Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - ÂM NHẠC DÂN TỘC ( ĐÀN TRANH )

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: ÂM NHẠC DÂN TỘC ( ĐÀN TRANH )
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4
'' TẠI SAO ÂM NHẠC DÂN TỘC LẠI XUỐNG DỐC ? (Petrus Trần)
24 Tháng Giêng 2014 lúc 14:25
- Tình hình là hôm nay tôi đọc được bài báo viết về tình trạng xuống dốc của Âm Nhạc Dân Tộc Việt Nam, nội dung của bài báo ta thán về vấn đề Âm Nhạc Dân Tộc (ÂNDT) không được giới trẻ đón nhận, những Game show về ÂNDT thì đìu hiu, không ai tham gia, toàn là lứa tuổi trung niên và người già. Lương bổng của nghệ sĩ ÂNDT thì ít ỏi, không bằng một đứa Diễn viên Kịch mới ra lò. Đọc xong bài báo, làm tôi trăn trở và tôi hỏi tự hỏi tại sao ÂNDT không được giới trẻ đón nhận? Và tại sao lại xuống dốc, không phát triển mạnh? Điều này phải nhìn nhận sự thật, thẳng thắn mà trình bày thì có 2 lý do rất mâu thuẫn sau đây:

I. Truyền Thụ Âm Nhạc Dân Tộc Lạc Hậu - Không Tiếp Nhận Cái Mới.
- Trong thời đại này, chúng ta vẫn còn thấy rất nhiều người dạy và học ÂNDT bằng phương pháp truyền ngón, truyền miệng, không có một bài bản ký âm nào rõ ràng, cứ bám víu vào những hệ thống nhạc lý cổ xưa (Hò, xự, xang, xê, cống) không rõ ràng về cao độ, trường độ, người học khó hiểu, khó tiếp thu, chỉ học vẹt, thầy đàn sao, trò bắt chước đàn giống vậy, không nắm nhạc lý cơ bản, không ký âm- xướng âm được, để hầu truyền đạt lại cho người khác, thế hệ sau. Nhất là phía Nhạc Lễ và Nhạc Tài Tử Nam Bộ, Không chịu học hỏi, chuyển đổi ký âm theo hệ thống nốt Tây Phương (Solfe) nhịp phách, cao độ, trường độ rõ ràng hơn, chuẩn xác hơn, dễ học, dễ dạy, dễ truyền. Đó cũng là lý do mà muôn đời ÂNDT cô lập, bị khép kín trong cái khuôn khổ, trong cái thế giới riêng của mình không bước chân ra ngoài được. Và dưới ánh mắt của giới trẻ thì ÂNDT mãi mãi là một cái gì đó rất huyền bí, lạc hậu, quê mùa, thiếu khoa học và cuối cùng là "sến rện".

Từ năm 1955, khi trường Quốc Gia Âm Nhạc Kịch Nghệ Sài Gòn thành lập (Nhạc Viện TPHCM) các bậc thầy lớn như: Cao Hoài Sang, Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Văn Thinh đã nhìn thấy xa được điều đó, nên đã bỏ công sức để chuyển âm tất cả những bài bản Mìên Bắc, Miền Trung, Miền Nam ra hệ thống ký âm Tây Phương (Solfe) để rõ ràng hơn, thầy dễ dạy, trò dễ học và dễ lưu truyền. Và cái phương pháp học truyền miệng, truyền ngón (Hò, xự, xang, xê, cống) đã được chính thức loại bỏ từ năm 1960 tại Nhạc Viện, nay cũng hơn nửa thế kỷ rồi. Chúng ta mà còn bám víu vào những phương pháp học lạc hậu này thì hỡi ơi ! Bao giờ ÂNDT Việt Nam mới phát triển và phổ truyền được ?

II. Âm Nhạc Dân Tộc Cải Cách Quá Lố - Bệnh Hoạn.
- Mặt khác, từ các trường Nhạc Viện TPHCM, Học Viện Âm Nhạc Hà Nội hiện nay thì cải cách ÂNDT một cách quá lố, đến mức bệnh hoạn, không thể nào tưởng tượng được. Tôi là một cựu sinh viên trường Nhạc Viện, khoa ÂNDT, nhưng tôi rất ít khi theo dõi những chương trình ÂNDT trên Truyền Hình do người của Nhạc Viện biểu diễn, vì tôi thấy rất xàm và bệnh. Gần hết 90% từ cái cách ăn bận là phản cảm rồi. Phục trang truyền thống Việt Nam là gì? Nam thì có áo dài khăn đống, Nữ thì cũng có áo dài đội mấn. Chúng ta để ý sẽ thấy trên Truyền Hình biểu diễn ÂNDT toàn là bận trang phục áo Thổ Cẩm, áo khỉ, áo sát nách, tôi không biết những người đó là dân tộc rừng rú man dại nào lên biểu diễn? Áo dài đâu? Dân tộc Việt Nam yếu hèn hết rồi sao? để cho dân tộc Thượng lên cai trị ? làm tôi liên tưởng đến Lịch sử Trung Quốc có dân tộc Mãn lên cai trị cả một dân tộc Hán, một nước Trung Hoa, với văn hóa và cách ăn bận trang phục của nhà Mãn Thanh làm cho người Hán tộc rất đau đớn.

Khi nhắc đến những Nhạc Cụ Truyền Thống người ta sẽ nghĩ ngay đến Trung Tâm Thúy Nga (Paris By Night) họ hòa âm rất đỉnh, đạt tiêu chuẩn quốc tế, hòa cùng với nhạc cụ dân tộc ngọt ngào, nâng lời ca tiếng hát rất nồng nàn, êm dịu, đậm đà bản sắc dân tộc. Trang phục áo dài truyền thống, âm thanh ánh sáng rạng ngời. Tại sao ở Việt Nam, một cái nôi của ÂNDT lại không thể có?

Còn về Âm Nhạc thì tệ hại hơn nữa, người ta muốn nghe ÂNDT biểu diễn là nghe những bản Tình Ca Quê Hương, những ca khúc bất hủ, những bài bản truyền thống, những bài dân ca 3 Miền của dân tộc. Ngược lại, chúng ta để ý, chương trình ÂNDT toàn trình diễn Đàn Bầu - Đàn Tranh - Đàn Nhị kết hợp với T'rưng, Đàn Đá, Cồng Chiêng Tây Nguyên, giai điệu thì bài nào bài nấy mang hơi hám của Nùng, Máng, Mường, Mã, Mèo. Tại sao chúng ta phải dùng đàn T'rưng? Biết bao nhiêu bài bản hay của dân tộc Kinh, tại sao không dùng? Tây Nguyên là một văn hóa khác, là một dân tộc khác, hơi hướng Âm Nhạc của họ khác. Tại sao cứ thích dùng nhạc của họ? Họ có dùng nhạc của mình không? Họ có hát Cải lương bao giờ không?

Hết nhạc Tây Nguyên thì xài đến nhạc nước ngoài, nhạc cổ điển Nga, Đức nghe lơ lớ, không ra làm sao cả. Đàn Tranh, Đàn Bầu, Sáo thì đàn, thì rít vô hồn như một cái máy. Ít khi thấy trình diễn một bài cho ra hồn mang hơi điệu quê hương, muồi mẫn, có tiếng sáo vi vút của lũy tre xanh, của làng quê Việt Nam, một nước nông nghiệp đơn sơ, giàu tình người ngàn đời truyền thống.

Để rồi ... giới trẻ nhìn vào thấy ÂNDT Việt Nam là một cảnh giới rất phức tạp, đa âm thanh, đa giai điệu, thập cẩm, không thèm để ý tới. Nghe Piano, trống, kèn Tây Phương sướng hơn, du dương, trầm bổng, rõ ràng, bài bản. Chính tôi cũng cảm thấy nản, thì đừng nói chi là "giới trẻ".

III. Hãy Nhìn Âm Nhạc Dân Tộc Nước Ngoài.
- Trong chúng ta, ai cũng thấy biết rằng điển hình như ÂNDT Trung Quốc rất phát triển. Đàn Nhị (Cò) được bày bán rộng rãi ở đường phố thênh thang, đàn Guzheng (Tranh) được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt. Theo thống kê năm 2013, sinh viên ở Học Viện Âm Nhạc Bắc Kinh - Thượng Hải đăng ký dự thi tuyển sinh Trung Cấp- Đại Học khoa Guzheng - Erhu vượt hẳn so với khoa Piano, Violon. Tại sao? Tại người ta biết dung hòa giữa nhạc Dân Tộc của họ với nhạc Tây Phương. Điển hình, ca khúc nhạc trẻ Trung Quốc 你的樣子 (Dáng Em) được phối chung với Guzheng và Erhu, và chúng ta nhận thấy rằng, nhưng ca khúc của Trung Quốc dù là Nhạc Trẻ nhưng nó vẫn mang hơi điệu "Quảng" (là 1 làn hơi điệu truyền thống Trung Quốc), họ cải cách nhưng họ không xa rời cái giai điệu truyền thống ngàn đời của họ. Và Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như thế, ÂNDT rất phát triển ở đất nước của họ. Nhìn lại Việt Nam, chúng ta bùi ngùi và đau đớn.

IV: Kết Luận
- Trên thực tế nhờ có sự phong tặng của UNESCO mà các thể loại dân ca truyền thống Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn. Và giới trẻ cũng có chú ý và tích cực tìm hiểu đến. Tuy nhiên, mặt tiêu cực là ý thức của những người khai thác và sử dụng các giá trị văn hóa này đã khiến cho các loại hình nghệ thuật truyền thống này bị sai lệch.
''
Mod đọc và hiểu được bức xúc của bạn, nhưng mạn phép hỏi bạn vài câu nhé:
1. Người viết tên thật là gì, học nhạc viên Trung Cấp hay Đại Học, Nhạc Viện nào, tỉnh thành nào thế?
2. Bạn chỉ ra những cái sai rất hay, tuy nhiên nó không phải là toàn cảnh mà chỉ đứng một bộ phận, như đứng miền Nam mà nhìn được cả nước vậy. Ý bạn ntn về Hò Xự Xê? Bạn có cầm cuốn giáo trình Đàn Tranh của Nhạc Viên quốc gia ngoài Hà Nội chưa?
3. Bạn lên án kịch liệt các thể loại T'rung và các loại nhạc cụ từ nứa mang phong cách Tây Nguyên, vậy ý bạn là nhạc của dân núi thì để núi xài đúng không? Bạn có hiểu hai cái từ là Đa Dạng và Phong Phú không? Bạn phải nên thấy mỗi dân tộc âm nhạc mang tính chất riêng. TQ phát triển sâu đậm, nói thằng là nôi của những cây đàn ta đang sử dụng, trừ Bầu vs các nhạc cụ miền núi. Họ đánh thể hiện 1 có một hơi thôi, và nó nghe bài nào cũng mang hơi trầm hùng, hùng tráng. Mình có 3 miền, có biến tấu, mình có nét đẹp riêng chứ?

Khi nào bạn học với những người đang cách tân và đang muốn cải cách và ĐANG TRÊN CON ĐƯỜNG CẢI CÁCH thì bạn sẽ biết đàn mình thiếu gì và cải thiện. Chỉ với cái nhìn tiêu cực thì không thể nào làm nước nhà đẹp lên cả.

Hỏi lại câu 1, người viết họ tên là gì ạ? Học khoá nào ạ? Để mình xin học hỏi

Xin cảm ơn những nhận xét rất tinh tế của bạn lonsualangxang, tôi có vài lời nhắn nhủ "anh em" tailinhtruong1993 và Petrus Trần:

- Qua bài viết vừa rồi tôi đã phần nào hiểu được nhận thức, kiến thức và ý thức của hai anh em bạn.

- Âm nhạc dân tộc Việt Nam bên cạnh nét tương đồng với các nước lân cận, cũng có nét đặc trưng nói chung và của từng vùng miền, từng loại hình nói riêng. Cho nên để vận dụng dần dần được lối kí âm Tây Phương vào đã là công lao rất lớn của các bậc tiền nhân rồi. Trong khi một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản vẫn còn đang dùng kiểu kí âm nhạc số,...

- Những nhận xét đánh giá của hai bạn phần nào còn mang tính áp đặt phiến diện kiểu "chụp mũ" và kiểu "ném đá hội nghị".
+ Xin thưa rằng tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam (tiền thân là Nhạc viện Hà Nội) trong khi một số khoa nhạc cụ Tây Phương như piano, violon,... có số học sinh, sinh viên tiêu điều, các vị giáo sư già ngày ngày đạp xe lên lớp dạy trong khi khoa nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là đàn tranh lại có lượng sinh viên rất đông, chưa kể lượng lớn các bạn trẻ không chuyên yêu mến và tìm đến cây đàn tranh,...
+ Nền âm nhạc dân tộc Việt Nam là tổng hòa tinh hoa văn hóa nhiều thể loại của các vùng miền trong cả nước chứ không riêng gì nhạc tài tử Nam Bộ và cây đàn tranh. Cho nên không thể đem tư tưởng cục bộ địa phương và cái nhìn phiến diện để đánh giá được,
+ Vì cái nhìn phiến diện nên hai bạn không nhìn ra các nghệ sỹ mặc trang phục truyền thống biểu diễn nhạc cụ dân tộc: NSND Phương Bảo, NGƯT Phạm Thúy Hoan, NSƯT Hải Phượng,... và tập thể nhạc công của nhiều đơn vị nghệ thuật.

- Nếu ném vào lịch sử bằng một hòn sỏi thì tương lai sẽ ném lại các bạn bằng cả hòn gạch

- Chốt hạ lại xin được mượn lời cố nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Đôi mắt :"Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản".
Hãy nhìn rộng hơn và TÍCH CỰC góp phần tô điểm thêm đẹp, thêm đặc sắc, đừng TIÊU CỰC nhận xét mãi, vì cuối cùng chỉ ngồi nói nhiều chứ chưa làm nhiều Wink
Cảm ơn Namxuantran đã viết những tâm ý rất xác đáng,để làm rõ thêm sự thiển cận, thiên kiến và nông cạn của Petus Trần mình xin đưa ra mấy kiến thức thô thiển sau :

- Áo dài mà dân tộc kinh đang khoe là truyền thống thì đích thị "được" vay mượn từ áo của dân tộc Cham, copy thêm 1 chút của sườn xám. Cho nên thay vì ngồi khinh miệt " áo Thổ Cẩm, áo khỉ, áo sát nách" của các "dân tộc rừng rú man dại" khác, thì người Kinh như Petus Trần nên nghĩ ra cái gì tốt đẹp hơn để cách điệu những trang phục của các dân tộc ấy nhằm làm giàu cho bản sắc Con Rồng Cháu Tiên nhé. Hòa hợp thì không muốn mà chỉ thích thể hiện sự "cai trị" ???

- Nếu không lầm thì nhạc của Thúy Nga mới đích thị là sến rện và được Petus Trần ca tụng, còn ANDT thì lại "sến rện" 1 kiểu gì đó mà chưa "được lòng cậu ấy lắm nhỉ !??? Rồi những "Chuyện tình người trinh nữ tên Thi", " Chuyện tình La Lan", "Chiều Lên Bản Thượng"....được phát ra rả trên ThuyNga mang âm hưởng "rừng rú man dại" sẽ "sến rện" kiểu ra sao ta nhỉ ???

- Khi ban nhạc 12 cô gái của TQ trình diễn các tác phẩm cổ điển của Châu Âu bằng nhạc cụ Tàu thì ...hiển nhiên nó cũng lơ lớ bệnh bệnh, rồi cây Erhu đú chạy ngón Caprice số 24 của violin, kèm thêm Vân Thường Tố của Guzheng học đòi Duet với piano thì nó sẽ "bệnh hoạn" ra sao nhỉ? Rồi ca khúc nhạc trẻ "Vọng cổ Teen" có được giới trẻ đón nhận không nhỉ hay là bị "hắt hủi" hả ta ???

- Rồi việc giao hưởng hóa dàn nhạc dân tộc ở Trung Quốc từ những năm 80 và mới đây sự kiện dàn nhạc dân tộc Hà Nội VNAM được thành lập năm 2010, thì liệu có được coi là Việt Nam không biết "hướng thiện" và không "biết dung hòa giữa nhạc Dân Tộc của họ với nhạc Tây Phương" không nhỉ ? Hay là phải đợi thêm hơn 30 năm nữa như TQ bây giờ để những con mắt chán đời như Petus Trần "ngậm miệng" lại và tìm bài ca thán "chán nản khác thay cho bài "biết dung hòa giữa nhạc Dân Tộc của họ với nhạc Tây Phương" ???
- Các bạn hãy nhìn nhận sự thật về Âm Nhạc Dân Tộc nước ta nhé, đừng bóp méo sự thật này. Một sự thật mà trên bài viết của tôi ai cũng đồng tình và thấy được điều đó. Chỉ có vài người thiển cận và ấu trĩ như các bạn mới không thấy được cái tình trạng của ÂNDT Việt Nam. Các bạn là những tín đồ "cuồng tín" của tình trạng ÂNDT xuống cấp hiện nay và thiếu hiểu biết. HonsoLee nói: "Áo dài mà dân tộc kinh đang khoe là truyền thống thì đích thị "được" vay mượn từ áo của dân tộc Cham, copy thêm 1 chút của sườn xám" ... bạn miệt thị trang phục truyền thống của Việt Nam để ca ngợi cái trang phục và văn hóa của Tây Nguyên à? Vâng, đúng như thế, chiếc áo Dài truyền thống Việt Nam là vay mượn một số kiểu dáng "sườm sám" của nhà Thanh bên Tàu, nhưng nó đã được cách điệu, Việt Nam hóa chuẩn và trở thành bộ quốc phục của Việt Nam. Bạn cứ lí luận và miệt thị như thế này thì tôi không còn gì để thảo luận với bạn nữa, vì bạn không đáng để tôi phải thảo luận.

Điều chúng tôi đưa ra trong bài viết đều là sự trăn trở chung của các bậc thầy lớn như: Thầy Hòang Cơ Thụy, cô Yên, Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo... mà các thầy đã có lần đưa ra vấn đề này để tâm sự với chúng tôi. Tôi không muốn cãi cọ với các bạn làm gì, không muốn làm anh hùng bàn phím, không hàm hồ để dạy đời người khác như các bạn và tôi không rãnh để đôi chối với các bạn, mà tôi chỉ trình bày, tâm sự 1 thực trạng rõ ràng, ai cũng thấy được, ai cũng bức xúc và tôi gom góp ý kiến chung để nói lên sự thật mà chúng tôi đã nhìn thấy được. Còn các bạn chưa thấy, hay không muốn thấy, hay không biết để thấy thì ở trình độ của mỗi người. Thời gian sẽ trả lời tất cả, để rồi ... ÂNDT VN sẽ đi về đâu ??? Không ai khùng điên để viết 1 bài viết chê bai, miệt thị nhạc dân tộc trong khi đó chúng ta là những người đam mê, yêu thích ÂNDT. Nhưng đó là sự thật, mà sự thật thì sẽ giải thoát mọi người. Các bạn hãy can đảm nhìn nhận và đi trên sự thật nhé. Thân chào các bạn! Chúc các bạn thành công.
(01-27-2014, 02:16 AM)Petrus Trần Đã viết: [ -> ]- Các bạn hãy nhìn nhận sự thật về Âm Nhạc Dân Tộc nước ta nhé, đừng bóp méo sự thật này. Một sự thật mà trên bài viết của tôi ai cũng đồng tình và thấy được điều đó. Chỉ có vài người thiển cận và ấu trĩ như các bạn mới không thấy được cái tình trạng của ÂNDT Việt Nam. Các bạn là những tín đồ "cuồng tín" của tình trạng ÂNDT xuống cấp hiện nay và thiếu hiểu biết. HonsoLee nói: "Áo dài mà dân tộc kinh đang khoe là truyền thống thì đích thị "được" vay mượn từ áo của dân tộc Cham, copy thêm 1 chút của sườn xám" ... bạn miệt thị trang phục truyền thống của Việt Nam để ca ngợi cái trang phục và văn hóa của Tây Nguyên à? Vâng, đúng như thế, chiếc áo Dài truyền thống Việt Nam là vay mượn một số kiểu dáng "sườm sám" của nhà Thanh bên Tàu, nhưng nó đã được cách điệu, Việt Nam hóa chuẩn và trở thành bộ quốc phục của Việt Nam. Bạn cứ lí luận và miệt thị như thế này thì tôi không còn gì để thảo luận với bạn nữa, vì bạn không đáng để tôi phải thảo luận.

Điều chúng tôi đưa ra trong bài viết đều là sự trăn trở chung của các bậc thầy lớn như: Thầy Hòang Cơ Thụy, cô Yên, Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo... mà các thầy đã có lần đưa ra vấn đề này để tâm sự với chúng tôi. Tôi không muốn cãi cọ với các bạn làm gì, không muốn làm anh hùng bàn phím, không hàm hồ để dạy đời người khác như các bạn và tôi không rãnh để đôi chối với các bạn, mà tôi chỉ trình bày, tâm sự 1 thực trạng rõ ràng, ai cũng thấy được, ai cũng bức xúc và tôi gom góp ý kiến chung để nói lên sự thật mà chúng tôi đã nhìn thấy được. Còn các bạn chưa thấy, hay không muốn thấy, hay không biết để thấy thì ở trình độ của mỗi người. Thời gian sẽ trả lời tất cả, để rồi ... ÂNDT VN sẽ đi về đâu ??? Không ai khùng điên để viết 1 bài viết chê bai, miệt thị nhạc dân tộc trong khi đó chúng ta là những người đam mê, yêu thích ÂNDT. Nhưng đó là sự thật, mà sự thật thì sẽ giải thoát mọi người. Các bạn hãy can đảm nhìn nhận và đi trên sự thật nhé. Thân chào các bạn! Chúc các bạn thành công.


Thánh Luca có nói : "Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên, ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống", hi hi, bạn cố tình "nâng cao" Áo dài truyền thống và miệt thị, "hạ thấp" trang phục của các dân tộc anh em khác thành "áo khỉ" thì có vẻ bạn sẽ được tự hào hơn nhỉ? Ha ha ha, với người có con mắt thiên kiến, hẹp hòi như bạn mà làm trong lĩnh vực ANDT thì hèn chi mà nhạc dân tộc Việt Nam của chúng ta chả cứ mãi cắm đầu xuống đất, cứ cố tình "nâng" mình lên thì kiểu gì chả bị "hạ" xuống bạn nhỉ ??? Cho nên muốn thảo luận nữa thì chắc bạn phải xem lại là bạn nên "hạ mình" đến mức nào nữa nhé, phải ko nhỉ ???

Ngoài ra bạn đã tiếp cận được với tông sư lớn trong ngành thì nên "hạ mình", hạ máu nóng xuống nữa để học cái hay của các thầy ấy nhé, cái hay nhất Lee tui lĩnh ngộ được các đại tông sư ấy là bình tĩnh, nói ít và làm nhiều, kiểu như thầy Trần Văn Khê ấy bạn, lúc nào cũng hào sảng, tự tin về ANDT, không những vậy mà thầy ấy còn khiêm tốn mày mò tìm hiểu nhạc của dân tộc này xứ xở kia để làm giàu thêm cho ANDT Việt Nam. Bạn mà tới nhà của thầy ấy bạn sẽ thấy thầy trưng bày rất nhiều nhạc cụ của đám "dân tộc rừng rú man dại" lắm. Mà bạn có tới thăm thầy ấy chưa nhỉ ???

Nếu bạn rảnh rỗi và không thích làm anh hùng bàn phím nữa thì hãy ghé lên CLB Tiếng Hát Quê Hương nhé, lên để thấy mặc dù cô Thúy Hoan đã đến tuổi được nghỉ ngơi thanh thản vậy mà vẫn miệt mài hăng say truyền thụ âm nhạc dân tộc, miệt mài đến mức không còn rảnh óc để suy nghĩ hẹp hòi với các dân tộc khác luôn đó bạn. Mình từng chơi trong dàn nhạc của cô để đệm cho những bài có chất "Mường mán" như kiểu Tiếng Sáo Trên Nương....mà sao hổng thấy cô chê bai gì hết á? Kỳ ghê ta, hổng lẽ cô lạc hậu mất rồi ??? À Quên, mà bạn đã ghé lên CLB ấy chưa nhỉ, hay là bản thân bạn sắp lập ra 1 CLB khác có "chất lượng" hoành tráng nữa chăng??? Có gì thì nhớ cho xin 1 vé khán giả vào xem nhé ^^

Thôi, dài dòng quá rồi lại thành anh hùng bán phím mất, kết lại bằng câu của bác NamxuanTran là chuẩn nhất :

"Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản".


Cám ơn honsoLee! Đất nước cần những người như bạn! Hãy tận dụng triệt để quyền admin của mình để làm cho diễn đàn gọn gàng, sạch sẽ hơn bạn nhé! Vì mục đích của diễn đàn là để thể hiện niềm đam mê và san sẻ theo hướng tích cực bạn ạ! À tiết lộ thêm hình như CLB khác có "chất lượng" hoành tráng mà bạn nói là CLB chỉ có đàn ông mới đem lại hạnh phúc cho nhau ^.^
(01-27-2014, 08:05 AM)honsoLee Đã viết: [ -> ]hi hi, bạn cố tình "nâng cao" Áo dài truyền thống và miệt thị, "hạ thấp" trang phục của các dân tộc anh em khác thành "áo khỉ"
Hình như Áo Khỉ là tên của 1 loại áo khoác mà các nghệ sĩ trong dàn nhạc dân tộc hay mặc khi biểu diễn chứ không phải bác ấy có ý miệt thị, hạ thấp gì đâu bác Leehonso ơi. Big Grin
Sắp Tết Giáp Ngọ 2014 rồi, bạn Lê Hồng Sơn viết một bài chia sẻ cảm nhận của bạn về Âm nhạc dân tộc cho vui diễn đàn nhé. Mình sẽ đàn một clip nhỏ tặng bạn Lê Hồng Sơn nhé.
Trang: 1 2 3 4