02-12-2014, 08:05 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 02-12-2014, 08:50 PM {2} bởi namxuantran.)
Lê Hồng Sơn! Tôi nghĩ là bạn ko cần phải để tâm những cái bạn Lê Hữu Hùng vừa nói đâu! mọi người ủng hộ bạn!
Hò Xự Xang Xê Cống là một lối kí âm cổ trong hệ thống nhạc ngũ cung của Việt Nam bạn ạ!
Các loại kí âm hiện tại còn lưu hành ở Việt Nam:
1. Kí âm bằng chữ: loại kí âm này thường thấy trong dân gian, rất đơn giản và không mấy chính xác trong chi tiết, được phân thành những nhịp chính và phụ bằng những hình chữ thập, hay những gạch đặt bên dưới chữ
2. Kí âm của thầy Nguyễn Văn Thinh: là loại kí âm bằng nguyên chữ như xưa tuy nhiên có thêm chữ nhấn và có thể phân biệt được bậc cao thấp do những sắp xếp ước lệ của thầy. Ví dụ: Kống ở bậc trầm, Cống ở bậc trung,...
3. Kí âm theo lối dùng 5 mẫu tự với những dấu chấm trên hoặc dưới để phân biệt các bậc cao thấp, thể hiện trường độ bằng những gạch dưới, và nốt luyến có trường độ bằng những gạch phía trên của thầy Nguyễn Hữu Ba.
4. Kí âm theo lối dùng 5 mẫu tự với những chấm trên hoặc dưới để phân biệt các bậc cao thấp, có thể hiện những nốt luyến và được ghi chép trong những khung hình chữ nhật với những vạch xuôi ngắn thể hiện trường độ của thầy Nguyễn Vĩnh Bảo.
5. Kí âm kết hợp giữa chữ và gạch dưới với những dấu luyến láy có trường độ được vợ chồng anh Hoàng Cơ Thụy và chị Nguyễn Xuân Yên áp dụng giảng dạy tại trường Nghệ Thuật Sân Khấu II sau giải phóng.
6. Lối kí âm Tây phương solfèsges được áp dụng phổ biến trong giảng dạy và biểu diễn âm nhạc dân tộc ngày nay. Trong đó thầy Trần Kinh là một trong những người đầu tiên chơi nhạc cổ dùng kí âm Tây phương và rất giỏi về nhạc lí cũng như cách tiếp cận và phân tích tác phẩm. Ông là một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc dân tộc Việt nam, chơi được hầu hết các loại nhạc cụ và rất giỏi về đàn thập lục (đàn tranh).
Tuy nhiên âm nhạc dù Tây phương hay Việt nam cũng đều không ra ngoài những quy luật chung về làn hơi và âm luật.
Âm giai ngũ cung Bắc gồm 5 nốt hay 5 bậc là Hò Xự Xang Xê Cống hiện tại được dịch theo 3 lối:
- Sol La Do Re Mi
- Do Re Fa Sol La
- Re Mi Sol La Si
Miễn sao số cung và bán cung trong âm giai tuân theo tương ứng là:
1 cung - 1,5 cung - 1 cung - 1 cung - 1,5 cung
Một trong những nét đặc thù của nhạc dân tộc Việt Nam là ngũ cung Hò Xự Xang Xê Cống không dùng lối dịch giọng mà chỉ là chuyển cung...
(02-12-2014, 09:19 AM)Cocacola Đã viết: Mà Hò xừ xang xê cống là gì vậy mấy bác? Là nốt trên đàn tranh à?
Hò Xự Xang Xê Cống là một lối kí âm cổ trong hệ thống nhạc ngũ cung của Việt Nam bạn ạ!
Các loại kí âm hiện tại còn lưu hành ở Việt Nam:
1. Kí âm bằng chữ: loại kí âm này thường thấy trong dân gian, rất đơn giản và không mấy chính xác trong chi tiết, được phân thành những nhịp chính và phụ bằng những hình chữ thập, hay những gạch đặt bên dưới chữ
2. Kí âm của thầy Nguyễn Văn Thinh: là loại kí âm bằng nguyên chữ như xưa tuy nhiên có thêm chữ nhấn và có thể phân biệt được bậc cao thấp do những sắp xếp ước lệ của thầy. Ví dụ: Kống ở bậc trầm, Cống ở bậc trung,...
3. Kí âm theo lối dùng 5 mẫu tự với những dấu chấm trên hoặc dưới để phân biệt các bậc cao thấp, thể hiện trường độ bằng những gạch dưới, và nốt luyến có trường độ bằng những gạch phía trên của thầy Nguyễn Hữu Ba.
4. Kí âm theo lối dùng 5 mẫu tự với những chấm trên hoặc dưới để phân biệt các bậc cao thấp, có thể hiện những nốt luyến và được ghi chép trong những khung hình chữ nhật với những vạch xuôi ngắn thể hiện trường độ của thầy Nguyễn Vĩnh Bảo.
5. Kí âm kết hợp giữa chữ và gạch dưới với những dấu luyến láy có trường độ được vợ chồng anh Hoàng Cơ Thụy và chị Nguyễn Xuân Yên áp dụng giảng dạy tại trường Nghệ Thuật Sân Khấu II sau giải phóng.
6. Lối kí âm Tây phương solfèsges được áp dụng phổ biến trong giảng dạy và biểu diễn âm nhạc dân tộc ngày nay. Trong đó thầy Trần Kinh là một trong những người đầu tiên chơi nhạc cổ dùng kí âm Tây phương và rất giỏi về nhạc lí cũng như cách tiếp cận và phân tích tác phẩm. Ông là một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc dân tộc Việt nam, chơi được hầu hết các loại nhạc cụ và rất giỏi về đàn thập lục (đàn tranh).
Tuy nhiên âm nhạc dù Tây phương hay Việt nam cũng đều không ra ngoài những quy luật chung về làn hơi và âm luật.
Âm giai ngũ cung Bắc gồm 5 nốt hay 5 bậc là Hò Xự Xang Xê Cống hiện tại được dịch theo 3 lối:
- Sol La Do Re Mi
- Do Re Fa Sol La
- Re Mi Sol La Si
Miễn sao số cung và bán cung trong âm giai tuân theo tương ứng là:
1 cung - 1,5 cung - 1 cung - 1 cung - 1,5 cung
Một trong những nét đặc thù của nhạc dân tộc Việt Nam là ngũ cung Hò Xự Xang Xê Cống không dùng lối dịch giọng mà chỉ là chuyển cung...