01-26-2014, 03:04 AM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 01-26-2014, 04:31 AM {2} bởi namxuantran.)
Xin cảm ơn những nhận xét rất tinh tế của bạn lonsualangxang, tôi có vài lời nhắn nhủ "anh em" tailinhtruong1993 và Petrus Trần:
- Qua bài viết vừa rồi tôi đã phần nào hiểu được nhận thức, kiến thức và ý thức của hai anh em bạn.
- Âm nhạc dân tộc Việt Nam bên cạnh nét tương đồng với các nước lân cận, cũng có nét đặc trưng nói chung và của từng vùng miền, từng loại hình nói riêng. Cho nên để vận dụng dần dần được lối kí âm Tây Phương vào đã là công lao rất lớn của các bậc tiền nhân rồi. Trong khi một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản vẫn còn đang dùng kiểu kí âm nhạc số,...
- Những nhận xét đánh giá của hai bạn phần nào còn mang tính áp đặt phiến diện kiểu "chụp mũ" và kiểu "ném đá hội nghị".
+ Xin thưa rằng tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam (tiền thân là Nhạc viện Hà Nội) trong khi một số khoa nhạc cụ Tây Phương như piano, violon,... có số học sinh, sinh viên tiêu điều, các vị giáo sư già ngày ngày đạp xe lên lớp dạy trong khi khoa nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là đàn tranh lại có lượng sinh viên rất đông, chưa kể lượng lớn các bạn trẻ không chuyên yêu mến và tìm đến cây đàn tranh,...
+ Nền âm nhạc dân tộc Việt Nam là tổng hòa tinh hoa văn hóa nhiều thể loại của các vùng miền trong cả nước chứ không riêng gì nhạc tài tử Nam Bộ và cây đàn tranh. Cho nên không thể đem tư tưởng cục bộ địa phương và cái nhìn phiến diện để đánh giá được,
+ Vì cái nhìn phiến diện nên hai bạn không nhìn ra các nghệ sỹ mặc trang phục truyền thống biểu diễn nhạc cụ dân tộc: NSND Phương Bảo, NGƯT Phạm Thúy Hoan, NSƯT Hải Phượng,... và tập thể nhạc công của nhiều đơn vị nghệ thuật.
- Nếu ném vào lịch sử bằng một hòn sỏi thì tương lai sẽ ném lại các bạn bằng cả hòn gạch
- Chốt hạ lại xin được mượn lời cố nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Đôi mắt :"Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản".
- Qua bài viết vừa rồi tôi đã phần nào hiểu được nhận thức, kiến thức và ý thức của hai anh em bạn.
- Âm nhạc dân tộc Việt Nam bên cạnh nét tương đồng với các nước lân cận, cũng có nét đặc trưng nói chung và của từng vùng miền, từng loại hình nói riêng. Cho nên để vận dụng dần dần được lối kí âm Tây Phương vào đã là công lao rất lớn của các bậc tiền nhân rồi. Trong khi một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản vẫn còn đang dùng kiểu kí âm nhạc số,...
- Những nhận xét đánh giá của hai bạn phần nào còn mang tính áp đặt phiến diện kiểu "chụp mũ" và kiểu "ném đá hội nghị".
+ Xin thưa rằng tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam (tiền thân là Nhạc viện Hà Nội) trong khi một số khoa nhạc cụ Tây Phương như piano, violon,... có số học sinh, sinh viên tiêu điều, các vị giáo sư già ngày ngày đạp xe lên lớp dạy trong khi khoa nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là đàn tranh lại có lượng sinh viên rất đông, chưa kể lượng lớn các bạn trẻ không chuyên yêu mến và tìm đến cây đàn tranh,...
+ Nền âm nhạc dân tộc Việt Nam là tổng hòa tinh hoa văn hóa nhiều thể loại của các vùng miền trong cả nước chứ không riêng gì nhạc tài tử Nam Bộ và cây đàn tranh. Cho nên không thể đem tư tưởng cục bộ địa phương và cái nhìn phiến diện để đánh giá được,
+ Vì cái nhìn phiến diện nên hai bạn không nhìn ra các nghệ sỹ mặc trang phục truyền thống biểu diễn nhạc cụ dân tộc: NSND Phương Bảo, NGƯT Phạm Thúy Hoan, NSƯT Hải Phượng,... và tập thể nhạc công của nhiều đơn vị nghệ thuật.
- Nếu ném vào lịch sử bằng một hòn sỏi thì tương lai sẽ ném lại các bạn bằng cả hòn gạch
- Chốt hạ lại xin được mượn lời cố nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Đôi mắt :"Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản".