ của TQ có 5 lỗ trước và 1 lỗ phía sau ( do ngón cái phụ trách) , còn hệ của VN thì có 4 lỗ trước và 2 lỗ phía sau (buộc phải dùng đến cả 2 ngón cái). Rồi từ hệ 5-1 này mà TQ phát triển lên hệ 8 lỗ (vẫn bảo toàn việc chỉ sử dụng 1 ngón cái) rồi hệ 9 lỗ với việc thêm vào 1 lỗ Fa# . Riêng tiêu VN, hệ 4-2 ngay từ cơ bản đã đi vào thế khó khi phải luyện tập khá kỹ để sử dụng thuần thục cả 2 ngón cái , tất cả khó khăn này cũng chỉ để dành dụm cho việc sau này lên thẳng hệ 10 lỗ nhằm chơi 1 cách tự do hơn các thăng giáng. Mọi chuyện đến đây sẽ chẳng còn gì thú vị nếu như không xuất hiện hệ 11 lỗ (còn gọi là hệ 10 lỗ kép đời đầu) của sư tổ Lê Quang Châu ở Hà Nội (năm nay đã 83 tuổi) . Bằng việc chẻ đôi nốt Si làm thành 2 nốt Sib , lão sư Lê Quang Châu đã khiến cây tiêu có thể lên đến tận Si3 một cách dễ dàng, hiển nhiên là việc thổi lên những nốt như Si3 thì ko chỉ tiêu mà Flute cũng đòi hỏi phải có làn hơi khỏe để vút lên, điều nay là không tưởng với 1 ông cụ 83 nhé, cho nên ai nổi hứng muốn đá đểu thách cụ Châu thì để Lee tui đứng ra bồi tiếp là được !!! Hệ 11 lỗ này nếu không nhầm thì bác Ốc từng được cầm qua và chơi thử rồi đấy !!!
Tuy nhiên mọi chuyện trở nên rắc rối hơn khi Lee tui định áp dụng loại tiêu này để tập nhạc cổ điển, vì khi đi tầm sư học đạo thì các bậc thầy bên nhạc cổ điển đều có yêu cầu là để “đú với cổ điển” thì ít ra nó cũng phải chạm đến mức C#7 (tức là Đô thăng ở quãng 4 của flute). Dựa trên tư tưởng lỗ kép của thầy Lê Quang Châu để lên quãng, tui lại tiếp tục chẻ thêm 1 lỗ kép nữa ở nốt La biến nó thành 2 cái Sol#. Việc tăng lỗ này khiến tui cảm thấy rất đau não, vì chúng ta ai cũng hiểu rằng, cứ tăng thêm 1 lỗ trên hệ bấm thì đồng nghĩa với khả năng bấm hụt, bấm hở của ngón tay sẽ lại tăng lên, quá trình luyện tập lại thêm phần gian nan hơn. Nhưng với 1 kết quả mỹ mãn là nó lên ngọt C7 và C#7 khiến tui quá sung sướng để bất chấp tất cả để luyện tập, tuy nhiên nói gì thì nói, tui vẫn là 1 thằng nghiệp dư mạt hạng quay cuồng với công việc và những thứ học thêm nếm khác để bổ trợ cho cái cần câu cơm và gia đình, cho nên đến giờ kết quả luyện tập của tui trên loại tiêu này vẫn rất hạn chế !
Quay lại chuyện flute, thú vui 1 thời của tui, có lẽ những kiến thức của tui trên flute bác Ốc cũng đã thẩm định qua rồi, nếu còn gì chưa chuẩn mong bác hiệu chỉnh thêm nhé !
Riêng với cô bé Resmini thì chỉ có thể nói là thiên tài thôi, nếu ai đã từng coi 1 cô bé 7 tuổi vẹo cổ cầm flute để chơi bài Carmen trong clip này thì sẽ hiểu ngay :
https://www.youtube.com/watch?v=a9qvzCc31Ec
Hiện nay Resmini đang chơi Flute của Powell , nhưng dòng cấp trung thôi gọi là Powell Sonare, lên trang web của Powell thấy hay giới thiệu về bé, có lẽ là “gà” mà hãng Powell nuôi từ bé luôn chăng và rất có thể là cây Sonare mà cô bé này cầm chỉ là cái áo ngoài để quảng cáo giúp hàng trung cấp của Powell dễ bán hơn chứ thực ra bên trong nó là hàng Custom rồi, kekeke
Còn cây flute pittong mà tui từng nói với bác Ốc thì thực tế tên của nó là Flute Glissando do ông Robert Dick chế ra, cần hiểu thêm là kỹ thuật Glissando là 1 kỹ thuật nôm na vốn chỉ có trên những nhạc cụ có khả năng vuốt âm liên tục không ngắt quãng như Violin, nhị, Trombone, cổ cầm…. Những nhạc cụ không thể tạo ra được kỹ thuật này gồm : Piano, flute, tiêu, sáo…những nhạc cụ này chỉ có nhái theo lơ lớ chứ thể thực hiện hoàn hảo được kỹ thuật Glissando, với những người khó tính thì họ hoàn toàn ko chấp nhận kiểu Glissando nhái này! Tuy nhiên từ khi Flute headjoint Glissando ra đời thì có thể nói lịch sử flute đã qua trang khác hẳn, đây có thể nói là 1 phát kiến vĩ đại từ sau thời Theobard Boehm, vì thực tế là sau những cải tiến của thánh Boehm thì các thế hệ kế tiếp chỉ có loanh quanh trong việc thêm thắt, bố trí keys, hay làm nửa mùa kiểu open hole. Chỉ với Glissando Headjoint thì flute đã bay lên 1 tầm cao vun vút, làm cho những kẻ dám dè bỉu flute có âm thanh “cứng đờ”, thiếu uyển chuyển so với sáo của các dân tộc châu á phải câm bặt, tương lai của Flute là rất sáng sủa và rộng mở đấy ! Có điều……ở đời vẫn thường như vậy… flute Glissando có tính năng vĩ đại ấy thì việc luyện tập cho xứng tầm để kiểm soát nó cũng là rất gian khổ, cho nên hiện nay vẫn chưa thấy nhiều người chơi loại này, nhưng Lee tui chắc chắn rằng, đây là 1 loại headjont thú vị nhất không chỉ Lee tui mà sẽ còn có nhiều người rất khao khát để trải nghiệm qua 1 lần !
https://www.youtube.com/watch?v=pPAfrALD7n4
Bác đang nói về 2 nhóm nhỏ trong nhạc cụ bộ hơi (woodwinds):
- Bộ hơi thoát : Tiêu, sáo, flute, panflute
- Bộ hơi dùng dăm đơn : Sáo mèo-bầu ( cái lưỡi gà trên dòng sáo này thực chất cũng chỉ là dăm đơn không kẹp như Clarinet hay Sax thôi)
Vì cũng rất yêu bộ dăm mà tui đã phải sưu tập cho dc 1 cây Clarinet (thực tế là tui yêu âm sắc Cla hơn là âm sắc có vẻ hơi đĩ thõa của chú Sax), tuy nhiên bác vẫn chưa đề cập đến việc tập bộ dăm đơn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ nhay của môi, từ đó sẽ khiến việc thổi 1 cách tinh tế trên bộ hơi thoát rất khó khăn, điều này khá dễ kiểm chứng, chỉ cần sau 1 buổi tập Cla và Sax rồi quay ra tập flute-tiêu-sáo thì sẽ hiểu cái môi nó bị đơ đến cỡ nào ngay !
Riêng về sáo trúc 6 lỗ và 10 lỗ thì tui không dám lạm bàn vì đã có quá nhiều tông sư, siêu đại cao thủ và thánh bắp rang trên đây rồi, chỉ dám nói sơ qua về Tiêu hệ 12 lỗ - thực tế là nên dùng từ “hệ 10 lỗ kép” sẽ bớt gây hiểu nhầm hơn – và các hệ khác .
Tiêu của Việt Nam và TQ khác hẳn nhau ở ngay hệ bấm cơ bản dù đều là 6 lỗ : hệ của TQ có 5 lỗ trước và 1 lỗ phía sau ( do ngón cái phụ trách) , còn hệ của VN thì có 4 lỗ trước và 2 lỗ phía sau (buộc phải dùng đến cả 2 ngón cái). Rồi từ hệ 5-1 này mà TQ phát triển lên hệ 8 lỗ (vẫn bảo toàn việc chỉ sử dụng 1 ngón cái) rồi hệ 9 lỗ với việc thêm vào 1 lỗ Fa# . Riêng tiêu VN, hệ 4-2 ngay từ cơ bản đã đi vào thế khó khi phải luyện tập khá kỹ để sử dụng thuần thục cả 2 ngón cái , tất cả khó khăn này cũng chỉ để dành dụm cho việc sau này lên thẳng hệ 10 lỗ nhằm chơi 1 cách tự do hơn các thăng giáng. Mọi chuyện đến đây sẽ chẳng còn gì thú vị nếu như không xuất hiện hệ 11 lỗ (còn gọi là hệ 10 lỗ kép đời đầu) của sư tổ Lê Quang Châu ở Hà Nội (năm nay đã 83 tuổi) . Bằng việc chẻ đôi nốt Si làm thành 2 nốt Sib , lão sư Lê Quang Châu đã khiến cây tiêu có thể lên đến tận Si3 một cách dễ dàng, hiển nhiên là việc thổi lên những nốt như Si3 thì ko chỉ tiêu mà Flute cũng đòi hỏi phải có làn hơi khỏe để vút lên, điều nay là không tưởng với 1 ông cụ 83 nhé, cho nên ai nổi hứng muốn đá đểu thách cụ Châu thì để Lee tui đứng ra bồi tiếp là được !!! Hệ 11 lỗ này nếu không nhầm thì bác Ốc từng được cầm qua và chơi thử rồi đấy !!!
Tuy nhiên mọi chuyện trở nên rắc rối hơn khi Lee tui định áp dụng loại tiêu này để tập nhạc cổ điển, vì khi đi tầm sư học đạo thì các bậc thầy bên nhạc cổ điển đều có yêu cầu là để “đú với cổ điển” thì ít ra nó cũng phải chạm đến mức C#7 (tức là Đô thăng ở quãng 4 của flute). Dựa trên tư tưởng lỗ kép của thầy Lê Quang Châu để lên quãng, tui lại tiếp tục chẻ thêm 1 lỗ kép nữa ở nốt La biến nó thành 2 cái Sol#. Việc tăng lỗ này khiến tui cảm thấy rất đau não, vì chúng ta ai cũng hiểu rằng, cứ tăng thêm 1 lỗ trên hệ bấm thì đồng nghĩa với khả năng bấm hụt, bấm hở của ngón tay sẽ lại tăng lên, quá trình luyện tập lại thêm phần gian nan hơn. Nhưng với 1 kết quả mỹ mãn là nó lên ngọt C7 và C#7 khiến tui quá sung sướng để bất chấp tất cả để luyện tập, tuy nhiên nói gì thì nói, tui vẫn là 1 thằng nghiệp dư mạt hạng quay cuồng với công việc và những thứ học thêm nếm khác để bổ trợ cho cái cần câu cơm và gia đình, cho nên đến giờ kết quả luyện tập của tui trên loại tiêu này vẫn rất hạn chế !
Quay lại chuyện flute, thú vui 1 thời của tui, có lẽ những kiến thức của tui trên flute bác Ốc cũng đã thẩm định qua rồi, nếu còn gì chưa chuẩn mong bác hiệu chỉnh thêm nhé !
Riêng với cô bé Resmini thì chỉ có thể nói là thiên tài thôi, nếu ai đã từng coi 1 cô bé 7 tuổi vẹo cổ cầm flute để chơi bài Carmen trong clip này thì sẽ hiểu ngay :
https://www.youtube.com/watch?v=a9qvzCc31Ec
Hiện nay Resmini đang chơi Flute của Powell , nhưng dòng cấp trung thôi gọi là Powell Sonare, lên trang web của Powell thấy hay giới thiệu về bé, có lẽ là “gà” mà hãng Powell nuôi từ bé luôn chăng và rất có thể là cây Sonare mà cô bé này cầm chỉ là cái áo ngoài để quảng cáo giúp hàng trung cấp của Powell dễ bán hơn chứ thực ra bên trong nó là hàng Custom rồi, kekeke
Còn cây flute pittong mà tui từng nói với bác Ốc thì thực tế tên của nó là Flute Glissando do ông Robert Dick chế ra, cần hiểu thêm là kỹ thuật Glissando là 1 kỹ thuật nôm na vốn chỉ có trên những nhạc cụ có khả năng vuốt âm liên tục không ngắt quãng như Violin, nhị, Trombone, cổ cầm…. Những nhạc cụ không thể tạo ra được kỹ thuật này gồm : Piano, flute, tiêu, sáo…những nhạc cụ này chỉ có nhái theo lơ lớ chứ thể thực hiện hoàn hảo được kỹ thuật Glissando, với những người khó tính thì họ hoàn toàn ko chấp nhận kiểu Glissando nhái này! Tuy nhiên từ khi Flute headjoint Glissando ra đời thì có thể nói lịch sử flute đã qua trang khác hẳn, đây có thể nói là 1 phát kiến vĩ đại từ sau thời Theobard Boehm, vì thực tế là sau những cải tiến của thánh Boehm thì các thế hệ kế tiếp chỉ có loanh quanh trong việc thêm thắt, bố trí keys, hay làm nửa mùa kiểu open hole. Chỉ với Glissando Headjoint thì flute đã bay lên 1 tầm cao vun vút, làm cho những kẻ dám dè bỉu flute có âm thanh “cứng đờ”, thiếu uyển chuyển so với sáo của các dân tộc châu á phải câm bặt, tương lai của Flute là rất sáng sủa và rộng mở đấy ! Có điều……ở đời vẫn thường như vậy… flute Glissando có tính năng vĩ đại ấy thì việc luyện tập cho xứng tầm để kiểm soát nó cũng là rất gian khổ, cho nên hiện nay vẫn chưa thấy nhiều người chơi loại này, nhưng Lee tui chắc chắn rằng, đây là 1 loại headjont thú vị nhất không chỉ Lee tui mà sẽ còn có nhiều người rất khao khát để trải nghiệm qua 1 lần !
https://www.youtube.com/watch?v=pPAfrALD7n4
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan