Sự khác biệt giữa Yoga và Thiền
Khi tham thiền, bạn thường thấy một vòng tròn rỗng trước mặt, vậy vòng tròn này có ý nghĩa như thế nào? - là một phần của thực hành Zen. Nghệ thuật Zen đã có một lịch sử lâu dài. Trên một nghìn năm trước, các thiền sư Trung Hoa đã sử dụng hội họa như một biện pháp giáo huấn. Một vòng tròn được vẽ vu vơ mang tính ám thị nhiều hơn ngôn từ dùng để giải thích, và những bức họa bằng mực tàu sẽ hỗ trợ cho việc thiền định của các môn đồ. Trong Thiên tông thì vòng tròn có nghĩa là Không. Nghịã là khi chúng ta nhìn vào vòng tròn này, tâm hồn của chúng ta sẽ có được cảm giác không bị vướng bận gì, bản tính trở nên thanh tịnh hơn, người tham thiền sẽ lấy đó làm Imeji (nghĩa là lấy vòng tròn đó làm biểu tượng) để quan sát. Ví dụ như hơi thở cũng vậy, bạn hít vào thở ra và từng hơi thở vào ra đó phải được ý thức dẫn dắt. Khi bạn tập trung vào việc thở ra, nó có tác dụng buông thả, vì vậy bạn sẽ không bị phân tâm, không suy nghĩ việc khác. Và cuối cùng bạn chẳng còn ghi nhận một ấn tượng nào cả, đồng thời thấy cả người được bay bổng. Cũng như trong Yoga, ta ngồi Thiền và quan sát chữ A hay đếm từ một đến mười chẳng hạn.
Yoga có ý nghĩa chế ngự, thống nhất tâm hồn, điều chỉnh tâm hồn và thân thể. Còn tọa thiền cũng là một trong những phương pháp của Yoga. Nhưng khi tọa thiền chúng ta phải chọn những nơi thanh tịnh, ngồi đúng tư thế, điều chỉnh hơi thở, minh tưởng, tập trung, thống nhất, an định. Điều này trong tiếng Phạn gọi là Samadhi. Tham thiền là để đạt đến chứng ngộ, kiến tính. Và đây cũng là con đường ngắn nhất và khó nhất.
Những nét đặc trưng của Thiền
Giáo biệt ngoại truyền
Bất lập văn tự
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tính thành Phật
Giáo ở đây có nghĩa là lời chỉ dạy, chỉ dẫn và cũng có nghĩa là Kinh sách. "Giáo biệt ngoại truyền" có nghĩa là ngoài những nội dung đã được nói lên bằng lời hay ghi lại bằng chữ trong kinh thì Zen còn là cái được truyền từ "Tâm" đến "Tâm". Các bạn cũng có thể tưởng tượng nó như làn khói thuốc hay như hơi thở vậy, không thể giải thích bằng lời được. "Bất lập văn tự" có nghĩa là những gì đã được ghi trong kinh điển thì được chú giải nhưng cũng không thể chú giải gò bó trong từng câu từng chữ được, rất khó hiểu nhưng cũng có thể hiểu chỉ xoay quanh việc "chỉ dạy" bằng cách "truyền", lẽ dĩ nhiên là dùng tri thức để lý giải, nhưng không phải chỉ dùng đầu không là đủ mà phải có sự thấm nhuần giữa thể tính và tâm tính rồi cái gì đó sẽ được truyền đi. "Trực chỉ nhân tâm" có nghĩa là chỉ thẳng vào tâm con người đến một lúc nào đó thấy chân tính ắt thành Phật.
Khi tham thiền, bạn thường thấy một vòng tròn rỗng trước mặt, vậy vòng tròn này có ý nghĩa như thế nào? - là một phần của thực hành Zen. Nghệ thuật Zen đã có một lịch sử lâu dài. Trên một nghìn năm trước, các thiền sư Trung Hoa đã sử dụng hội họa như một biện pháp giáo huấn. Một vòng tròn được vẽ vu vơ mang tính ám thị nhiều hơn ngôn từ dùng để giải thích, và những bức họa bằng mực tàu sẽ hỗ trợ cho việc thiền định của các môn đồ. Trong Thiên tông thì vòng tròn có nghĩa là Không. Nghịã là khi chúng ta nhìn vào vòng tròn này, tâm hồn của chúng ta sẽ có được cảm giác không bị vướng bận gì, bản tính trở nên thanh tịnh hơn, người tham thiền sẽ lấy đó làm Imeji (nghĩa là lấy vòng tròn đó làm biểu tượng) để quan sát. Ví dụ như hơi thở cũng vậy, bạn hít vào thở ra và từng hơi thở vào ra đó phải được ý thức dẫn dắt. Khi bạn tập trung vào việc thở ra, nó có tác dụng buông thả, vì vậy bạn sẽ không bị phân tâm, không suy nghĩ việc khác. Và cuối cùng bạn chẳng còn ghi nhận một ấn tượng nào cả, đồng thời thấy cả người được bay bổng. Cũng như trong Yoga, ta ngồi Thiền và quan sát chữ A hay đếm từ một đến mười chẳng hạn.
Yoga có ý nghĩa chế ngự, thống nhất tâm hồn, điều chỉnh tâm hồn và thân thể. Còn tọa thiền cũng là một trong những phương pháp của Yoga. Nhưng khi tọa thiền chúng ta phải chọn những nơi thanh tịnh, ngồi đúng tư thế, điều chỉnh hơi thở, minh tưởng, tập trung, thống nhất, an định. Điều này trong tiếng Phạn gọi là Samadhi. Tham thiền là để đạt đến chứng ngộ, kiến tính. Và đây cũng là con đường ngắn nhất và khó nhất.
Những nét đặc trưng của Thiền
Giáo biệt ngoại truyền
Bất lập văn tự
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tính thành Phật
Giáo ở đây có nghĩa là lời chỉ dạy, chỉ dẫn và cũng có nghĩa là Kinh sách. "Giáo biệt ngoại truyền" có nghĩa là ngoài những nội dung đã được nói lên bằng lời hay ghi lại bằng chữ trong kinh thì Zen còn là cái được truyền từ "Tâm" đến "Tâm". Các bạn cũng có thể tưởng tượng nó như làn khói thuốc hay như hơi thở vậy, không thể giải thích bằng lời được. "Bất lập văn tự" có nghĩa là những gì đã được ghi trong kinh điển thì được chú giải nhưng cũng không thể chú giải gò bó trong từng câu từng chữ được, rất khó hiểu nhưng cũng có thể hiểu chỉ xoay quanh việc "chỉ dạy" bằng cách "truyền", lẽ dĩ nhiên là dùng tri thức để lý giải, nhưng không phải chỉ dùng đầu không là đủ mà phải có sự thấm nhuần giữa thể tính và tâm tính rồi cái gì đó sẽ được truyền đi. "Trực chỉ nhân tâm" có nghĩa là chỉ thẳng vào tâm con người đến một lúc nào đó thấy chân tính ắt thành Phật.