08-25-2012, 10:32 PM
Gửi gioyeugacon ;
bác cứ giữ lại mấy nốt # ấy, chỉ đến khi có nốt 2 liền kề buộc phải chạy qua thì mở hẳn luôn nốt # , ví dụ như bài nhạc chạy qua Sol# rồi tới La thì bác mở thế nốt Sol# xong rồi mở thêm 1 ngón để lên La luôn, cách bấm này được gọi là các bấm linh hoạt, chứ ko cần phải bịt ngón Sol# lại rồi mới mở ngón La, như vậy sẽ chậm đi, chạy ngón không thuận.
Điều quan trọng là với thế bấm linh hoạt như vậy thì chắc chắn nó sẽ khiến cao độ nốt La bị cao lên, tuy nhiên ở trên tiêu Rê trở xuống, khoảng cách các nốt tương đối xa và lòng ống khá to so với sáo nên bấm kiểu ấy chỉ khiến nốt La cao lên +10 thôi (tạm chấp nhận được khi chơi nhạc tây), chứ trên sáo mà bấm linh hoạt kiểu như vậy thì nó sai lên tới +30 nghe phô vô cùng. Đây cũng là lý do cực kỳ quan trọng để em dẹp cây sáo qua 1 bên mà chuyên tâm luyện tiêu. Mà nói tới thì nhân tiện em cũng chia sẻ với các bác 4 nguyên nhân chính khiến em bỏ sáo và chuyển hẳn sang tập tiêu :
+ tiếng tiêu êm ái, không làm phiền xóm làng như sáo, thổi đêm khuya ít bị chửi hơn sáo, ba mẹ em rất hài lòng ở cái khoản này !
+ Tiêu ít có sự lệch quãng như thằng sáo, La 1 -> La2 , Si1 -> Si2, toàn là ngay bong, nếu có thì quãng 2 thấp hơn quãng 1 cao lắm là +5, +10. Còn thằng sáo trúc nhà mình thì La1, Si1 cao; La2, Si2 thì thấp, toàn -20, -30, nghe phô lắm (mấy cái +10 +20 +30 em nói nãy giờ là đo bằng tuner_e nha).
+ Chạy ngón linh hoạt kiểu Sol# và La như vừa trình bày ở trên thì thằng sáo trúc cũng bị phô nữa, phát chán, tiêu thì vô tư, chỉ sai chút đỉnh, ở mức chấp nhận được.
+ Tiêu thì lên đủ 3 quãng 36 nốt, cây tốt thì lên được tới hàng 4, còn thằng sáo thì lên được đến sol3 là té khói (đôi khi cũng có cây lên đến La3 đấy, nhưng chát chúa!!!)
Nói chung tiềm năng của tiêu, theo cảm nghĩ củ chuối của em, thì nó vượt xa sáo trúc!!!
Là do bác ít khi luyện và ít khi chơi hay là do bản thân của tiêu không lên hết quãng 3 vậy ??? bác thử suy xét lại xem !?
bác cứ giữ lại mấy nốt # ấy, chỉ đến khi có nốt 2 liền kề buộc phải chạy qua thì mở hẳn luôn nốt # , ví dụ như bài nhạc chạy qua Sol# rồi tới La thì bác mở thế nốt Sol# xong rồi mở thêm 1 ngón để lên La luôn, cách bấm này được gọi là các bấm linh hoạt, chứ ko cần phải bịt ngón Sol# lại rồi mới mở ngón La, như vậy sẽ chậm đi, chạy ngón không thuận.
Điều quan trọng là với thế bấm linh hoạt như vậy thì chắc chắn nó sẽ khiến cao độ nốt La bị cao lên, tuy nhiên ở trên tiêu Rê trở xuống, khoảng cách các nốt tương đối xa và lòng ống khá to so với sáo nên bấm kiểu ấy chỉ khiến nốt La cao lên +10 thôi (tạm chấp nhận được khi chơi nhạc tây), chứ trên sáo mà bấm linh hoạt kiểu như vậy thì nó sai lên tới +30 nghe phô vô cùng. Đây cũng là lý do cực kỳ quan trọng để em dẹp cây sáo qua 1 bên mà chuyên tâm luyện tiêu. Mà nói tới thì nhân tiện em cũng chia sẻ với các bác 4 nguyên nhân chính khiến em bỏ sáo và chuyển hẳn sang tập tiêu :
+ tiếng tiêu êm ái, không làm phiền xóm làng như sáo, thổi đêm khuya ít bị chửi hơn sáo, ba mẹ em rất hài lòng ở cái khoản này !
+ Tiêu ít có sự lệch quãng như thằng sáo, La 1 -> La2 , Si1 -> Si2, toàn là ngay bong, nếu có thì quãng 2 thấp hơn quãng 1 cao lắm là +5, +10. Còn thằng sáo trúc nhà mình thì La1, Si1 cao; La2, Si2 thì thấp, toàn -20, -30, nghe phô lắm (mấy cái +10 +20 +30 em nói nãy giờ là đo bằng tuner_e nha).
+ Chạy ngón linh hoạt kiểu Sol# và La như vừa trình bày ở trên thì thằng sáo trúc cũng bị phô nữa, phát chán, tiêu thì vô tư, chỉ sai chút đỉnh, ở mức chấp nhận được.
+ Tiêu thì lên đủ 3 quãng 36 nốt, cây tốt thì lên được tới hàng 4, còn thằng sáo thì lên được đến sol3 là té khói (đôi khi cũng có cây lên đến La3 đấy, nhưng chát chúa!!!)
Nói chung tiềm năng của tiêu, theo cảm nghĩ củ chuối của em, thì nó vượt xa sáo trúc!!!
(08-25-2012, 02:30 PM)komsomol Đã viết: Chơi tiêu ít khi lên quãng 3 lắm, nếu chơi âm cao thì thà chơi sáo còn hơn
Là do bác ít khi luyện và ít khi chơi hay là do bản thân của tiêu không lên hết quãng 3 vậy ??? bác thử suy xét lại xem !?
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan