Có ai thắc mắc gì về đàn tranh không?
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 2.5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Có ai thắc mắc gì về đàn tranh không?
#41
Không biết là em có nên chuyển qua hâm mộ bác PhongVan không nữa. Bác nói chuẩn không chịu được í ^^
#42
Giờ mới thấy mặt các anh tài.
Nếu Phong Vân này là một với Phong Vân bên forum cũ thì vui thật. Tre già măng mọc. Mình thấy là bạn lợn sữa giống như tấm gương phản chiếu bạn PV bên forum cũ. Đừng chế nhạo em ấy thế PV ạ, mới có sinh năm chín mấy thì phải.

Về cái máy so âm, thực tế thì máy của tàu, chất lượng ko tin cậy. Nhưng nếu dùng máy tốt, hoặc ĐT, máy tính có phần mềm, thì có thể khẳng định được, nó có độ chính xác rất cao. vì vi xử lý của máy tính, ĐT đo tần số âm thanh (phương tây) chính xác, chuẩn hơn bất cứ bộ não (human) nào, tai chỉ là cái để nhận âm thanh thôi, não mới là chỗ xử lý tín hiệu tai nhận được.
Còn về nhạc dân tộc, thì đúng là chả có cái máy nào đo được cả, vì không có một chuẩn nào để so sánh, mỗi nghệ nhân định nghĩa cao độ theo cá nhân họ, Ông A truyền nghề cho bà B, bà B lại truyền tiếp cho anh C, chả có cái gì làm chuẩn, cũng chỉ là gảy rồi nghe cho quen, nghệ sĩ nhân dân hay nhân giời cũng thế mà thôi. Nên chuyện người này chê người kia để dây phô (khi chơi nhạc dân tộc) là chuyện dễ hiểu. Chuyện cãi cọ ai phô ai chuẩn cũng xảy ra ở phương tây, nên mới có cái này:

"Prior to the standardization on 440 Hz, many countries and organizations followed the Austrian government's 1885 recommendation of 435 Hz. The American music industry reached an informal standard of 440 Hz in 1926, and some began using it in instrument manufacturing. In 1936 the American Standards Association recommended that the A above middle C be tuned to 440 Hz.[1] This standard was taken up by the International Organization for Standardization in 1955 (reaffirmed by them in 1975) as ISO 16.[2] Although still not universally accepted, since then it has served as the audio frequency reference for the calibration of acoustic equipment and the tuning of pianos, violins, and other musical instruments."

Note A 440Hz, không phải G bạn à. Cũng theo qui chuẩn này, mỗi note nhạc khác có một tần số chính xác và cố định. Máy chỉ làm nhiệm vụ so sánh thôi, khi nào nó thấy tần số âm thanh nhận được đúng với 440Hz thì nó hiện chữ A4 màu xanh, tương tự với các note nhạc khác (tây phương).

Mình chả được học ai cả, nên ko biết bát độ hay đĩa độ gì hết, cứ quất dây trầm nhất là G3 rồi A3,C4,D4,E4,G4,A4... nếu bữa nào buồn buồn thì lùi xuống tuốt D3.

[Hình: 6953883622_37bbe0fc1e.jpg]

Ví dụ cho ĐT: màn hình hiện lên chữ A4 tức là âm thanh nó nhận được gần với note A4 nhất, cụ thể nó đo được tần số là 444,9Hz. Thực ra không cần quan tâm tới con số này, nhìn cái thang chia (-50 --> +50) trong ví dụ này, âm thanh mà nó nhận được có tần số cao hơn note A4 "20 độ" vì vậy nên chỉnh cho dây đàn trùng xuống một chút, khi nào hiện lên màu xanh như note D5 dưới đây là okie.

[Hình: 7099978847_d0b8391a85.jpg]

#43
(04-22-2012, 03:28 AM)lang_du Đã viết: Mình chả được học ai cả, nên ko biết bát độ hay đĩa độ gì hết, cứ quất dây trầm nhất là G3 rồi A3,C4,D4,E4,G4,A4... nếu bữa nào buồn buồn thì lùi xuống tuốt D3.

viết cả 1 bài dài lê thê...mãi rồi mới có 1 câu gọi là " không sai"

mình chả dám chế nhạo ai cả , hỏi chuyện cho vui thôi
bạn viết bài thì đừng nên có giọng " kích động nhạc- bơm vá - bóng bay " như vậy
người khác đọc sẽ thêm thắt-luyến láy- nhấn nhả thêm vài ba câu , rồi lại ...........dăm ba cái triết lý tâm hồn abcxyz , đọc thấy mệt lắm

nếu đã gọi là có " CHÂN TÀI-THỰC HỌC" thì viết bài nên cố gắng tập chung vào chuyên môn -trình độ kỹ thuật bạn nhé , đừng nên viết lan man ..linh tinh , tất cả chỉ là dư thừa
người khác có muốn học hỏi điều gì cũng là thấy bổ ích




#44
Âm nhạc là văn hoá.Tôi nghĩ các bạn hãy trân trọng nhau khi bước vào Ngôi Đền Nghệ thuât,nhất là nghệ thuật dân tộc.Ở Nhật Bản,khi vào nhà thấy có đàn koto,tự nhiên khách phải kính trọng chủ nhà vì đấy là dấu hiệu trình độ văn hoá cuả chủ nhân.Ở Trung QUốc,khi chơi Cổ cầm,người ta phải mặc quần áo mới,sạch sẽ,đốt trầm nên đê chơi đàn.Ở ta,nếu các bạn độc bài viết về âm nhạc của các cụ thì cúng sẽ thấy tiền nhân kính trọng văn hoá âm nhạc đên thế nảo.Các cụ còn đặt ra nhưng điều cấm kỵ khi chơi đàn.XU hướng quần chúng hoá đàn tranh là tốt để phổ cập nó.Nhưng cũng cần phổ cập sự tôn trọng nó và âm nhạc dân tộc.CHúng ta nên giứ hoà khí với nhau.Tôi nghỉ ,không ai có thể dám nói rằng bản thân thâu tóm được hết những tinh tuý của âm nhạc dân tộc nói chung và của đan tranh nói riêng Có ai học nổi các kỹ thuật phiêu trên dây đàn của Nghệ sỉ Trần Đại,tiếng đàn sâu sắc bay bướm của GS Vĩnh Bảo,ngón đàn hết sức tinh tế của GS HOàng Cơ Thuỵ?.Do vậy,theo cá nhân tôi,Kinh Dịch đã dạy,hố đất càng sâu thì nước vô càng nhiều.XIn lỗi vì đã lên giọng dạy đờii.Nhưng tôt rất thích trang Đam San này và đậc biệt kính trọng các bạn yêu mến âm nhạc dân tộc ta.MOng muốn có diễn đàn để trao đổi và học hỏi nghiêm túc,để đàn tranh sẽ có vị trí như koto,guzheng,kagayum,v.v trong văn hoá thế giới.
XIn phép thêm một câu danh ngôn: Tâm càng trong sáng thì tiếng đàn càng hay,vì âm thanh là do tâm phát ra,cảm ứng với tròi đất mà thành hài hoà.(cảm ứng: nghĩa bóng là theo đúng tính chất hài hoà tự nhiên của các nốt nhạc,của âm nhạc ,không bị phô).
#45
hê hê, anh nam xuân lại "lan man linh tinh triết lí tâm hồn abcxyz" rồi nhé :p

không biết mọi người còn nhớ bên forum cũ, có bậc anh tài quăng bom, ngạo mạn thái qúa. đặc biệt chuyên ném đá những bạn mới tập hoặc ko có dk học người nổi tiếng hay dập tắt đam mê của những bạn không có đk đi học. tới khi có bạn comment có giỏi thì quay clip post lên đi thì tiếc là cho tới nay mọi người vẫn chưa có dịp được thuởng ngoạn

Rất ngưỡng mộ a namxuan nhận lời chỉ giúp các bạn không có đk. e cũng muốn mà không có khả năng. trước có lần e tặng một chút nhỏ cho 1 bạn sv ko đủ tiền mua đàn. cũng thấy vui lắm Smile

(04-20-2012, 11:44 PM)PhongVan Đã viết: mà mình cũng muốn hỏi bạn và tất cả mấy bạn trên diễn đàn này là máy lên dây của bạn có hiện thang chia Bát độ không vậy ? hay chỉ là hiện G 440 và đèn xanh hoặc đỏ
nếu như không có thì mình đảm bảo với các bạn là các bạn không thể -không bao giờ so dây đúng chuẩn cao độ đàn tranh đâu

mà mình cũng muốn hỏi là các bạn có biết là bát độ là cái gì không đã , trong dây đàn tranh thì lúc so dây bát độ mấy là thấp nhất , nó nằm ở dây nào

e hèm không được học những bậc lừng danh thì biết sao được bát độ là gì. phải biết là cái gì không đã rồi mới tính. có bạn nào chỉ giúp bát độ là gì không ta?
#46
Ta có thể hiểu 1 bát độ theo nhiều cách:
1 bát độ là sự lặp lại cao độ của 1 nốt nhạc với tần số tăng lên gấp đôi hoặc giảm đi một nửa.
Tại sao lại là bát độ (8 )? Vì trong 7 khoảng chia không đều ( có 2 cái khúc bé hơn 1/2 so với khúc khác) có 8 nốt nhạc, nốt nhạc số 8 trùng tên với nốt nhạc đầu.
Bản chất của bát độ là trong 1 chu kỳ lặp lại tên gọi nốt nhạc ta chia thành 12 phần bằng nhau (bằng nhau về định tính, khác nhau về định lượng). Tuỳ theo bạn hiểu nhé.
Ta hiểu bát độ , quãng 8, đồng âm, song thinh, v..v... đều được.
Từ đồ đến đố = 1 bát độ , họ chia thành 7 phần không đều
Từ Hò đến Líu = 1 bát độ, họ chia thành 5 phần không đều
cả 2 cái cách hiểu trên đều căn cứ trên gam điều hoà với 12 bán cung đều nhau.
Tuy nhiên 1 số cách chia khác vẫn cho ra 1 giá trị bát độ, nhưng trong nội bộ bát độ đó không phải là 12 bán âm nữa. Một số nước vùng Trung Đông , Ấn Độ có sử dụng thang âm này. Bản chất vẫn là 1 bát độ như theo cách hiểu của ta.
Ở Việt Nam ta còn tồn tại 1 thang âm nữa, nhưng ít người sử dụng, đó là 1 bát độ không chia thành 12 phần bằng nhau (bằng nhau về định tính, khác nhau về định lượng) mà được chia thành 7 phần.


Trong Toán học thì 4 và 5 sẽ là 9, còn trong Âm nhạc thì 4 và 5 sẽ là 8 . Các bạn hiểu được bản chất thì sẽ rất tốt cho tư duy.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#47
Hì hì ....Để chúng ta ghi nhớ việc thay đổi tần số 1 bát độ, tớ có đăng 1 bài toán vui về khoa học tần số, mời cả nhà cùng giải nhé, sẽ rất vui với Tồ Te Tí...hi hi i...
Tớ lấy 2 quãng 8 chồng lên nhau, ta có 3 nốt nhạc trùng tên là : Tồ và Te và Tí . Các bạn lấy bất kỳ tần số trong 11 nốt nhạc của 12 bán âm trong 1 quãng 8 cũng được.
Tồ: Là tần số trầm nhất
Te: Là tần số cao hơn Tồ 1 quãng 8
Tí: Là tần số cao hơn Tồ 1 quãng 16, cao hơn Te 1 quãng 8.
Chúng ta cùng tìm mối liên hệ giữa chúng nhé, sẽ rất vui và cười bể bụng với Tồ Te Tí này hi hi hi.....

1Tí = 2 Te = 4 Tồ
Tồ/Te = Te/Tí = 0.5
Tồ/Tí = 0.25
Tí = 2Tồ +1Te
Tồ = (Tí - Te)/2
(Te x Tồ)/Tí = Tồ/2
(Tí x Te)/Tồ - Tí = Tí
(Tí x Te)/Tồ - Te = Te + Tồ
...v...v...còn rất nhiều thú vị nữa của Tồ Te Tí.
Khi các bạn ráp tần số thật (Hec) của những nốt nhạc vào các bạn sẽ thấy rất vui...
các bạn tính ra nhé hi hi hi...thật là khoa học vui phải không các bạn.
Chúc các bạn thư giãn vui vẻ và đàn tốt hơn. Hi hi hi
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#48
(04-20-2012, 10:21 PM)danthapluc Đã viết: Có thể kinh nghiệm của mình chưa chắc đã đúng với người khác.Nhưng mình cứ chia sẻ thôi.
1.Theo mình hiểu , trường hợp này là Nhấn Mượn nốt và RUng lâu (rơi vào phách mạnh),râtr hay thấy ỏ nhạc tài tử.VD nếu mình không nhớ nhầm thì trong bài Tứ đại oán có).Trương hợp ban Duy Ly nêu ra la Nhấn Luyến.Ví dụ: son do son si do do DO( luyen nen) MI son ... trong đôạn đầu bài Hương sen DT mà bạn đã biểu diễn rất hay đó.
2.Rung ở khoangr cách 10 cm cách nhạn là tốt nhất.Nhưng khi mượn nốt,nếu ta dịch ra xa một chút thì sẽ dễ hơn (dây mềm hơn)
3Bình thường ta dùng một ngon hay hai ngón để rung.Khi ta dùng thêm ngón 3 thì sẽ tăng thêm lực nhấn .Hơn nữa ,khi ta nhấn và buông ngón 3 ra chậm thì tiếng đàn sẻ rất mềm mại.Nếu ấn nhanh quá thì sợ sẽ dễ nhầm sang ngón
"nảy".
4. Cần dùng máy vì các bạn tự học có thể tai nghe chưa tốt.Nếu nghe đã tôt rồi thì đâu cần máy kiểm tra làm gi?
Xin nhắc lại là mình chỉ chia sẻ thôi/Có thể mình hiểu sai câu hỏi các bạn nên nói lạc đề.Sorry nhé

1, Cám ơn bác đã và hơi có phần ... tâng bốc em, nhưng thú thật với bác là cái E lên G đó em nhấn thẳng và dứt khoát đấy chứ em có rung gì đâu. Chỉ rung thật nhẹ khi mượn nốt H từ nốt A cho vừa biểu cảm vừa chống phô thôi ạ.
2, Chưa bao giờ em đo khoảng cách cả. Cứ giữa dây bên trái là em rung thôi. Và nếu là luyến thì em vuốt từ xa đến gần nhạn chứ chưa bao giờ thử vuốt từ gần nhạn ra xa đâu ạ.
3, Nhiều người và cả chính em nhấn nhá, rung vỗ chủ yếu dùng lực 2 ngón trỏ và giữa. Ngón áp út (ngón này mới chính thức là ngón đeo nhẫn chứ chú rể nào lại đi trao nhẫn vào ngón tay giữa của cô dâu trong ngày cưới đâu ạ) chỉ dùng trong rất ít trường hợp. Điều này cũng là mong muốn được đính chính cho thông tin này của bác:
(04-20-2012, 05:13 PM)danthapluc Đã viết: Theo mình hiểu,bạn nên dùng 3 ngón :trỏ,giữa đeo nhẫn ấn dây son xuống và vuốt sang trái ,lùi dần xa con nhạn (đẻ dây mềm hơn).Khi đến cao độ của nốt LA thì bạn phải giữ 3 ngón(hay 2 ngón cũng được,nếu tay bạn khoẻ) ở đó và rung nhanh,đều tay ơ cao đọ đó.Sau đấy vuốt ngón tay về vị trí cũ ,cách nhạn 10 cm,để trả về nốt SOn.
1.bạn gẩy nốt SON.Sau đấy dùng thêm ngỏn đeo nhẫn ấn từ từ xuống LA.
4, Em khuyến khích dùng tai và chỉ dùng máy để kiểm tra cái tai Smile

(04-20-2012, 05:13 PM)danthapluc Đã viết: Tuy nhiên,nếu thây bi sai nốt thì tức là dây đã bị chùng do giãn.Khi đó,bạn phải sửa nhạn,hoặc thay dây nào bền hơn.Đàn tranh của ta co một khiếm khuyết lớn la dây nhỏ,kim loai (nhất là dây inoc),nên độ co giãn khá lớn. Mặt đàn cong quá,dây lai để chùng để nhấn nhá nên con nhạn bấp bênh.Sau này cũng nên cải tiến thế nào đó để có loại dây bền hơn,chắc hơn.Con nhan bám mặt đàn vững hơn.Như vậy,phải nhờ các nhà luyện kim tỉm ra công thức pha chế hợp kim cho tốt.CÒn mặt đàn tranh thì nên bớt cong,con nhạn nên có chân to hơn ,vững chải hơn.Trục đàn cũng cần to hơn và chặt hơn.Các bạn thử tim loại dây dùng cho đàn Phương Tây xem sao? Biết đâu tôt hơn.Vừa rồi mình có nhìn thấy một chiếc đàn do cửa hàng Tạ Thâm (Hàng Mành) cải tiến theo hướng mở rộng bầu đàn,Nhạn to hơn bam vững hơn.Rất đáng chú ý hướng cải tiến đó.

Em là em cực ớn vụ thay dây vì 1 là rất lười, 2 là phải mất rất nhiều thời gian kể từ sau khi thay dây thì dây mới ổn định được. Nên em khuyến khích các bác chọn dây tốt, đúng độ dày cần thiết từ ban đầu. Nhạn thì các bác kiểm tra kỹ và điều chỉnh mài giũa sao cho đỉnh nhạn có 1 rãnh vừa đủ mắc dây và chân nhạn có mặt bằng phù hợp - không cong vênh so với mặt đàn (dù mặt đàn đó cong hay phẳng). Trục đàn thì không phải cứ to mới chặt mà khi quay trục đàn ta cần vừa quay, vừa ấn. Một mẹo nhỏ nữa là khi lắp đàn, các bác rã một ít Colofan (ko biết em viết thế có chuẩn ko) - là cái cục mà người ta vẫn mài lên vĩ của Violon hay đàn nhị để nó tạo độ bám cho các phần tiếp xúc. Cái này cũng có thể dùng để bôi vào đầu các ngón tay đeo móng, nó giúp cho bác nào hay bị đổ mồ hôi tay có thể giữ được móng trên tay mà không bị tuột trong một khoảng thời gian đáng kể đấy ạ.



Mà sao bác lại sorry ạ? Đôi khi lạc đề lại làm cho người đọc thu thập được nhiều hơn cả mong đợi. Dù có ý kiến hơi trái ngược với bác nhưng dẫu sao nó cũng chỉ thuộc về lĩnh vực chuyên môn. Em vẫn mong được đọc bài của bác thường xuyên lắm ạ. Cheers
#49
Hihihi,
Tôi chẳng tâng bốc gì bạn đâu.Cảm nhận thế nào tôi nói vậy thôi.Trong số vài bài tôi nghe bạn diễn tấu thì bài đó hay nhất.Bài Tứ đại cảnh thì cần chất Huế hơn nữa (sorry vì cảm nhận cá nhân thôi ).Mấy bài chèo thì cần da diết hơn,nghẹn ngào hơn và "chèo" hơn.Bài Mẹ yêu con bạn đánh cũng hay,rất có hồn và đầy tâm sự.
Chắc bạn chưa độc kỹ chỗ tôi viết.Tôi viết chia sẻ với bạn Tiểu Kim Ô vì bạn ây hỏi về trường hợp NHấn Rung.Con trường hợp của bạn tôi đã nói rõ la Nhấn Luyến.(không rung ) rất nhanh.Như vậy chúng ta "Ông nó gà bà nói vịt".
Còn việc dung 3 ngón nhấn như vậy ơ khoảng cach dây như vậy là của Đại sư Vĩnh Bảo.Cảm ơn bạn đã đính chinh tên gọi ngón tay tôi viết nhầm.
Còn lướt ngón tay ra xa (bên cạnh kỹ thuật lướt vào gần ) con nhạn là kỹ thuật của một đại sư khác người Huế mà tôi có nhiều dịp tiếp xúc học hỏi (nguyên phóTrưởng đoàn ca nhạc dân tộc Đài tiêng nói VN, tổ trưởng tổ ca Huế,đàn tranh đàn nhị và nguyệt tuyệt vời).Cả hai đại sư đều đã ngót nghét 90 nên có thể kỹ thuật đã không còn cập nhật?
Biết là vậy nhưng tập được cho nhuần nhuyễn và hay thưc là khó.Tôi luyến kiẻu gì trong bài Tứ Đai cảnh thí đại sư người Huế cũng nói là chưa ra chất Huế. vì theo Người,tôi nói giọng Bắc nên chưa cảm nhận được cái lơ lớ của giọng Huế.Người đành mang băng ca Huế của ngày xưa ra ,động vien tôi nghe đi nghe lại nhìu lần để cảm nhân.Ấy vậy mà giờ vẫn chưa cảm được.Hihihi,chắc tại mình không có bài bản chuyên nghiệp nên mớt vất vả thế.Hơn nữa tính chất vùng miền của dân ca thực sự khó thể hiện trong đàn tranh,nếu ta không quen thuộc từ bé.
Dù sao cũng cảm ơn bạn đã có nhận xét.Hay là bạn cứ thử kỹ thuật của các cụ nữa xem sao .Biết đâu cũng có ích.
Cảm ơn các bạn
À quên,còn cái vụ colophan thì các đại sư có dạy tui là dùng lưỡi kéo hay dao sắc khứa nhẹ những đường chéo như mắt lưới xung quanh thân trục,sau đấy tán nhỏ colophan (tục danh:nhựa thông) xoa xung quanh rồi tra vào lỗ trục.Nếu ai cẩn thận hơn thi lại xoa tiếp một ít xung quanh miệng lỗ trục thì sẽ trị được con bênh trục lung lay. Cảm ơn các bạn.




#50
Nói thêm về kỹ thuật vuốt dây.Tình cờ tôi thấy cuốn "Phương pháp đàn tranh" (cuôn 1,trang 38) của cô Phạm Thuý Hoan có viết như vầy ( xin trích nguyên văn),
" Tay trái để sẵn trên dây,tay mặt gẩy xong,tay trái vuốt dây Từ Nhạn về Trục,tới cao độ muốn có thì ngưng lại"
Vậy là cho tới giờ tôi cứ lầm tưởng chỉ có Đại sư người Huế và nghệ sỉ Trần Đại của Nhà Hát Chèo VN ( vì tôi chưa có dip khảo sát các vị khác) mới có cách vuốt "khác lạ" như vậy.Hoá ra ,đấy là kỷ thuật cũng quen thuộc .Thế mới biết ,biển học vô bờ.


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Hình ảnh những cây đàn cùng họ với đàn Tranh (Châu Á) saotruc 25 67,673 03-10-2024, 03:08 PM
Bài mới nhất: lehuuhung
  ÂM NHẠC DÂN TỘC ( ĐÀN TRANH ) truongtailinh1993 39 98,246 03-05-2019, 10:16 AM
Bài mới nhất: lehuuhung
  Bán lại đàn tranh ở Sài Gòn daquihoa 0 6,367 03-14-2017, 09:12 AM
Bài mới nhất: daquihoa
  Tìm. Sáo Trúc+ Đàn Tranh+ Đàn nhị đi Biểu DIễn tại Cần thơ ngày 10-> 13/1 dinhhung1841994 0 5,713 12-27-2016, 03:25 PM
Bài mới nhất: dinhhung1841994
  Báo danh ĐÀN TRANH lonsualangxang 172 412,309 12-20-2016, 03:11 PM
Bài mới nhất: TrangDi
  Tìm chỗ dạy đàn tranh ở Đà Nẵng chinhducnguyen 1 9,712 08-18-2016, 10:55 PM
Bài mới nhất: lilochin123
Heart Dạy học dàn tranh ở Đà Nẵng lilochin123 0 8,449 06-16-2016, 01:25 PM
Bài mới nhất: lilochin123
  Một số bài Rao đàn Tranh lehuuhung 3 17,265 04-15-2016, 10:58 PM
Bài mới nhất: lehuuhung
  Xin sheet Mùa thu quê hương - đàn tranh Tuổi thơ 0 6,334 01-29-2016, 08:02 PM
Bài mới nhất: Tuổi thơ
  Bán Đàn Tranh Trung Quốc 6 Triệu myhanh 0 6,715 10-23-2015, 07:07 PM
Bài mới nhất: myhanh

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 21 khách