02-12-2014, 08:17 AM
Nội dung 1: Lý tính
I. Truyền Thụ Âm Nhạc Dân Tộc Lạc Hậu - Không Tiếp Nhận Cái Mới.
- Trong thời đại này, chúng ta vẫn còn thấy rất nhiều người dạy và học ÂNDT bằng phương pháp truyền ngón, truyền miệng, không có một bài bản ký âm nào rõ ràng, cứ bám víu vào những hệ thống nhạc lý cổ xưa (Hò, xự, xang, xê, cống) không rõ ràng về cao độ, trường độ, người học khó hiểu, khó tiếp thu, chỉ học vẹt, thầy đàn sao, trò bắt chước đàn giống vậy, không nắm nhạc lý cơ bản, không ký âm- xướng âm được, để hầu truyền đạt lại cho người khác, thế hệ sau. Nhất là phía Nhạc Lễ và Nhạc Tài Tử Nam Bộ, Không chịu học hỏi, chuyển đổi ký âm theo hệ thống nốt Tây Phương (Solfe) nhịp phách, cao độ, trường độ rõ ràng hơn, chuẩn xác hơn, dễ học, dễ dạy, dễ truyền. Đó cũng là lý do mà muôn đời ÂNDT cô lập, bị khép kín trong cái khuôn khổ, trong cái thế giới riêng của mình không bước chân ra ngoài được. Và dưới ánh mắt của giới trẻ thì ÂNDT mãi mãi là một cái gì đó rất huyền bí, lạc hậu, quê mùa, thiếu khoa học và cuối cùng là "sến rện".
Từ năm 1955, khi trường Quốc Gia Âm Nhạc Kịch Nghệ Sài Gòn thành lập (Nhạc Viện TPHCM) các bậc thầy lớn như: Cao Hoài Sang, Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Văn Thinh đã nhìn thấy xa được điều đó, nên đã bỏ công sức để chuyển âm tất cả những bài bản Mìên Bắc, Miền Trung, Miền Nam ra hệ thống ký âm Tây Phương (Solfe) để rõ ràng hơn, thầy dễ dạy, trò dễ học và dễ lưu truyền. Và cái phương pháp học truyền miệng, truyền ngón (Hò, xự, xang, xê, cống) đã được chính thức loại bỏ từ năm 1960 tại Nhạc Viện, nay cũng hơn nửa thế kỷ rồi. Chúng ta mà còn bám víu vào những phương pháp học lạc hậu này thì hỡi ơi ! Bao giờ ÂNDT Việt Nam mới phát triển và phổ truyền được ?
Tôi có 1 câu hỏi với Hội đồng xét xử:
Giờ có 4 người nhạc công chơi 4 nhạc cụ
- Tranh
- Kìm
- Bầu
- Cò
ngồi so dây và chuẩn bị hòa đờn 1 bài bản X.
Bài bản X được ký âm theo lối Hò xừ xang xê cống. 4 nhạc công lúc này chưa hoà đờn, mới đang so dây.
Vậy làm thế nào để so ăn dây cho 4 người nhạc công với 1 bản đàn được ký âm Hò xừ xang xê cống.
Xin mời bạn Lê Hồng Sơn trả lời.
I. Truyền Thụ Âm Nhạc Dân Tộc Lạc Hậu - Không Tiếp Nhận Cái Mới.
- Trong thời đại này, chúng ta vẫn còn thấy rất nhiều người dạy và học ÂNDT bằng phương pháp truyền ngón, truyền miệng, không có một bài bản ký âm nào rõ ràng, cứ bám víu vào những hệ thống nhạc lý cổ xưa (Hò, xự, xang, xê, cống) không rõ ràng về cao độ, trường độ, người học khó hiểu, khó tiếp thu, chỉ học vẹt, thầy đàn sao, trò bắt chước đàn giống vậy, không nắm nhạc lý cơ bản, không ký âm- xướng âm được, để hầu truyền đạt lại cho người khác, thế hệ sau. Nhất là phía Nhạc Lễ và Nhạc Tài Tử Nam Bộ, Không chịu học hỏi, chuyển đổi ký âm theo hệ thống nốt Tây Phương (Solfe) nhịp phách, cao độ, trường độ rõ ràng hơn, chuẩn xác hơn, dễ học, dễ dạy, dễ truyền. Đó cũng là lý do mà muôn đời ÂNDT cô lập, bị khép kín trong cái khuôn khổ, trong cái thế giới riêng của mình không bước chân ra ngoài được. Và dưới ánh mắt của giới trẻ thì ÂNDT mãi mãi là một cái gì đó rất huyền bí, lạc hậu, quê mùa, thiếu khoa học và cuối cùng là "sến rện".
Từ năm 1955, khi trường Quốc Gia Âm Nhạc Kịch Nghệ Sài Gòn thành lập (Nhạc Viện TPHCM) các bậc thầy lớn như: Cao Hoài Sang, Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Văn Thinh đã nhìn thấy xa được điều đó, nên đã bỏ công sức để chuyển âm tất cả những bài bản Mìên Bắc, Miền Trung, Miền Nam ra hệ thống ký âm Tây Phương (Solfe) để rõ ràng hơn, thầy dễ dạy, trò dễ học và dễ lưu truyền. Và cái phương pháp học truyền miệng, truyền ngón (Hò, xự, xang, xê, cống) đã được chính thức loại bỏ từ năm 1960 tại Nhạc Viện, nay cũng hơn nửa thế kỷ rồi. Chúng ta mà còn bám víu vào những phương pháp học lạc hậu này thì hỡi ơi ! Bao giờ ÂNDT Việt Nam mới phát triển và phổ truyền được ?
Tôi có 1 câu hỏi với Hội đồng xét xử:
Giờ có 4 người nhạc công chơi 4 nhạc cụ
- Tranh
- Kìm
- Bầu
- Cò
ngồi so dây và chuẩn bị hòa đờn 1 bài bản X.
Bài bản X được ký âm theo lối Hò xừ xang xê cống. 4 nhạc công lúc này chưa hoà đờn, mới đang so dây.
Vậy làm thế nào để so ăn dây cho 4 người nhạc công với 1 bản đàn được ký âm Hò xừ xang xê cống.
Xin mời bạn Lê Hồng Sơn trả lời.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc