02-14-2014, 12:50 PM
Da, cảm ơn anh. Xin phép gọi namxuantran là anh cho thân mật, dễ nói chuyện.
Em tham gia Damsan.net mấy năm nay, chưa có bài viết nào là em viết nhảm nhí. Từng này tuổi rồi em cũng không còn con nít để viết nhảm nhí cho mất công và em chưa thấy bài viết nào về âm nhạc hay như của anh. Em rất kính phục anh về nội dung 2 bài viết trên. Rất hay và bổ ích. Việc minh oan cho 2 nickname Petrus Trần và Truongtailinh1993 là đã xong, em không ý kiến gì về việc này. Các phương pháp ký xướng âm đều có sự bất lợi và thuận lợi như anh phân tích. Cái khéo là ta biết áp dụng.
Nội dung bài viết số 2 của anh rất hay, khoa học. Hôm nay em xin gửi anh 4 vấn đề trao đổi, rất mong được sự tư vấn của anh.
Vấn đề 1: Cao độ non già
Âm nhạc gồm nhiều yếu tố cấu thành, nhưng có 4 yếu tố cơ bản:
- Cao độ
- Trường độ
- Cường độ
- Sắc thái
Thì 2 cái ông bạn đầu: Cao độ và Trường độ thuộc về Lý tính.
2 cái ông bạn sau: Cường độ và Sắc thái thuộc về Cảm tính.
Lý tính có trước: Tay phải. Nó phải kêu Cao độ rồi mới xác định Trường độ.
Cảm tính có sau: Tay trái. (rung, nhấn, mổ, vuốt, vỗ ...v..v...). Điều này chỉ xuất hiện khi có nốt nhạc xuất hiện, không có tác dụng với dấu lặng ( Hz=0).
Em hiểu đơn giản là: Tay phải làm cho nó kêu, tay Trái làm cho nó kêu méo mó non già Hz đi khác thường của Piano.
Thực ra sự non, già cao độ thì em cũng đã cân đo đong đếm từ năm 2009, nhưng không ở diễn đàn này. Bọn em xác định trục Hò - Xê biến thiên như thế nào khi nhúng chúng vào các thang âm khác nhau. Anh xem qua link sau và cho ý kiến thẩm định kết quả tính toán của em với nhé:
http://www.conhacvietnam.com/diendan/vie...f=19&t=105
http://www.conhacvietnam.com/diendan/vie...5&start=12
Em rất vui vì gặp người am tường hiểu biết. Em đọc bài viết của anh em khoái chí quá.
Vấn đề 2: Thang Java 5 âm
em chia như sau, anh thẩm định lại kết quả giùm em nhé:
Giả sử 1 quãng tám là từ A4 đến A5, em chia như sau:
A4=440 Hz
505,427276198695 Hz
580,583480740073 Hz
666,915289264575 Hz
766,084495700589 Hz
A5=880 Hz
Giả sử 1 quãng 8 từ C4 đến C5 em chia như sau:
C4=261,625565300599 Hz
300,528856485967 Hz
345,217003074570 Hz
396,550203548765 Hz
455,516566490206 Hz
C5=523,251130601197 Hz
Như vậy em thử biến thiên cho 2 quãng 8 khác nhau đều không có xuất hiện thang 12 bán âm (đồ rê mi...) rồi. Mong anh thẩm định kết quả thang 5 âm.
Vấn đề thứ 3: Thang âm đờn Đáy.
Rất khó với em. 4 năm rồi tính toán chưa ra kết quả đúng.
Em đang gặp bế tắc với cây đờn Đáy.
- Nếu chặt 1 quãng 8 thành 7 phần bằng nhau thì không có át âm quãng 5.
- Nếu chặt 1 quãng 8 thành 12 phần bằng nhau (đồ, rê, mi) thì ta có quãng 4 và quãng 5.
Như vậy : Đàn Đáy mà dùng 1 hệ quy chiếu là 12 âm hoặc 7 âm.
Theo tài liệu của Thạc sĩ Võ Thanh Tùng thì đàn Đáy có 3 dây buông lên dây theo quãng 4. Như vậy đã có quãng 4 thì không thể có 7 âm chia đều mà 7 âm chia không đều. Rất khó nếu chỉ dùng 1 hệ quy chiếu.
Em xin ý kiến tư vấn của anh:
1. Phương án 1: Em giữ nguyên quãng 4, quãng 5 ( hệ 12 bán âm) trên cây đờn Đáy là em chia theo 12 bán âm, còn quãng 2 quãng 3, quãng 6 , quãng 7 là em chia theo thang 7 âm chia đều. Như vậy em có thang 7 âm chia không đều.
2. Phương án 2: Vất bỏ đi thang 12 bán âm mà chia thành thang 7 âm chia đều. ( 1 quãng 8 chặt ra thành 7 phần bằng nhau). Như vậy em có thang 7 âm chia đều.
3. Phương án khác.
Em thực sự bế tắc chỗ này. Trên mạng thì toàn nói về ca ngợi cây đờn Đáy, kỹ thuật sử dụng, hoàn cảnh áp dụng..v..v..... Rất mong anh dành thời gian tư vấn cho em, không nhất thiết phải ngay mà từ từ ngày mai ngày mốt hoặc bao giờ cũng được một chút thì em mới hiểu được.
Mục đích của Vấn đề 3 thì ý em muốn hỏi là để xác định 1 cách chính xác hệ thống gắn phím của cây đờn Đáy để em ráp vào file Excell cho thuận tiện.
Vấn đề thứ 4:
Mấy hôm nay trời lạnh quá nên em không tập đàn được, em định sang tuần tập 1 khúc đàn Tranh luân chuyển bậc Hò, em gửi lên đây anh xem và tư vấn giùm em một số kỹ thuật em cần học nhé.
Cảm ơn anh, chúc anh mạnh khoẻ, viết nhiều bài hay cho Damsan.net để mọi người cùng nghiên cứu học tập.
Ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Ngọ 2014
Em : Lê Hữu Hùng
Em tham gia Damsan.net mấy năm nay, chưa có bài viết nào là em viết nhảm nhí. Từng này tuổi rồi em cũng không còn con nít để viết nhảm nhí cho mất công và em chưa thấy bài viết nào về âm nhạc hay như của anh. Em rất kính phục anh về nội dung 2 bài viết trên. Rất hay và bổ ích. Việc minh oan cho 2 nickname Petrus Trần và Truongtailinh1993 là đã xong, em không ý kiến gì về việc này. Các phương pháp ký xướng âm đều có sự bất lợi và thuận lợi như anh phân tích. Cái khéo là ta biết áp dụng.
Nội dung bài viết số 2 của anh rất hay, khoa học. Hôm nay em xin gửi anh 4 vấn đề trao đổi, rất mong được sự tư vấn của anh.
Vấn đề 1: Cao độ non già
Âm nhạc gồm nhiều yếu tố cấu thành, nhưng có 4 yếu tố cơ bản:
- Cao độ
- Trường độ
- Cường độ
- Sắc thái
Thì 2 cái ông bạn đầu: Cao độ và Trường độ thuộc về Lý tính.
2 cái ông bạn sau: Cường độ và Sắc thái thuộc về Cảm tính.
Lý tính có trước: Tay phải. Nó phải kêu Cao độ rồi mới xác định Trường độ.
Cảm tính có sau: Tay trái. (rung, nhấn, mổ, vuốt, vỗ ...v..v...). Điều này chỉ xuất hiện khi có nốt nhạc xuất hiện, không có tác dụng với dấu lặng ( Hz=0).
Em hiểu đơn giản là: Tay phải làm cho nó kêu, tay Trái làm cho nó kêu méo mó non già Hz đi khác thường của Piano.
Thực ra sự non, già cao độ thì em cũng đã cân đo đong đếm từ năm 2009, nhưng không ở diễn đàn này. Bọn em xác định trục Hò - Xê biến thiên như thế nào khi nhúng chúng vào các thang âm khác nhau. Anh xem qua link sau và cho ý kiến thẩm định kết quả tính toán của em với nhé:
http://www.conhacvietnam.com/diendan/vie...f=19&t=105
http://www.conhacvietnam.com/diendan/vie...5&start=12
Em rất vui vì gặp người am tường hiểu biết. Em đọc bài viết của anh em khoái chí quá.
Vấn đề 2: Thang Java 5 âm
em chia như sau, anh thẩm định lại kết quả giùm em nhé:
Giả sử 1 quãng tám là từ A4 đến A5, em chia như sau:
A4=440 Hz
505,427276198695 Hz
580,583480740073 Hz
666,915289264575 Hz
766,084495700589 Hz
A5=880 Hz
Giả sử 1 quãng 8 từ C4 đến C5 em chia như sau:
C4=261,625565300599 Hz
300,528856485967 Hz
345,217003074570 Hz
396,550203548765 Hz
455,516566490206 Hz
C5=523,251130601197 Hz
Như vậy em thử biến thiên cho 2 quãng 8 khác nhau đều không có xuất hiện thang 12 bán âm (đồ rê mi...) rồi. Mong anh thẩm định kết quả thang 5 âm.
Vấn đề thứ 3: Thang âm đờn Đáy.
Rất khó với em. 4 năm rồi tính toán chưa ra kết quả đúng.
Em đang gặp bế tắc với cây đờn Đáy.
- Nếu chặt 1 quãng 8 thành 7 phần bằng nhau thì không có át âm quãng 5.
- Nếu chặt 1 quãng 8 thành 12 phần bằng nhau (đồ, rê, mi) thì ta có quãng 4 và quãng 5.
Như vậy : Đàn Đáy mà dùng 1 hệ quy chiếu là 12 âm hoặc 7 âm.
Theo tài liệu của Thạc sĩ Võ Thanh Tùng thì đàn Đáy có 3 dây buông lên dây theo quãng 4. Như vậy đã có quãng 4 thì không thể có 7 âm chia đều mà 7 âm chia không đều. Rất khó nếu chỉ dùng 1 hệ quy chiếu.
Em xin ý kiến tư vấn của anh:
1. Phương án 1: Em giữ nguyên quãng 4, quãng 5 ( hệ 12 bán âm) trên cây đờn Đáy là em chia theo 12 bán âm, còn quãng 2 quãng 3, quãng 6 , quãng 7 là em chia theo thang 7 âm chia đều. Như vậy em có thang 7 âm chia không đều.
2. Phương án 2: Vất bỏ đi thang 12 bán âm mà chia thành thang 7 âm chia đều. ( 1 quãng 8 chặt ra thành 7 phần bằng nhau). Như vậy em có thang 7 âm chia đều.
3. Phương án khác.
Em thực sự bế tắc chỗ này. Trên mạng thì toàn nói về ca ngợi cây đờn Đáy, kỹ thuật sử dụng, hoàn cảnh áp dụng..v..v..... Rất mong anh dành thời gian tư vấn cho em, không nhất thiết phải ngay mà từ từ ngày mai ngày mốt hoặc bao giờ cũng được một chút thì em mới hiểu được.
Mục đích của Vấn đề 3 thì ý em muốn hỏi là để xác định 1 cách chính xác hệ thống gắn phím của cây đờn Đáy để em ráp vào file Excell cho thuận tiện.
Vấn đề thứ 4:
Mấy hôm nay trời lạnh quá nên em không tập đàn được, em định sang tuần tập 1 khúc đàn Tranh luân chuyển bậc Hò, em gửi lên đây anh xem và tư vấn giùm em một số kỹ thuật em cần học nhé.
Cảm ơn anh, chúc anh mạnh khoẻ, viết nhiều bài hay cho Damsan.net để mọi người cùng nghiên cứu học tập.
Ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Ngọ 2014
Em : Lê Hữu Hùng
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc