ÂM NHẠC DÂN TỘC ( ĐÀN TRANH )
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 3 Votes - 3 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
ÂM NHẠC DÂN TỘC ( ĐÀN TRANH )
#1
'' TẠI SAO ÂM NHẠC DÂN TỘC LẠI XUỐNG DỐC ? (Petrus Trần)
24 Tháng Giêng 2014 lúc 14:25
- Tình hình là hôm nay tôi đọc được bài báo viết về tình trạng xuống dốc của Âm Nhạc Dân Tộc Việt Nam, nội dung của bài báo ta thán về vấn đề Âm Nhạc Dân Tộc (ÂNDT) không được giới trẻ đón nhận, những Game show về ÂNDT thì đìu hiu, không ai tham gia, toàn là lứa tuổi trung niên và người già. Lương bổng của nghệ sĩ ÂNDT thì ít ỏi, không bằng một đứa Diễn viên Kịch mới ra lò. Đọc xong bài báo, làm tôi trăn trở và tôi hỏi tự hỏi tại sao ÂNDT không được giới trẻ đón nhận? Và tại sao lại xuống dốc, không phát triển mạnh? Điều này phải nhìn nhận sự thật, thẳng thắn mà trình bày thì có 2 lý do rất mâu thuẫn sau đây:

I. Truyền Thụ Âm Nhạc Dân Tộc Lạc Hậu - Không Tiếp Nhận Cái Mới.
- Trong thời đại này, chúng ta vẫn còn thấy rất nhiều người dạy và học ÂNDT bằng phương pháp truyền ngón, truyền miệng, không có một bài bản ký âm nào rõ ràng, cứ bám víu vào những hệ thống nhạc lý cổ xưa (Hò, xự, xang, xê, cống) không rõ ràng về cao độ, trường độ, người học khó hiểu, khó tiếp thu, chỉ học vẹt, thầy đàn sao, trò bắt chước đàn giống vậy, không nắm nhạc lý cơ bản, không ký âm- xướng âm được, để hầu truyền đạt lại cho người khác, thế hệ sau. Nhất là phía Nhạc Lễ và Nhạc Tài Tử Nam Bộ, Không chịu học hỏi, chuyển đổi ký âm theo hệ thống nốt Tây Phương (Solfe) nhịp phách, cao độ, trường độ rõ ràng hơn, chuẩn xác hơn, dễ học, dễ dạy, dễ truyền. Đó cũng là lý do mà muôn đời ÂNDT cô lập, bị khép kín trong cái khuôn khổ, trong cái thế giới riêng của mình không bước chân ra ngoài được. Và dưới ánh mắt của giới trẻ thì ÂNDT mãi mãi là một cái gì đó rất huyền bí, lạc hậu, quê mùa, thiếu khoa học và cuối cùng là "sến rện".

Từ năm 1955, khi trường Quốc Gia Âm Nhạc Kịch Nghệ Sài Gòn thành lập (Nhạc Viện TPHCM) các bậc thầy lớn như: Cao Hoài Sang, Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Văn Thinh đã nhìn thấy xa được điều đó, nên đã bỏ công sức để chuyển âm tất cả những bài bản Mìên Bắc, Miền Trung, Miền Nam ra hệ thống ký âm Tây Phương (Solfe) để rõ ràng hơn, thầy dễ dạy, trò dễ học và dễ lưu truyền. Và cái phương pháp học truyền miệng, truyền ngón (Hò, xự, xang, xê, cống) đã được chính thức loại bỏ từ năm 1960 tại Nhạc Viện, nay cũng hơn nửa thế kỷ rồi. Chúng ta mà còn bám víu vào những phương pháp học lạc hậu này thì hỡi ơi ! Bao giờ ÂNDT Việt Nam mới phát triển và phổ truyền được ?

II. Âm Nhạc Dân Tộc Cải Cách Quá Lố - Bệnh Hoạn.
- Mặt khác, từ các trường Nhạc Viện TPHCM, Học Viện Âm Nhạc Hà Nội hiện nay thì cải cách ÂNDT một cách quá lố, đến mức bệnh hoạn, không thể nào tưởng tượng được. Tôi là một cựu sinh viên trường Nhạc Viện, khoa ÂNDT, nhưng tôi rất ít khi theo dõi những chương trình ÂNDT trên Truyền Hình do người của Nhạc Viện biểu diễn, vì tôi thấy rất xàm và bệnh. Gần hết 90% từ cái cách ăn bận là phản cảm rồi. Phục trang truyền thống Việt Nam là gì? Nam thì có áo dài khăn đống, Nữ thì cũng có áo dài đội mấn. Chúng ta để ý sẽ thấy trên Truyền Hình biểu diễn ÂNDT toàn là bận trang phục áo Thổ Cẩm, áo khỉ, áo sát nách, tôi không biết những người đó là dân tộc rừng rú man dại nào lên biểu diễn? Áo dài đâu? Dân tộc Việt Nam yếu hèn hết rồi sao? để cho dân tộc Thượng lên cai trị ? làm tôi liên tưởng đến Lịch sử Trung Quốc có dân tộc Mãn lên cai trị cả một dân tộc Hán, một nước Trung Hoa, với văn hóa và cách ăn bận trang phục của nhà Mãn Thanh làm cho người Hán tộc rất đau đớn.

Khi nhắc đến những Nhạc Cụ Truyền Thống người ta sẽ nghĩ ngay đến Trung Tâm Thúy Nga (Paris By Night) họ hòa âm rất đỉnh, đạt tiêu chuẩn quốc tế, hòa cùng với nhạc cụ dân tộc ngọt ngào, nâng lời ca tiếng hát rất nồng nàn, êm dịu, đậm đà bản sắc dân tộc. Trang phục áo dài truyền thống, âm thanh ánh sáng rạng ngời. Tại sao ở Việt Nam, một cái nôi của ÂNDT lại không thể có?

Còn về Âm Nhạc thì tệ hại hơn nữa, người ta muốn nghe ÂNDT biểu diễn là nghe những bản Tình Ca Quê Hương, những ca khúc bất hủ, những bài bản truyền thống, những bài dân ca 3 Miền của dân tộc. Ngược lại, chúng ta để ý, chương trình ÂNDT toàn trình diễn Đàn Bầu - Đàn Tranh - Đàn Nhị kết hợp với T'rưng, Đàn Đá, Cồng Chiêng Tây Nguyên, giai điệu thì bài nào bài nấy mang hơi hám của Nùng, Máng, Mường, Mã, Mèo. Tại sao chúng ta phải dùng đàn T'rưng? Biết bao nhiêu bài bản hay của dân tộc Kinh, tại sao không dùng? Tây Nguyên là một văn hóa khác, là một dân tộc khác, hơi hướng Âm Nhạc của họ khác. Tại sao cứ thích dùng nhạc của họ? Họ có dùng nhạc của mình không? Họ có hát Cải lương bao giờ không?

Hết nhạc Tây Nguyên thì xài đến nhạc nước ngoài, nhạc cổ điển Nga, Đức nghe lơ lớ, không ra làm sao cả. Đàn Tranh, Đàn Bầu, Sáo thì đàn, thì rít vô hồn như một cái máy. Ít khi thấy trình diễn một bài cho ra hồn mang hơi điệu quê hương, muồi mẫn, có tiếng sáo vi vút của lũy tre xanh, của làng quê Việt Nam, một nước nông nghiệp đơn sơ, giàu tình người ngàn đời truyền thống.

Để rồi ... giới trẻ nhìn vào thấy ÂNDT Việt Nam là một cảnh giới rất phức tạp, đa âm thanh, đa giai điệu, thập cẩm, không thèm để ý tới. Nghe Piano, trống, kèn Tây Phương sướng hơn, du dương, trầm bổng, rõ ràng, bài bản. Chính tôi cũng cảm thấy nản, thì đừng nói chi là "giới trẻ".

III. Hãy Nhìn Âm Nhạc Dân Tộc Nước Ngoài.
- Trong chúng ta, ai cũng thấy biết rằng điển hình như ÂNDT Trung Quốc rất phát triển. Đàn Nhị (Cò) được bày bán rộng rãi ở đường phố thênh thang, đàn Guzheng (Tranh) được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt. Theo thống kê năm 2013, sinh viên ở Học Viện Âm Nhạc Bắc Kinh - Thượng Hải đăng ký dự thi tuyển sinh Trung Cấp- Đại Học khoa Guzheng - Erhu vượt hẳn so với khoa Piano, Violon. Tại sao? Tại người ta biết dung hòa giữa nhạc Dân Tộc của họ với nhạc Tây Phương. Điển hình, ca khúc nhạc trẻ Trung Quốc 你的樣子 (Dáng Em) được phối chung với Guzheng và Erhu, và chúng ta nhận thấy rằng, nhưng ca khúc của Trung Quốc dù là Nhạc Trẻ nhưng nó vẫn mang hơi điệu "Quảng" (là 1 làn hơi điệu truyền thống Trung Quốc), họ cải cách nhưng họ không xa rời cái giai điệu truyền thống ngàn đời của họ. Và Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như thế, ÂNDT rất phát triển ở đất nước của họ. Nhìn lại Việt Nam, chúng ta bùi ngùi và đau đớn.

IV: Kết Luận
- Trên thực tế nhờ có sự phong tặng của UNESCO mà các thể loại dân ca truyền thống Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn. Và giới trẻ cũng có chú ý và tích cực tìm hiểu đến. Tuy nhiên, mặt tiêu cực là ý thức của những người khai thác và sử dụng các giá trị văn hóa này đã khiến cho các loại hình nghệ thuật truyền thống này bị sai lệch.
''


Các bài viết trong chủ đề này
ÂM NHẠC DÂN TỘC ( ĐÀN TRANH ) - bởi truongtailinh1993 - 01-25-2014, 08:28 PM
RE: ÂM NHẠC DÂN TỘC ( ĐÀN TRANH ) - bởi Jibber - 01-28-2014, 03:12 PM
RE: ÂM NHẠC DÂN TỘC ( ĐÀN TRANH ) - bởi DongTa - 01-29-2014, 02:48 PM

Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Hình ảnh những cây đàn cùng họ với đàn Tranh (Châu Á) saotruc 25 67,508 03-10-2024, 03:08 PM
Bài mới nhất: lehuuhung
  Bán lại đàn tranh ở Sài Gòn daquihoa 0 6,364 03-14-2017, 09:12 AM
Bài mới nhất: daquihoa
  Tìm. Sáo Trúc+ Đàn Tranh+ Đàn nhị đi Biểu DIễn tại Cần thơ ngày 10-> 13/1 dinhhung1841994 0 5,709 12-27-2016, 03:25 PM
Bài mới nhất: dinhhung1841994
  Báo danh ĐÀN TRANH lonsualangxang 172 411,917 12-20-2016, 03:11 PM
Bài mới nhất: TrangDi
  Tìm chỗ dạy đàn tranh ở Đà Nẵng chinhducnguyen 1 9,706 08-18-2016, 10:55 PM
Bài mới nhất: lilochin123
Heart Dạy học dàn tranh ở Đà Nẵng lilochin123 0 8,446 06-16-2016, 01:25 PM
Bài mới nhất: lilochin123
  Một số bài Rao đàn Tranh lehuuhung 3 17,257 04-15-2016, 10:58 PM
Bài mới nhất: lehuuhung
  Xin sheet Mùa thu quê hương - đàn tranh Tuổi thơ 0 6,332 01-29-2016, 08:02 PM
Bài mới nhất: Tuổi thơ
  Bán Đàn Tranh Trung Quốc 6 Triệu myhanh 0 6,708 10-23-2015, 07:07 PM
Bài mới nhất: myhanh
Music Bài tập đàn tranh-thuylinh thuylinh 13 36,696 07-30-2015, 10:34 PM
Bài mới nhất: thuylinh

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 2 khách