11-20-2013, 09:59 AM
Riêng ở câu số 1 có người hỏi rằng mình có bị điên hay không khi mà người ta bảo là chỉ cách khắc phục bệnh “thổi tiếng sáo cứ bị xì” , còn mình thì xui dại người ta là “Không cần khắc phục, cứ giữ nguyên cái xì ấy và luyện cho nó xì hơn với cường độ luồng hơi mạnh hơn nữa.” ???
Theo mình thì các bạn mới tập cần phải quán triệt rõ rằng : việc thổi sáo bị xì là điều đương nhiên với trình độ của các bạn, thậm chí tập đàng hoàng cả năm sau cũng vẫn còn xì, chứ chưa hết hẳn đâu. Ở giai đoạn này người hướng dẫn có kinh nghiệm sẽ ko yêu cầu bạn thổi cho nó bớt xì, họ sẽ có các bài tập để bạn gia tăng cường độ luồng hơi mạnh hơn nữa, rướn luồng hơi dài hơn nữa, các bài tập này thường liên quan đến nhóm bài chạy gam, nhảy quãng…phối hợp với nhịp.
Các bạn phải nhớ là ban đầu tập với 1 luồng hơi mạnh mẽ thì bạn sẽ dễ dàng trong việc điều tiết thổi nhẹ lại, mềm lại; nhưng ban đầu tập mãi với 1 luồng hơi mịn mỏng, thì bạn sẽ ko thể biết cách rướn hơi trong những bài đòi hỏi sự mạnh mẽ như nhịp hành khúc.. và rồi đến những bài tập đòi hỏi phân biệt sắc thái mạnh nhẹ kiểu “Forte” và “piano” thì người chỉ quen thổi mịn mỏng sẽ còn bế tắc hơn nữa, lúc ấy tập cho thổi mạnh lên còn mất thời gian hơn nhiều. Ngoài ra, cũng cần nên nhớ rằng thổi sáo cho nó xì cũng là 1 kỹ thuật cao cấp quan trọng của việc điều khiển sắc thái của luồng hơi, có những loại nhạc, bài nhạc yêu cầu phải dùng sắc thái xào xạc của luồng hơi để diễn tả, lúc này làn hơi mịn mỏng thì coi như là xếp xó. “Cho nên 2 thái cực ấy : thổi xì và xì hơn nữa phải tập cho được, mà thổi mỏng và mịn hơn nữa cũng phải tập cho đạt.”
1 điều quan trọng là mình thường thấy có rất nhiều bạn hay tập ở nhà, đây là việc rất tai hại cho sự tu dưỡng luồng hơi. Vì sao? Vì khi các bạn ở nhà, tiếng sáo nó vang vọng trong phòng và nghe rất rõ (thậm chí còn chói và phá làng phá xóm nữa) nên các bạn sẽ ko có ý thức cần thổi luồng với luồng hơi mạnh mẽ hơn, cứ tập ri rí ở nhà như vậy bạn sẽ có 1 luồng hơi rất yếu đuối mỏng manh và có vẻ “không bị xì”. Hậu quả tất yếu đó là khi bạn ra đường, ra công viên thổi, 1 không gian rộng hơn rất nhiều với những luồng gió lùa quái ác, làn hơi “mỏng manh ko xì” của bạn sẽ cho 1 âm lượng nhỏ nhoi kiểu muỗi kêu. Tốt nhất là nên tập ngoài công viên, càng tập ở ngoài trời nhiều luồng hơi sẽ càng vững vàng ổn định.
Sau cùng, (liên quan đến việc chém gió thôi nghen ) Mình được biết là ở TQ có ông Phùng Tử Tồn được mệnh danh là "Xuy phá thiên" (tức là thổi thủng cả trời), và ở Việt Nam cũng có 1 người không kém cạnh đó là thiên tài Đinh Thìn, được nghe kể rằng làn hơi của cố nghệ sỹ Đinh Thìn cũng “bạt gió” không thua kém người nào, cho nên với biên độ cường nhược rộng như vậy, khả năng thu tỏa làn hơi tuyệt đỉnh của ông xứng đáng để các bậc hậu bối như chúng ta noi theo!!! Hy vọng qua giải thích này thì các bạn mới tập sẽ ko còn lăn tăn nữa về việc bị xì khi thổi sáo. Nếu ai có kiến giải hợp lý hơn xin vui lòng đưa lên đây để cùng nhau trao đổi nhé !
Theo mình thì các bạn mới tập cần phải quán triệt rõ rằng : việc thổi sáo bị xì là điều đương nhiên với trình độ của các bạn, thậm chí tập đàng hoàng cả năm sau cũng vẫn còn xì, chứ chưa hết hẳn đâu. Ở giai đoạn này người hướng dẫn có kinh nghiệm sẽ ko yêu cầu bạn thổi cho nó bớt xì, họ sẽ có các bài tập để bạn gia tăng cường độ luồng hơi mạnh hơn nữa, rướn luồng hơi dài hơn nữa, các bài tập này thường liên quan đến nhóm bài chạy gam, nhảy quãng…phối hợp với nhịp.
Các bạn phải nhớ là ban đầu tập với 1 luồng hơi mạnh mẽ thì bạn sẽ dễ dàng trong việc điều tiết thổi nhẹ lại, mềm lại; nhưng ban đầu tập mãi với 1 luồng hơi mịn mỏng, thì bạn sẽ ko thể biết cách rướn hơi trong những bài đòi hỏi sự mạnh mẽ như nhịp hành khúc.. và rồi đến những bài tập đòi hỏi phân biệt sắc thái mạnh nhẹ kiểu “Forte” và “piano” thì người chỉ quen thổi mịn mỏng sẽ còn bế tắc hơn nữa, lúc ấy tập cho thổi mạnh lên còn mất thời gian hơn nhiều. Ngoài ra, cũng cần nên nhớ rằng thổi sáo cho nó xì cũng là 1 kỹ thuật cao cấp quan trọng của việc điều khiển sắc thái của luồng hơi, có những loại nhạc, bài nhạc yêu cầu phải dùng sắc thái xào xạc của luồng hơi để diễn tả, lúc này làn hơi mịn mỏng thì coi như là xếp xó. “Cho nên 2 thái cực ấy : thổi xì và xì hơn nữa phải tập cho được, mà thổi mỏng và mịn hơn nữa cũng phải tập cho đạt.”
1 điều quan trọng là mình thường thấy có rất nhiều bạn hay tập ở nhà, đây là việc rất tai hại cho sự tu dưỡng luồng hơi. Vì sao? Vì khi các bạn ở nhà, tiếng sáo nó vang vọng trong phòng và nghe rất rõ (thậm chí còn chói và phá làng phá xóm nữa) nên các bạn sẽ ko có ý thức cần thổi luồng với luồng hơi mạnh mẽ hơn, cứ tập ri rí ở nhà như vậy bạn sẽ có 1 luồng hơi rất yếu đuối mỏng manh và có vẻ “không bị xì”. Hậu quả tất yếu đó là khi bạn ra đường, ra công viên thổi, 1 không gian rộng hơn rất nhiều với những luồng gió lùa quái ác, làn hơi “mỏng manh ko xì” của bạn sẽ cho 1 âm lượng nhỏ nhoi kiểu muỗi kêu. Tốt nhất là nên tập ngoài công viên, càng tập ở ngoài trời nhiều luồng hơi sẽ càng vững vàng ổn định.
Sau cùng, (liên quan đến việc chém gió thôi nghen ) Mình được biết là ở TQ có ông Phùng Tử Tồn được mệnh danh là "Xuy phá thiên" (tức là thổi thủng cả trời), và ở Việt Nam cũng có 1 người không kém cạnh đó là thiên tài Đinh Thìn, được nghe kể rằng làn hơi của cố nghệ sỹ Đinh Thìn cũng “bạt gió” không thua kém người nào, cho nên với biên độ cường nhược rộng như vậy, khả năng thu tỏa làn hơi tuyệt đỉnh của ông xứng đáng để các bậc hậu bối như chúng ta noi theo!!! Hy vọng qua giải thích này thì các bạn mới tập sẽ ko còn lăn tăn nữa về việc bị xì khi thổi sáo. Nếu ai có kiến giải hợp lý hơn xin vui lòng đưa lên đây để cùng nhau trao đổi nhé !
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan