Một ít chia sẻ về nhạc lý và nguyên lý của sáo
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Một ít chia sẻ về nhạc lý và nguyên lý của sáo
#21
Mình có đọc qua cách tính tỷ lệ 51/55 cho 1/2 cung và 159/185 cho 1 cung. Nếu tính ra thì 51/55 ~ 0.92727 và 159/185 ~ 0.85946.

Công thức mình đề cập trong post #2 là : f(nốt 2) = f(nốt 1) * (2)^(n/12)
ở đây n là số 1/2 cung khác biệt giữa nốt 2 và nốt 1, n > 0 nếu nốt 2 cao hơn nốt 1, và n < 0 nếu nốt 2 thấp hơn nốt 1

Còn công thức của sóng âm trong lòng ống 2 đầu mở (cây sáo là 1 ví dụ) là : f =v/(2*L)
ở đây v là vận tốc sóng âm và L là khoảng cách giữa 2 đầu mở, tức là khoảng cách giữa lỗ thổi và lỗ mở gần nhất trên cây sáo

==> f(nốt 1) =v/(2*L(nốt 1)) và f(nốt 2) =v/(2*L(nốt 2))

Lập tỷ lệ ==> L(nốt 2)/L(nốt 1) = f(nốt 1)/f(nốt 2) = 1/((2)^(n/12))

Trường hợp nốt 2 cao hơn nốt 1 là 1/2 cung ==> n = 1 ==> L(nốt 2)/L(nốt 1) = 1/((2)^(1/12)) ~ 0.94387
Trường hợp nốt 2 cao hơn nốt 1 là 1cung ==> n = 2 ==> L(nốt 2)/L(nốt 1) = 1/((2)^(2/12)) ~ 0.89090

Những tỷ lệ mình thu được từ 2 công thức
f(nốt 2) = f(nốt 1) * (2)^(n/12)
f =v/(2*L)
rất gần với tỷ lệ 51/55 và 159/185. Không biết các cao thủ làm sáo có ý kiến gì không?

Xin cảm ơn mọi người Heart
#22
Trời cao, đất dày, rừng cạn kiệt, biển ô nhiễm ơi. Ông Lạc Long Quân bà Âu Cơ ơi. Chúa ơi, Phật ơi, Thánh A la ơi.. Con những tưởng qua bài trước là bạn ấy đã thoát xác giác ngộ ra rồi. Nào ngờ đọc bài #21 này của bạn ấy con thất vọng quá trời quá đất. Đang ở thiên đường rơi bộp xuống địa ngục. Những chuyện tào lao ở bài #21 trên đây làm quái gì có. Bạn bị nhồi sọ rồi. Trong sáo làm gì có sóng âm ?. Bạn ngốc nghếch và dễ thương đáng yêu vô cùng..
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#23
@HatCatMeSao: Bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn cùng gia đình, vợ con... đi du lịch, đi nhậu cùng bạn bè. Mình thấy diễn đàn Damsan.net không phù hợp với bạn cho lắm.
Các bài trước thì tớ cứ ngộ nhận là bạn đã tự suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển biến. Vậy mà đến bài #21 trên đây thì quả thật bạn làm tớ vô cùng thất vọng về bạn. Như là bị người yêu đá vậy, hụt hẫng, trống vắng. Cả bài #21 không có gì đúng, không có gì ứng dụng cho chế tạo hoặc vận hành. Lại mất tiếp một thế hệ nữa rồi. Bọn Tây, Tàu, Ấn, Nhật, Hàn... tiếp tục cười vào mũi Việt Nam chúng ta. Buồn quá ông bạn của tôi ạ.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#24
Chào lehuuhung,

Một lần nữa, lehuuhung lại làm cho tôi cực kỳ thất vọng Angry , lehuuhung mãi mãi không chịu ĐỌC VÀ HIỂU người khác viết cái gì. Tôi viết rõ ràng là "Không biết các cao thủ làm sáo có ý kiến gì không?" lehuuhung đâu phải là cao thủ làm sáo đâu, phải không? lehuuhung cũng đâu phải là người nghiên cứu khoa học đâu mà hiểu những gì tôi viết.

Nếu lehuuhung rảnh rỗi, thì "nên nghỉ ngơi, thư giãn cùng gia đình, vợ con... đi du lịch, đi nhậu cùng bạn bè" chứ đừng xen ngang vào rồi viết vớ va vớ vẩn tầm bậy tầm bạ vào chủ đề của người khác, như vậy rất là làm phiền người ta đó. Mong là lehuuhung hiểu ra, chứ đừng để mình phải làm như LHS là phớt lờ các bài viết của lehuuhung, như vậy thì không hay đâu.

Còn chuyện có ai trả lời các thắc mắc của mình không thì là chuyện khác. Có thể mọi người bận công ăn việc làm, hoặc đơn giản là họ không quan tâm tới chủ đề này, mình hiểu mà. Nhưng mình không thích lehuuhung cứ vào viết tầm bậy tầm bạ. Nếu lehuuhung có gi mới thì cứ mở thread mới để thảo luận, đừng phá thread của người ta.
#25
@HatCatMeSao:
Ok bạn. Mình sẽ rút kinh nghiệm, không chia sẻ cho mọi người nhận thức đúng sai nữa. Lê Hồng Sơn hiểu mình hơn cả vợ mình hiểu về mình, bạn yên tâm nhé. Mình nghĩ là thảo luận ở Damsan.net là bình đẳng giữa các thành viên nên mình mới nói là nội dung bài #21 của bạn là vô nghĩa. Còn phân biệt cao thủ làm sáo với thành viên bình thường thì chúng ta đợi ý kiến các bạn ấy vậy. Sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan chúng mặc nhiên tồn tại ngoài tư duy của chúng ta, không phụ thuộc vào chúng ta suy nghĩ thế nào về chúng. Mời bạn ly trà chanh để hạ nhiệt độ.
Cám ơn sự góp ý của bạn HatCatMeSao.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#26
Cảm ơn lehuuhung. Mình biết là lehuuhung có nhận thức và suy nghĩ khác mình (và cũng khác các thành viên khác trên diễn đàn). Mình tôn trọng nhận thức và suy nghĩ của lehuuhung. Nếu lehuuhung có thể trao đổi, thảo luận trên nền tảng khoa học trong tinh thần học hỏi lẫn nhau thì mình sẵn sàng đón nhận. Nhưng mình không thích cách viết trong posts #22, #23, mong rằng sẽ không xảy ra nữa.
#27
Ok. Nếu bạn sẵn sàng đón nhận thì phải đáp ứng những đề nghị thiện chí từ phía mình bằng 1 trong 2 lựa chọn:
1. Bác bỏ đề nghị đó.
2. Tuân thủ đề nghị đó.
Bạn chỉ có quyền chọn một lựa chọn. Hoặc 1, hoặc 2.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#28
Toàn bộ bài #21 bị sai. Sai từ đầu tiên rồi. Giống như quá trình tiến hành tố tụng thì sai từ kết luận từ cơ quan đầu tiên là cơ quan điều tra là ông Nguyễn Thanh Chấn giết người, do đó đến cơ quan cuối cùng là cơ quan thi hành án cũng trả về kết quả sai.
 
- "Mình có đọc qua cách tính tỷ lệ 51/55 cho 1/2 cung và 159/185 cho 1 cung. Nếu tính ra thì 51/55 ~ 0.92727 và 159/185 ~ 0.85946.
Sai. Vì đã biết cao độ của 2 nốt nhạc thì lấy chúng chia cho nhau là ra hệ số quãng bán âm, quãng nguyên âm, cần gì 51/55 và 159/185 làm chi nữa. Chúng ta bị lẩm cẩm rồi.


- "Công thức mình đề cập trong post #2 là : f(nốt 2) = f(nốt 1) * (2)^(n/12)
ở đây n là số 1/2 cung khác biệt giữa nốt 2 và nốt 1, n > 0 nếu nốt 2 cao hơn nốt 1, và n < 0 nếu nốt 2 thấp hơn nốt 1"


Sai. Vì bạn chỉ cần nhập số 1 vào ô nền vàng trong file tài liệu excel và ấn Enter là cho ra tất cả các quãng âm nhạc trong hệ mặt trời này rồi. Mà khi tính toán làm sáo làm gì có quan hệ nguyên âm, bán âm chi đâu ??? Vì bạn chỉ thổi được 1 âm duy nhất khi mà nguyên âm hay bán âm thì phải là kêu 2 âm chứ.

 
- "Còn công thức của sóng âm trong lòng ống 2 đầu mở (cây sáo là 1 ví dụ) là : f =v/(2*L)
ở đây v là vận tốc sóng âm và L là khoảng cách giữa 2 đầu mở, tức là khoảng cách giữa lỗ thổi và lỗ mở gần nhất trên cây sáo."

Sai. Vì bạn đang bị nhầm lẫn giữa nguồn âm và môi trường truyền âm.

Ví dụ: trong 1 căn phòng gồm có:
1. Bạn HatCatMeSao;
2. Sáo;
3. Máy đo tần số;
4. Bàn, ghế, giường, tủ, chai rượu, không khí trong phòng.
Thì sáo là nguồn âm. Nó là cái vật biết kêu ra cao độ âm thanh. Không phải trúc, mà là không khí trong cây trúc là sáo trúc. Máy đo tần số nó xác định cao độ đang kêu.
Âm thanh đó truyền đi trong phòng của bạn HatCatMeSao qua:
Bàn, ghế, giường, tủ: Là chất rắn
Rượu trong chai: là chất lỏng
Không khí trong phòng: là chất khí
Qua 3 môi trường trên đều dao động bằng tần số (Hz) mà sáo bạn phát ra.

Vậy công thức này f =v/(2*L) ném vào thùng rác được rồi. Vì không có sóng âm trong nguồn âm. Giống như là bà Hoàng Thị Loan sinh ra Hồ Chí Minh thì suy ra Hồ Chí Minh không có trong bụng của bà Hoàng Thị Loan. Vì khi ông Hồ Chí Minh phải chui ra khỏi bụng bà Hoàng Thị Loan rồi, thành 1 thực thể độc lập với bà Hoàng Thị Loan rồi thì mới được định danh là Hồ Chí Minh, là 2 thực thể độc lập. Chứ khi bà Hoàng Thị Loan còn đang mang bầu thì không thể nói là có ông Hồ Chí Minh trong bụng bà Hoàng Thị Loan được. Do đó mọi đẳng trị của bạn suy ra từ f =v/(2*L) đều ném vào thùng rác.
 
Bạn hãy quan sát cái ống ngẫu nhiên bất kỳ khi bạn thổi Mì, sau đó bạn thổi Fa
 
Khi thổi Mì: Ống đang thủng 4 lỗ trên thành ống
o----------/o---------------x----x-----x----x--o---o---------o----o---------o
 
Khi thổi Fa: Ống đang thủng 5 lỗ trên thành ống
o----------/o---------------x----x-----x----o--o---o---------o----o---------o
 
Cả cuộc đời này bạn không thổi được nổi 2 nốt nhạc. Bạn chỉ có thể thổi Mì (thì thôi thổi Fa), hoặc bạn thổi Fa (thì thôi thổi Mì). Như vậy là đến lúc bạn chết thì cũng chỉ thổi được 1 nốt nhạc duy nhất mà thôi.
Do đó: quan hệ giữa Mì và Fa phải là quan hệ giữa 1 cái ống bị thủng 4 lỗ với cái ống bị thủng 5 lỗ, chứ không phải 2 lỗ liền kề gần nhau là bán âm là đi xác định L theo f =v/(2*L).
Tớ căn cứ vào thực tế khi các bạn vận hành cái ống chứ tớ không nghe ai cả. Cứ mắt thấy tai nghe tay sờ cho nó cụ thể.

Cần 1 giây để thay đổi tư duy của hơn 4 nghìn năm lịch sử dân tộc.
Do đó hôm nay đề nghị của mình đưa ra là: 
Bạn HatCatMeSao bác bỏ được quan điểm của bạn HatCatMeSao trong bài #21.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#29
Mình đề nghị thế này: Khi mà chúng ta không hiểu biết đúng về 1 vấn đề thì không nên nhiệt tình thuyết trình về chúng, anh em thành viên hiểu biết hơn đọc rất là mắc cười, không thể nhịn nổi ấy.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#30
Khá lâu r mới quay lại chuyên mục này. Vẫn thế, nhỉ, k có gì mới.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Lịch sử độ chuẩn nốt La trong âm nhạc David Dang 6 17,166 07-12-2017, 07:55 AM
Bài mới nhất: lehuuhung
  Sách dạy nhạc lý chi tiết nhất - sách dạy học đàn guitar kdbom 0 4,923 01-30-2017, 11:09 PM
Bài mới nhất: kdbom
Music Tổng Hợp Ebook Tự Học Guitar Cơ Bản, Nâng Cao, Nhạc Lý, Hòa Âm Hay Nhất kimdinhbom 0 5,909 09-08-2016, 11:22 AM
Bài mới nhất: kimdinhbom
  Nhạc lí căn bản (video hướng dẫn) Jibber 1 10,283 11-13-2013, 01:14 AM
Bài mới nhất: saopro
  cách đọc nhạc số Trung Quốc( trích dẫn tieusao.com) mitdoc_dieuluyen 4 17,446 10-04-2013, 11:25 AM
Bài mới nhất: emxinh
  Nhạc lý căn bản Shinichi 16 51,191 08-05-2013, 07:54 AM
Bài mới nhất: lehuuhung
  Cách đọc bản nhạc số của Trung Quốc lehuuhung 9 48,576 04-12-2012, 03:09 PM
Bài mới nhất: ChangkiFung

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 4 khách