Dành ít thời gian ngồi nói chuyện phiếm về nhạc cụ :D - Bản rút gọn +- Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam (http://damsan.net) +-- Diễn đàn: Nhạc Cụ (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=14) +--- Diễn đàn: Sáo (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=15) +--- Chủ đề: Dành ít thời gian ngồi nói chuyện phiếm về nhạc cụ :D (/showthread.php?tid=3899) |
Dành ít thời gian ngồi nói chuyện phiếm về nhạc cụ :D - ocmapkt1412 - 09-25-2014 Rảnh rỗi ngồi nói chuyện về nhạc cụ . Xin đừng gạch đá, đá đểu ) [.........] Mỗi nhạc cụ sinh ra, đều có sẵn cho mình những tính năng, đặc trưng, hình hài riêng. Nếu trừu tượng hoặc tưởng tượng hơn, có thể cho rằng, chúng cũng có linh hồn. Nếu có linh hồn, nghĩa là sẽ có tương tác với xúc cảm. Mà xúc cảm, thì là thứ có thật, thứ tồn tại trong mỗi cá nhân, trong mọi liên kết giữa thế giới của nội tâm và thực tế, giữa con người với con người. Gói gọn trong lĩnh vực là bộ hơi, đó có thể được coi là "những linh hồn thật sự". Chúng được sinh ra từ hơi thở - thứ kết giao giữa con người với chúng. Khi được đánh thức, được giải phóng bằng chính những xúc cảm thật sự, những linh hồn đó sẽ trỗi dậy, tự do tương tác với thế giới bên ngoài, vượt ra khỏi ranh giới của cái tên "nhạc cụ", trở thành thứ bất diệt trong lòng người thể hiện/người nghe, là gì đó khiến người chơi luôn phấn khích, luôn mong muốn được gắn bó, được làm chủ, được thoả mãn. Tôi ngẫm nghĩ về những nhạc cụ mà tôi được biết đến, trong mảng lĩnh vực mà tôi thường xuyên khai thác. Có những thứ mộc mạc đến giản dị như tiêu, sáo tre, kèn lá , sáo bầu, sáo quạt.. có những thứ hiện đại đến mức không tưởng như sáo hiện đại, saxophone, trumpet, trombone..Cá nhân tôi chơi được khoảng 6 loại nhạc cụ thuộc bộ hơi: sáo trúc, sáo quạt, sáo bầu, tiêu, sáo hiện đại, saxophone. Đây là những thứ tôi đã sở hữu, có trong tay, từng tập luyện và khai thác được tàm tạm. Nếu nói về khả năng chơi nhuần nhuyễn 1 trong 6 thứ này, tôi khẳng định, chẳng thứ nào là thứ tôi nhuần nhuyễn, vì biết nhiều chỉ là biết mà thôi. Nếu nói về số lượng nhạc cụ có thể chơi được nhiều hơn, thì còn có hàng triệu những con người làm tốt hơn tôi. Ở đây, tôi chỉ tự gói gọn lại những cảm nhận trên phương diện hiểu biết cá nhân hạn hẹp, những trải nghiệm thật sự, những cảm xúc đã từng vang lên trong trí nhớ, trong mỗi phút của cuộc sống mà tôi đã từng đi qua, là chia sẻ sâu sắc về cảm nhận của bản thân. Có thể là thừa thãi với người hiểu biết rõ (múa rìu qua mắt thợ), nhưng chắc sẽ có ích cho nhiều người chưa từng biết đến. Nói về sự giản dị trước đi. Tôi có kiến thức tạm bợ cho tiêu, sáo trúc, sáo quạt, sáo bầu. Hẳn r, đây là những sản phẩm thô sơ, đa phần đều sinh ra từ cách thức thủ công. Chúng đơn giản, không có gì đặc sắc nếu như không trang trí lên đó những hình vẽ, những đường khắc, những hoạ tiết, nhưng nói về khả năng diễn tấu, khai thác, thể hiện sắc thái tình cảm, đây mới là những gì mộc mạc nhất, thiên nhiên nhất, dễ kiếm tìm nhất. •••TIÊU••• - tôi đánh giá cao về những gì mà nó có thể đạt được. Tuy hình dáng khá là dài, tập luyện cũng vất vả, nhưng 1 khi đã được chủ nhân của nó biết cách khai thác, thì cái thứ vốn được mệnh danh là "cha của những nỗi buồn châu á", sẽ khiến tất cả như đứng lại. Với âm sắc trầm là chủ đạo (rải âm vực đẹp nhất bắt đầu từ C4), kết hợp với cộng hưởng từ nguyên vật liệu là trúc tre, sự thăng hoa trong diễn tấu của người chơi, nó hoàn toàn chinh phục những con người "vốn có lắm cảm xúc không hay". Số đông người chọn tiêu làm nhạc cụ chính, có lẽ là vì vậy. Nói về sự cách tân, thì sự thèm khát trong thể hiện cá nhân, trong quá trình khai phá và cải tiến, dần dần tiêu sinh ra nhiều loại thế bấm như 5-1, 4-2, r hệ bát khổng...cho tới thời điểm này, nói riêng ở việt nam, hệ tiêu đã được cải tiến lên hệ 12 lỗ, được trình bày bằng những nhạc phẩm khó, tốc độ, qua nhiều năm kinh nghiệm của a LeeHonso, đã khiến tôi có lúc ngồi ngẫm nghĩ lại, trời ơi, quả thật là nó đã bò được lên đủ hàng 3, khi mà tận tai tôi được nghe, được chính a Lee bộc bạch, chia sẻ về quãng thời gian dài mà a gắn bó với nó. Tiêu việt nam đã không còn dừng lại trong phạm trù của những nỗi buồn trước đây. Nó đã khác xa, vượt quá tầm hiểu biết lúc này của tôi. Thật mừng là đã có những con người như a, đứng lên khai phá, rèn luyện, để mọi người thấy được, Tiêu việt - không hề tầm thường. Tuy vậy, tôi cũng không thể gộp tất cả vào làm 1. Nền móng chủ đạo của tiêu là như vậy. Có người coi nó là sản phẩm đặc trưng cho nỗi buồn, cho sự chậm rãi, mềm mại. Như cá nhân a Lee thì theo đuổi mục đích hoàn thiện hơn, thế nên, các bạn nghĩ nó ở góc độ nào cũng được cả. Có thể trước đây, tiêu mang trong nó linh hồn u uất, trầm mặc, thì ngày nay, nó đã có thêm linh hồn khác đối lập hơn, tươi vui hơn, mạnh mẽ hơn. ••••SÁO TRÚC••• - thứ nhạc cụ chứa đựng những linh hồn bay bổng lên tầng không cao nhất - tự do với đất trời nhất. Nói về nhạc cụ này, với hệ sáo cơ bản tạo nên từ nguyên liệu chính là tre trúc nứa, gồm rất nhiều loại đa dạng, khác nhau. Ở đây, tôi sẽ chỉ bàn về cây sáo thông thường. Chúng có thiết kế với hệ bấm cơ bản là 6 lỗ, dễ sử dụng, dễ bấm. Nếu là bé nhỏ, có thể kể tới sáo Sol5 (rải âm vực từ G5 - G7 chủ đạo), rất cao, ngang với tiếng chim. Thường thì ít người sử dụng sáo này, do khá khó bấm, nhỏ, và nếu tập luyện ở cường độ cao, sẽ rất chói tai. Ở Hà Nội hiện nay, đa số mọi người hay sử dụng sáo giọng Đô (C5), âm vực từ C5 - C7. Có lẽ vì tính chất giọng và âm sắc thoáng, dễ nghe dễ nắm bắt, tập luyện, nên sáo giọng Đô luôn là ưu thế đầu tiên cho những bạn mới bắt đầu tập, kể cả người chuyên nghiệp. Song song với sáo giọng đô, cũng có nhiều sáo khác, đại diện cho các giọng khác nhau như Si giáng (Bb), La (A), Sol (G)...Cá nhân tôi nếu sử dụng sáo trúc sáo nứa, tôi luôn chọn cho mình 1 cây Bb (Bb4 - Bb6). Tôi đặc biệt thích khai thác rải âm vực Bb. Nó không quá chói chang. Tóm lại, nó là rải âm mà tôi thích, và đối với Bb, tôi dễ dàng làm chủ xúc cảm hơn, dễ tương tác hơn. Nói về cấu tạo chung là vậy. Tuy vậy, hệ sáo 6 lỗ cũng không dừng lại ở đây. Hiện nay, rất nhiều bạn sử dụng hệ sáo 1O lỗ (với 4 lỗ phụ thiết kế cho vị trí của 2 ngón cái và 2 ngón út - đáp ứng nhu cầu của nốt phụ - còn gọi là #, b), với mục đích khai thác được tốt hơn cây sáo 6 lỗ trước đây. Việc thêm những lỗ này hoàn toàn là hợp lý khi nhu cầu luyện tập ở mức độ cao hơn, khó hơn là cần thiết. Nói đơn giản, nếu sáo 6 lỗ thường, chỉ có thể chạy ngón với các bậc âm cơ bản - nguyên cung (diatonich) : C, D, E, F, G, A, B, thì sáo 1O lỗ có thể chạy được từng nửa cung (cromatic) : C, C#, D, D#, E, F, F#, G, G#, A, A#, B. Như vậy thế bấm sẽ bắt đầu khó khăn hơn, phát sinh nhiều vấn đề hơn trong quá trình khai thác. Đổi lại, đó sẽ là lợi thế để người chơi có thể tuỳ biến trong quá trình xử lý nhạc phẩm, hay đơn giản, chỉ là tập gam. Ưu thế nhỏ gọn, phương thức tập luyện, thời gian ngắn để có thể sớm làm quen, nắm bắt được tính năng sáo, âm sắc bay bổng, cao, kết hợp khéo léo với xử lý ngón tinh tế, khiến cây sáo trúc đơn sơ giản dị luôn chiếm giữ 1 phần tuổi thơ trong lòng mỗi người dân việt. Nghĩ tới sáo trúc, dường như sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh mục đồng ngồi trên lưng trâu, miệng thổi véo von, với cánh diều căng gió, đồng cỏ xanh biếc, những tâm hồn thanh tao không trói buộc, những nốt nhạc buông thả giữa trời mây. Êm ả, đẹp như tranh vẽ, ai muốn quên?. •••Sáo Quạt [Pan-Flute]••• - 1 nhạc cụ cũng rất đáng được đề cập đến. Được tạo nên từ nhiều ống trúc (nứa) có kích cỡ khác nhau, xếp theo thứ tự từ nhỏ tới lớn, khum hình quạt, nên nó được gọi với cái tên như vậy. Bản thân sáo thường bao gồm 7 ống (cho loại cơ bản). Hay được sử dụng nhất là 22 ống (rải âm vực từ G4 - B8) đối với sáo giọng Sol, tức là hơn 3 Quãng 8, rải âm rất rộng. Cách chơi loại sáo này cũng có sự khác biệt đôi chút. Để tạo ra âm thanh, ta sẽ đặt môi lên miệng ống và thổi. Vì mỗi ống là 1 nốt (cao độ) khác nhau, nên để tạo được 1 đoạn nhạc cơ bản nào đó, sẽ phải học cách di chuyển môi thật chính xác. Khá vất vả trong thời gian đầu để có thể làm quen. Mọi thứ sẽ dần hình thành phản xạ khi được luyện tập thường xuyên. Ưu điểm của nhạc cụ này là dễ thổi và chỉ cần dùng miệng, nhưng để có thể chơi tốt 1 bài nhạc, đó không hẳn là điều dễ dàng. Với cấu tạo mỗi 1 ống là 1 cao độ, đồng nghĩa với việc phải thay đổi cường độ hơi, cách làm chủ mỗi cột hơi trong từng ống, nên sẽ sinh ra hiện tượng hao hơi rất nhanh. Cách để xử lý nửa cung cũng khá khó. Bend hơi (thổi úp miệng) là phương thức để đạt được nửa cung dễ dàng nhất đối với sáo quạt, tuy vậy, để có thể bend chính xác (đối với nốt thấp), cần nghe thật tốt và luyện cho cái mỏ dẻo như kẹo. Nếu có sớm bị chai mỏ, cũng có thể hiểu là bạn đã yêu thích nó như thế nào. Bù đắp cho những khó khăn trên, âm thanh mà sáo quạt mang lại cho bạn, hoàn toàn chinh phục bạn ở góc độ của 1 người yêu thang âm thiên nhiên. Chính xác, là như gió lùa qua những cây tre cây trúc, hoặc như những ống sáo được lắp trên những con diều. "Vi vu" có lẽ là từ ngữ diễn tả khá tốt. Dù có thể bạn chưa từng được thử sức, nhưng sẽ không tiếc đâu, nếu bạn bỏ chút thời gian ra nghe thử vài nhạc phẩm như Celeste, El condor Pasa của Leo Rojas. Thánh này là người có sức truyền cảm tình yêu của thiên nhiên đến mức lạ kỳ, từ tiếng gió rít, tiếng lục lạc, hay tiếng chim kêu vượn hú. Einsamer Hirtle - 1 nhạc phẩm nổi tiếng với phong cách chậm rãi, sâu lắng, khi vào tay Leo Rojas, cũng trở nên sống động đến mức không tưởng. Rõ ràng, anh này thật sự có khả năng cảm nhận sâu sắc, và có thể chạm được vào những gì tinh tuý nhất của sáo, biến nó thành thứ có thực. •••Sáo Bầu[Hulusi]••• sản phẩm xuất bán từ Trung Quốc về việt nam rất quen thuộc với anh em. Nhắc tới sáo bầu, chắc hẳn đa phần bạn trẻ chơi sáo nghiệp dư đều nắm rõ về loại này. Cấu tạo chính từ vỏ quả bầu khô, kèm theo là 1 thân chính và 2 bè phụ được gắn trực tiếp vào thân bầu, khiến nó là nhạc cụ "khá buồn cười" và độc đáo. Sáo bầu thường chỉ có rải âm vực khá ngắn (Đồ - Rê2), chỉ hơn 1 Quãng 8. Lí do vì âm thanh vang lên từ nhạc cụ này, là nhờ sự rung động của Lam - 1 thứ nhỏ và mỏng như lưỡi gà. Âm vực chủ đạo thì khá đa dạng. Sáo cũng mang nhiều giọng khác nhau. Được dùng nhiều hơn cả là giọng Sol, La, Rê (trầm). Do kích thước bầu càng bé, lam sẽ nhỏ, hệ bấm sẽ thu hẹp lại nhiều, nên bầu giọng Đô, Si, ít được sử dụng đến. Âm sắc khá ấm và có độ nén (hơi khi thổi sẽ chuyển động trong lòng quả bầu) nên rất dễ chịu trong việc tập luyện, nghe, thưởng thức nhạc phẩm. Tuy vậy, bạn sẽ khá mệt nếu như không biết cách quản lí hơi, ép hơi. Nếu căng quá, bầu sẽ không lên được các cao độ trên. Ngược lại nhẹ quá, sẽ cho ra âm thanh "tè tè". Song song với sáo bầu thì sáo mèo cũng tương tự về tính chất công năng , chỉ khác nhau là mèo thổi ngang, không gắn bầu, vì thế hiện nay để cải thiện được cho 1 cây sáo mèo vượt quá rải âm vực lên khoảng 2 quãng 8, người ta ghép 2 cây có tính chất giọng tương đồng nối liền để tạo sự đa dạng hơn. Đối với bầu, để có thể đạt được nhiều nốt hơn, cần 1 quả bầu khá tốt, lam phải khoẻ và thường sẽ là giọng Rê trầm, như vậy khi chế tác lại, sẽ thoải mái hơn trong việc phân bổ ngón tay. Với bầu đã được chế, thay vì chỉ đạt cao độ là Rê2, nó có thể lên tới Fa2, tức là từ Đồ - Fa2 (không tính nốt Sòl thấp nhất). Khi lên tới cao độ F2, bầu sẽ cho ra nốt B và Bb chính xác hơn so với khi nó chưa được chế tác. Lúc này, rải âm cơ bản nhất của bầu, sẽ đại diện được cho 2 giọng chính : giọng Đô trưởng (C , D , E, F, G , A , B , C) và giọng Fa trưởng (F, G, A, Bb, C, D, E, F). Sẽ có thêm nhiều nhạc phẩm dễ dàng được khai thác trên bầu cải tiến, điều mà bầu cơ bản không thể làm được. Dòng nhạc cụ này thể hiện tuy không thể được đa dạng sắc màu như các nhạc cụ khác, nhưng nó là nhạc cụ song hành, 1 khi bạn thật sự là người ham mê sưu tầm, thích những thang âm mới lạ. Giống như Sáo Quạt mang sức sống mạnh mẽ từ núi rừng thiên nhiên, sáo bầu cũng chứa đựng những câu chuyện riêng, về những gì mộc mạc, đơn giản, nhưng sâu lắng nhất, như những bóng dáng thầm lặng vậy. Đừng bỏ qua việc thử sức nếu như trong tay bạn là 1 cây bầu tốt. •••••Saxophone•••• Kết thúc danh sách vài em nhạc cụ dân dã, giờ ta sẽ chuyển qua bàn về 1 vài em nhạc cụ phương tây - những nhạc cụ đã được Tân tiến lên mức độ cao hơn, hiện đại hơn, khoai hơn, khó hiểu hơn. Kèn saxophone (thuộc bộ Đồng) - ra đời khoảng tk 19. Hình ảnh này không còn xa lạ r. Ở việt nam đã không còn là hiếm hoi. Saxophone chính gồm 2 loại : Alto saxo (giọng nữ - được sử dụng rất nhiều) Và Tenor Saxo ( giọng nam). Về cấu tạo chung của nhạc cụ này là như sau: Kèn được chế tác, gia công bằng máy móc (hoặc thủ công bằng tay). Nguyên liệu chính được sử dụng là đồng. Bản thân kèn có 1 loa cộng hưởng giúp việc tạo âm thanh dễ dàng hơn. Trên thân kèn, có khoảng 115-140 chi tiết linh kiện nhỏ như : Pad (phím bấm), Key( các khoá phụ), ốc tinh chỉnh, Zíp (đòn bẩy), zampone (đệm phím)....tất cả được bố trí sắp xếp ăn khớp, tạo nên 1 hệ thống dàn cơ đòn bẩy liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu nhìn qua tổng thể, đó thật sự là 1 mớ lằng nhằng phím, nhưng nếu hiểu về nó, bạn sẽ nhận ra "Nó phải thế". Để xử lý dc tổng thể các phím bấm trên kèn, bạn cần dùng 9 ngón tay (trừ ngón cái bàn tay phải chỉ để giữ kèn). Nhưng như vậy chưa phải là tất cả. Đi kèm với kèn, còn 1 thứ khác gọi là Beck kèn. Beck này sẽ có gắn thêm Dăm kèn (dăm cho kèn saxophone có kích cỡ 2.1/2). Dăm và Beck sẽ được khoá chặt với nhau bằng 1 đai khoá, sau đó sẽ được nối với kèn, để tạo nên cây kèn hoàn thiện, sẵn sàng phát ra âm thanh. Cách ngậm Beck và thổi cũng khác biệt với nhiều loại nhạc cụ : Yêu cầu dùng môi dưới cuộn nhẹ lại để đỡ dăm kèn. Răng hàm trên ép nhẹ vào beck. Khi thổi sẽ ép hơi tương đối mạnh. Mới tập sẽ hay bị ép dăm, kẹp dăm, tạo nên âm thanh "két két" rất khó chịu. Không hề dễ dàng nếu bạn muốn chinh phục 1 cây kèn saxophone, nếu như không có 1 cột hơi chắc, và để làm quen, bạn cần sử dụng 1 beck kèn O sao (rất nhẹ) trong thời gian đầu tập luyện. Khi đã quen dần, sẽ dùng Beck nhiều sao hơn (có thể là 7 sao - cho nghiệp dư). Khi đó, bạn mới có đủ hơi để làm chủ cây kèn. Cá nhân mình mất khoảng 3 tháng để lên Beck 7 sao, và nếu bạn chưa hiểu gì, thì hãy nhớ 1 điều thôi : Beck kèn là thứ quyết định âm thanh của kèn. Để có thể hoà quyện với nó, bạn sẽ cần không hề ít nỗ lực và tư duy. Rải âm vực của saxophone (Theo qui ước đối với khoá sol) sẽ từ Bb3 - G6, trong khoảng gần 3 quãng 8. Gọi là quy ước cho dễ nhớ, còn bản thân các nốt của saxo không hề đúng theo chuẩn quy định quốc tế (âm la chuẩn trên đàn piano = 440Hz, trong khi đó các nốt trên kèn lại thấp hơn 1 Quãng 6 ). Vì điều này, nên khi tập luyện riêng với kèn, với bài bạn cần thể hiện, thì cứ theo hệ nốt quy ước (C D E...) mà giã, nhưng nếu để ghép với đàn piano hoặc guitar.. sẽ phải dùng phương pháp dịch giọng trên kèn mới đạt chuẩn được. (mấy cái nè giải thích khó hiểu - các bạn quan tâm tự coi google). Về mô hình chung, thì Alto sax và Tenor sax có cấu tạo như nhau. Phân biệt 2 loại này, đơn giản nhất là nhìn vào phần cổ kèn: •Alto sax : cổ kèn thẳng •Tenor sax: cổ kèn cong như cổ con vịt, thân kèn lớn hơn. Phân khúc kèn saxo cũng có thêm 1 vài loại như Alto soprano, tenor soprano, Bass - saxo (trầm), Contrabass-saxo (siêu trầm)....Đứng cùng bộ đồng với saxophone, cũng có nhiều đồng đội khác không kém phần quái đản : Trumpet (loại kèn đồng 3 phím), Trombone ( khi chơi dùng 1 tay kéo-đẩy), Baritone, Oboa, Clarinet....muôn hình vạn trạng. Thế giới của bộ đồng là những sản phẩm công nghệ tiên tiến, rắn chắc, nhưng không vì thế mà không thể lột tả được những thứ thuần tuý của âm nhạc. Bản thân saxophone thường được dùng để chơi nhạc Jazz bởi những người da đen, nhưng qua thời gian, chúng được sử dụng để khai thác sâu hơn vào các dòng nhạc khác như Pop, Rock...Tại việt nam ta, dưới đôi tay khéo léo, tâm hồn đậm chất việt, chú Trần Mạnh Tuấn đã thổi hồn cho rất nhiều tác phẩm việt quen thuộc thể loại dân ca, nhạc vàng, trữ tình. Đa phần nhạc phẩm đều được chú phối lại, kết hợp giữa nền nhạc dân tộc, pha trộn 1 chút phá cách nổi loạn của jazz (Bèo dạt mây trôi, Về Quê, Quê Hương, Huyền Thoại Mẹ...). Lê Tấn Quốc , Xuân Hiếu cũng là những người gắn bó với dòng nhạc cụ này khá lâu (Thành Phố Buồn, Ước gì...). Và nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là Kenny-G, được mệnh danh là vua kèn saxophone, đi kèm các nhạc phẩm khó quên : Going Home, Jasmine Flower, Forever In Love...Tiếng kèn của Kenny-G được cả thế giới biết đến, và nếu các bạn tìm hiểu sâu, thì anh này không hề được đào tạo từ trong nôi. Cá nhân anh bắt đầu yêu kèn từ những năm 18-20 tuổi, và khi đó, anh còn không nghĩ mình sẽ có thể bám trụ được đến bây giờ. Đó thật sự là những nỗ lực không ngừng nghỉ. Sự thịnh hành của saxophone tại việt nam trong những năm gần đây, khiến cho việc săn lùng những cây kèn cổ trở nên khan hiếm. Kèn Trung Quốc rực rỡ sáng nhoáng rẻ tiền tràn ngập Hà Nội. Số lượng kèn cổ, tốt, bị săn nhiều, Beck kèn cũng vì thế ít dần đi. Chúng về tay những người hiểu biết, coi chúng như bảo bối. Bản thân tôi cũng may mắn khi có trong tay 1 Beck kèn BergLarsen 85/2 của Anh, lâu đời. tuy không giá trị như những beck khác, nhưng vậy cũng gọi là đủ dùng, và thú thực là, tôi chưa lĩnh hội được nhiều về dòng nhạc cụ này. Tuy vậy, đã có những lúc tôi chạm được cái ngưỡng "tuyệt đẹp" của nó, dù không quá rõ ràng, nhưng tôi hiểu nó là điều có thật. Chỉ là, bạn biết đấy, để làm chủ 1 cây kèn, ngoài thể trạng tốt, bạn cần 1 tâm hồn rộng mở không xiềng xích, mới có thể "thuần hoá" được linh hồn chế ngự trong đó. •••••Flute/Sáo Hiện Đại/Sáo Tây•••• Cuối cùng là nhạc cụ này. Quay lại chủ đề là sáo, nhưng là sáo của thế giới tân tiến hiện đại - loại nhạc cụ tôi thật sự gắn bó và bị mê hoặc nhất. Đây cũng là thứ giúp tôi đạt được những cảm xúc thật sự, đánh thức trong tôi nhiều những kĩ năng chưa từng có, và cũng là thứ mà tôi dành nhiều thời gian trải nghiệm, thứ mà tôi luôn cảm thấy dễ chịu, thăng hoa, mỗi khi nhắc đến. Xin phép được gọi loại nhạc cụ này là Sáo Tây/Sáo Hiện Đại. Đúng ra, ở việt nam, mọi người vẫn gọi nó là Flute <Phờ Luýt>, nhưng trong bài viết này, tôi sẽ không gọi như thế. Flute - dịch ra tiếng việt, vẫn chỉ là sáo (Bambooflute - sáo trúc, panflute - sáo quạt....). Theo cách phương tây họ gọi nó là Flute - thật ra là cách gọi phân biệt riêng theo quan điểm tên gọi giữa các loại sáo, và từ khoá Flute là chỉ riêng cho sáo kim loại, khác biệt với các loại sáo khác, như 1 điều ngẫu nhiên. Thế nên đối với tôi, tôi sẽ gọi nó là Sáo hiện đại. Sáo hiện đại - tiền thân của nó cũng chỉ là sáo 6 lỗ như của chúng ta ngày nay. từ tk 18, người ta đã cải tiến nó nhiều bằng cách thêm lỗ phụ, thêm khoá đóng mở. Tuy nhiên, cho đến năm 1830, BoehmTheoBald đã là người thay đổi toàn bộ lịch sử phát triển của sáo hiện đại, khi cho ra đời 1 mô hình hoàn toàn mới, 1 cuộc cách mạng đối với nền âm nhạc châu âu. BoehmTheobald (1794-1881), sinh ra tại Munich, vốn là 1 thợ kim hoàn nổi tiếng và có tài năng về cơ khí. Ông cũng rất mê sáo và muốn thử sức nghiên cứu chế tác, cải tiến. Ông kết hợp khả năng sáng tạo của mình, cùng với những bản vẽ thiết kế do hoạ sĩ Greve thể hiện lại trên ý tưởng của Boehm. Cuối cùng, năm 1830, Boehm đã cho ra đời hệ thống phím bấm hoàn toàn mới cho sáo hiện đại, thay đổi tư tưởng cho sáo cũ, là đột phá lớn mà đến mãi ngày nay người ta vẫn đang sử dụng mô hình của ông để phát triển các loại sáo cao cấp hơn. (Ở đây có thể hiểu hệ phím mới như sau: nếu tính trên 1 hàng bấm, với sáo thường, ta chỉ có được 7 bậc âm cơ bản. Đối với hệ phím mới, trên 1 hàng, nốt C được chia thành khoá riêng do ngón út quản lý, và không dừng lại ở bậc B, sáo lên thêm 2 bậc âm khác là C, C#). Từ khi mô hình ra đời và được trưng bày triển lãm tại Paris, London, về sau, đã có rất nhiều người đóng góp trong suốt quá trình hoàn thiện nó. Trải qua hơn 200 năm, sáo hiện đại có hình dáng như ngày nay. Sáo được cấu tạo và sử dụng nguyên liệu chủ yếu là Bạc. Tk 19 chứng kiến nhiều sự ra đời của những cây sáo bạc nguyên khối, hình dáng bắt mắt đi kèm các hoạ tiết cầu kì. Về sau này, khi công nghệ phát triển hơn, nguyên liệu bạc dần được hạn chế đi và thay thế bằng các hợp kim bền bỉ, giảm thiểu tỉ lệ bạc, mục đích cắt giảm chi phí và đáp ứng số lượng lớn người dùng. Cũng có những cây sáo chế tác bằng vàng, hoa lá cành, bằng nguyên liệu quý hiếm, nhưng tất nhiên là không dành cho số đông. Hệ thống phím bấm : sáo gồm 16 phím bấm, thiết kế theo hệ cơ đòn bẩy (tương tự như saxophone). Thiết kế cũng bao gồm Pad, key, zip, zampone (Riêng zampone của sáo hiện đại thiết kế cầu kì hơn, còn đối với saxophone thì được làm bằng da)...Điểm khác biệt thứ 2 là sáo chia làm 3 phần, trong đó phần Head (đầu sáo) được nghiên cứu chế tạo khác với hệ sáo của châu á. Phần miệng thổi có thiết kế thêm 1 miếng đệm kim loại (Lip-Plated) cao hơn hẳn - với khả năng giúp kê môi chuẩn hơn, tạo luồng hơi đi vào lỗ thổi hiệu quả cao, và dễ tuỳ chỉnh hơi ở nhiều góc 30, 45, 60 độ. Vì vậy nên ngoài việc tạo ra âm thanh cơ bản, sáo còn thể hiện được rất nhiều màu âm khác nhau (rich tone color), cách xử lý cũng rất đa dạng. Bản thân sáo đáp ứng đầy đủ tính năng cần thiết , với rải âm vực chuẩn từ C4 - C7 (Đủ 3 quãng 8) và vượt quá lên C#7, D7. Với những cây sáo có chân B - Foot (xuống nốt B3), hoặc Bb - Foot (Bb3), thì quãng tám thứ 4 của sáo không dừng lại ở D7. Nó thậm chí lên tới E7, F7, F#7, G7. Tuy nhiên các tiết mục của sáo hiện đại không bao giờ vượt quá D7. Như vậy, tính riêng về rải âm vực , Sáo hiện đại đã đạt đến ngưỡng khai thác tối đa trên ít nhất 3 quãng 8, đáp ứng đủ cromatic (37-40 nốt), gói gọn các vòng gam, đa tính năng, và chuyện nó là loại nhạc cụ chuyên để tập luyện nhạc cổ điển, hoà tấu piano thính phòng, là rất bình thường. Và càng hiện đại, thì dĩ nhiên tập luyện sẽ rất gian nan. Đừng nói với tôi rằng, tập sáo hiện đại là đơn giản, vì tôi cũng là người tập luyện thường xuyên với nó. Nó rất khoai, rất khoai. Trên thế giới, hiện trên phần lớn các quốc gia, sáo hiện đại đều được biết đến và được tập luyện rất nhiều (chắc trừ việt nam). Dẫn đầu trên thế giới hiện nay, có James Galway - bậc thầy với hơn 50 năm kinh nghiệm chơi sáo, sở hữu cây sáo bằng vàng 24k. Đi sau có thể kể đến Pahud (không kém phần lung linh), Jasmin Choi, và ít tuổi nhất nhưng cũng không thể lơ là - Cô bé Emma Resmini 17 tuổi - thần đồng xuất sắc, nổi đình đám ngay từ những năm 7 tuổi. Tuy chỉ sử dụng sáo với Body , Foot bằng bạc + nickel, đi kèm Head + Lip Plated bằng vàng (Khủng khiếp) nhưng không có nghĩa là Emma sẽ dừng lại ở đó. Với tốc độ cầy kéo như hiện nay, chắc 1O năm tới, cô sẽ được coi là huyền thoại trong những huyền thoại trẻ thuộc phạm trù của thế giới sáo. Phạm vi khai thác dòng nhạc đối với sáo hiện đại chủ đạo là nhạc cổ điển. Trước đây cũng có 1 số vấn đề như việc không thể mở nửa lỗ mềm mại, miết ngón..nên nó chủ yếu được "Thổi thẳng", nghĩa là bỏ qua những kĩ thuật trên. Thời điểm này, sáo bộc lộ sự mạnh mẽ, khoẻ khoắn. Tuy nhiên, nay đã khác. Ngoài việc nâng cấp sáo từ hệ lỗ đóng (closed hole) sang hệ lỗ mở (Open hole) - Giải quyết vấn đề vuốt + miết ngón, đã có sự xuất hiện của những cây sáo với thiết kế miệng thổi Pittong - có thể bend, dịch chuyển lỗ thổi theo trục sáo, luyến tiếng không thua kém các dòng sáo cơ bản. Từ cổ điển là dòng nhạc chính, ngày nay, sáo hiện đại cũng phát huy thế mạnh trong hầu hết các dòng nhạc khác. Sự thay đổi mỗi ngày 1 khác, dẫn đến hoàn thiện hơn, sẽ là khát khao của những người đam mê dòng nhạc cụ nói trên, là những giấc mơ khó lòng chối bỏ. ••Kết thúc những hiểu biết hạn hẹp của cá nhân tại đây. Tôi đã chia sẻ hầu hết những hiểu biết của mình đối với những nhạc cụ tôi biết sử dụng. Cũng chỉ là viết nên chưa thể tường tận. Hi vọng sẽ thật sự giúp đỡ được những bạn còn nhiều băn khoăn, tò mò về 1 số nhạc cụ (nói trên). Nếu có ai đóng góp, cứ tự nhiên. Tôi sẽ ghi nhận và bổ sung thêm cho bài viết phong phú . RE: Dành ít thời gian ngồi nói chuyện phiếm về nhạc cụ :D - smallshrimp - 09-26-2014 bác giống em ở khoản "biết nhiều chỉ là biết mà thôi" ông bà ta thường nói "một nghề cho chín còn hơn chín nghề". Đúng là có nghề nào cho thật chín là tốt nhất, nhưng có chín nghề cũng hay, mỗi cái có một cái hay riêng, một cách thể hiện riêng, một cảm xúc riêng... RE: Dành ít thời gian ngồi nói chuyện phiếm về nhạc cụ :D - BaGaiLeeLỳ - 09-26-2014 Bổ sung thêm 1 số ít thông tin của bác Ốc như sau : Bác đang nói về 2 nhóm nhỏ trong nhạc cụ bộ hơi (woodwinds): - Bộ hơi thoát : Tiêu, sáo, flute, panflute - Bộ hơi dùng dăm đơn : Sáo mèo-bầu ( cái lưỡi gà trên dòng sáo này thực chất cũng chỉ là dăm đơn không kẹp như Clarinet hay Sax thôi) Vì cũng rất yêu bộ dăm mà tui đã phải sưu tập cho dc 1 cây Clarinet (thực tế là tui yêu âm sắc Cla hơn là âm sắc có vẻ hơi đĩ thõa của chú Sax), tuy nhiên bác vẫn chưa đề cập đến việc tập bộ dăm đơn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ nhay của môi, từ đó sẽ khiến việc thổi 1 cách tinh tế trên bộ hơi thoát rất khó khăn, điều này khá dễ kiểm chứng, chỉ cần sau 1 buổi tập Cla và Sax rồi quay ra tập flute-tiêu-sáo thì sẽ hiểu cái môi nó bị đơ đến cỡ nào ngay ! Riêng về sáo trúc 6 lỗ và 10 lỗ thì tui không dám lạm bàn vì đã có quá nhiều tông sư, siêu đại cao thủ và thánh bắp rang trên đây rồi, chỉ dám nói sơ qua về Tiêu hệ 12 lỗ - thực tế là nên dùng từ “hệ 10 lỗ kép” sẽ bớt gây hiểu nhầm hơn – và các hệ khác . Tiêu của Việt Nam và TQ khác hẳn nhau ở ngay hệ bấm cơ bản dù đều là 6 lỗ : hệ của TQ có 5 lỗ trước và 1 lỗ phía sau ( do ngón cái phụ trách) , còn hệ của VN thì có 4 lỗ trước và 2 lỗ phía sau (buộc phải dùng đến cả 2 ngón cái). Rồi từ hệ 5-1 này mà TQ phát triển lên hệ 8 lỗ (vẫn bảo toàn việc chỉ sử dụng 1 ngón cái) rồi hệ 9 lỗ với việc thêm vào 1 lỗ Fa# . Riêng tiêu VN, hệ 4-2 ngay từ cơ bản đã đi vào thế khó khi phải luyện tập khá kỹ để sử dụng thuần thục cả 2 ngón cái , tất cả khó khăn này cũng chỉ để dành dụm cho việc sau này lên thẳng hệ 10 lỗ nhằm chơi 1 cách tự do hơn các thăng giáng. Mọi chuyện đến đây sẽ chẳng còn gì thú vị nếu như không xuất hiện hệ 11 lỗ (còn gọi là hệ 10 lỗ kép đời đầu) của sư tổ Lê Quang Châu ở Hà Nội (năm nay đã 83 tuổi) . Bằng việc chẻ đôi nốt Si làm thành 2 nốt Sib , lão sư Lê Quang Châu đã khiến cây tiêu có thể lên đến tận Si3 một cách dễ dàng, hiển nhiên là việc thổi lên những nốt như Si3 thì ko chỉ tiêu mà Flute cũng đòi hỏi phải có làn hơi khỏe để vút lên, điều nay là không tưởng với 1 ông cụ 83 nhé, cho nên ai nổi hứng muốn đá đểu thách cụ Châu thì để Lee tui đứng ra bồi tiếp là được !!! Hệ 11 lỗ này nếu không nhầm thì bác Ốc từng được cầm qua và chơi thử rồi đấy !!! Tuy nhiên mọi chuyện trở nên rắc rối hơn khi Lee tui định áp dụng loại tiêu này để tập nhạc cổ điển, vì khi đi tầm sư học đạo thì các bậc thầy bên nhạc cổ điển đều có yêu cầu là để “đú với cổ điển” thì ít ra nó cũng phải chạm đến mức C#7 (tức là Đô thăng ở quãng 4 của flute). Dựa trên tư tưởng lỗ kép của thầy Lê Quang Châu để lên quãng, tui lại tiếp tục chẻ thêm 1 lỗ kép nữa ở nốt La biến nó thành 2 cái Sol#. Việc tăng lỗ này khiến tui cảm thấy rất đau não, vì chúng ta ai cũng hiểu rằng, cứ tăng thêm 1 lỗ trên hệ bấm thì đồng nghĩa với khả năng bấm hụt, bấm hở của ngón tay sẽ lại tăng lên, quá trình luyện tập lại thêm phần gian nan hơn. Nhưng với 1 kết quả mỹ mãn là nó lên ngọt C7 và C#7 khiến tui quá sung sướng để bất chấp tất cả để luyện tập, tuy nhiên nói gì thì nói, tui vẫn là 1 thằng nghiệp dư mạt hạng quay cuồng với công việc và những thứ học thêm nếm khác để bổ trợ cho cái cần câu cơm và gia đình, cho nên đến giờ kết quả luyện tập của tui trên loại tiêu này vẫn rất hạn chế ! Quay lại chuyện flute, thú vui 1 thời của tui, có lẽ những kiến thức của tui trên flute bác Ốc cũng đã thẩm định qua rồi, nếu còn gì chưa chuẩn mong bác hiệu chỉnh thêm nhé ! Riêng với cô bé Resmini thì chỉ có thể nói là thiên tài thôi, nếu ai đã từng coi 1 cô bé 7 tuổi vẹo cổ cầm flute để chơi bài Carmen trong clip này thì sẽ hiểu ngay : https://www.youtube.com/watch?v=a9qvzCc31Ec Hiện nay Resmini đang chơi Flute của Powell , nhưng dòng cấp trung thôi gọi là Powell Sonare, lên trang web của Powell thấy hay giới thiệu về bé, có lẽ là “gà” mà hãng Powell nuôi từ bé luôn chăng và rất có thể là cây Sonare mà cô bé này cầm chỉ là cái áo ngoài để quảng cáo giúp hàng trung cấp của Powell dễ bán hơn chứ thực ra bên trong nó là hàng Custom rồi, kekeke Còn cây flute pittong mà tui từng nói với bác Ốc thì thực tế tên của nó là Flute Glissando do ông Robert Dick chế ra, cần hiểu thêm là kỹ thuật Glissando là 1 kỹ thuật nôm na vốn chỉ có trên những nhạc cụ có khả năng vuốt âm liên tục không ngắt quãng như Violin, nhị, Trombone, cổ cầm…. Những nhạc cụ không thể tạo ra được kỹ thuật này gồm : Piano, flute, tiêu, sáo…những nhạc cụ này chỉ có nhái theo lơ lớ chứ thể thực hiện hoàn hảo được kỹ thuật Glissando, với những người khó tính thì họ hoàn toàn ko chấp nhận kiểu Glissando nhái này! Tuy nhiên từ khi Flute headjoint Glissando ra đời thì có thể nói lịch sử flute đã qua trang khác hẳn, đây có thể nói là 1 phát kiến vĩ đại từ sau thời Theobard Boehm, vì thực tế là sau những cải tiến của thánh Boehm thì các thế hệ kế tiếp chỉ có loanh quanh trong việc thêm thắt, bố trí keys, hay làm nửa mùa kiểu open hole. Chỉ với Glissando Headjoint thì flute đã bay lên 1 tầm cao vun vút, làm cho những kẻ dám dè bỉu flute có âm thanh “cứng đờ”, thiếu uyển chuyển so với sáo của các dân tộc châu á phải câm bặt, tương lai của Flute là rất sáng sủa và rộng mở đấy ! Có điều……ở đời vẫn thường như vậy… flute Glissando có tính năng vĩ đại ấy thì việc luyện tập cho xứng tầm để kiểm soát nó cũng là rất gian khổ, cho nên hiện nay vẫn chưa thấy nhiều người chơi loại này, nhưng Lee tui chắc chắn rằng, đây là 1 loại headjont thú vị nhất không chỉ Lee tui mà sẽ còn có nhiều người rất khao khát để trải nghiệm qua 1 lần ! https://www.youtube.com/watch?v=pPAfrALD7n4 |