Bài viết: 9
0
Tham gia: Jan 2014
Danh tiếng:
0
02-12-2014, 08:05 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 02-12-2014, 08:50 PM {2} bởi namxuantran.)
Lê Hồng Sơn! Tôi nghĩ là bạn ko cần phải để tâm những cái bạn Lê Hữu Hùng vừa nói đâu! mọi người ủng hộ bạn!
(02-12-2014, 09:19 AM)Cocacola Đã viết: Mà Hò xừ xang xê cống là gì vậy mấy bác? Là nốt trên đàn tranh à?
Hò Xự Xang Xê Cống là một lối kí âm cổ trong hệ thống nhạc ngũ cung của Việt Nam bạn ạ!
Các loại kí âm hiện tại còn lưu hành ở Việt Nam:
1. Kí âm bằng chữ: loại kí âm này thường thấy trong dân gian, rất đơn giản và không mấy chính xác trong chi tiết, được phân thành những nhịp chính và phụ bằng những hình chữ thập, hay những gạch đặt bên dưới chữ
2. Kí âm của thầy Nguyễn Văn Thinh: là loại kí âm bằng nguyên chữ như xưa tuy nhiên có thêm chữ nhấn và có thể phân biệt được bậc cao thấp do những sắp xếp ước lệ của thầy. Ví dụ: Kống ở bậc trầm, Cống ở bậc trung,...
3. Kí âm theo lối dùng 5 mẫu tự với những dấu chấm trên hoặc dưới để phân biệt các bậc cao thấp, thể hiện trường độ bằng những gạch dưới, và nốt luyến có trường độ bằng những gạch phía trên của thầy Nguyễn Hữu Ba.
4. Kí âm theo lối dùng 5 mẫu tự với những chấm trên hoặc dưới để phân biệt các bậc cao thấp, có thể hiện những nốt luyến và được ghi chép trong những khung hình chữ nhật với những vạch xuôi ngắn thể hiện trường độ của thầy Nguyễn Vĩnh Bảo.
5. Kí âm kết hợp giữa chữ và gạch dưới với những dấu luyến láy có trường độ được vợ chồng anh Hoàng Cơ Thụy và chị Nguyễn Xuân Yên áp dụng giảng dạy tại trường Nghệ Thuật Sân Khấu II sau giải phóng.
6. Lối kí âm Tây phương solfèsges được áp dụng phổ biến trong giảng dạy và biểu diễn âm nhạc dân tộc ngày nay. Trong đó thầy Trần Kinh là một trong những người đầu tiên chơi nhạc cổ dùng kí âm Tây phương và rất giỏi về nhạc lí cũng như cách tiếp cận và phân tích tác phẩm. Ông là một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc dân tộc Việt nam, chơi được hầu hết các loại nhạc cụ và rất giỏi về đàn thập lục (đàn tranh).
Tuy nhiên âm nhạc dù Tây phương hay Việt nam cũng đều không ra ngoài những quy luật chung về làn hơi và âm luật.
Âm giai ngũ cung Bắc gồm 5 nốt hay 5 bậc là Hò Xự Xang Xê Cống hiện tại được dịch theo 3 lối:
- Sol La Do Re Mi
- Do Re Fa Sol La
- Re Mi Sol La Si
Miễn sao số cung và bán cung trong âm giai tuân theo tương ứng là:
1 cung - 1,5 cung - 1 cung - 1 cung - 1,5 cung
Một trong những nét đặc thù của nhạc dân tộc Việt Nam là ngũ cung Hò Xự Xang Xê Cống không dùng lối dịch giọng mà chỉ là chuyển cung...
Bài viết: 591
24
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
2
Bài viết của bạn namxuantran quá hay luôn. Rõ ràng, rành mạch. Tôi thực sự tâm phục khẩu phục và quá vui. Cứ chỉ rõ ra Hò - Xừ - Xang - Xê - Cống có quan hệ Lý tính với nhau như thế nào trên 5 dòng kẻ là rất khoa học. Rất cám ơn bạn.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Bài viết: 9
0
Tham gia: Jan 2014
Danh tiếng:
0
02-13-2014, 07:54 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 02-13-2014, 08:09 PM {2} bởi namxuantran.)
(02-13-2014, 11:12 AM)lehuuhung Đã viết: Bài viết của bạn namxuantran quá hay luôn. Rõ ràng, rành mạch. Tôi thực sự tâm phục khẩu phục và quá vui. Cứ chỉ rõ ra Hò - Xừ - Xang - Xê - Cống có quan hệ Lý tính với nhau như thế nào trên 5 dòng kẻ là rất khoa học. Rất cám ơn bạn.
Đã từng này tuổi rồi tôi cũng không muốn tranh luận nhiều với giới trẻ, nhất là những người ngoại đạo. Nhưng nếu bạn thật sự không rõ thì tôi xin chia sẻ.
Nét đặc trưng của âm nhạc dân tộc Việt Nam là nhạc ngũ cung. Theo lối kí âm cổ, trên đàn tranh 16 dây thứ tự sẽ là:
Hò Sự Sang Sê Kống / Liêu Ụ Xang Xê Cống / Liu Ú Xán Xế Cống Liu. Hơi buồn còn sử dụng Phan (Oan),...
Mặc dù ngày nay sử dụng lối kí âm Tây Phương nhưng nó chỉ mang tính chất tương đối thôi. Âm giai ngũ cung Bắc gồm 5 nốt hay 5 bậc là Hò Xự Xang Xê Cống hiện tại thường được dịch theo 3 lối:
- Sol La Do Re Mi
- Do Re Fa Sol La
- Re Mi Sol La Si
Miễn sao số cung và bán cung trong âm giai tuân theo tương ứng là:
1 cung - 1,5 cung - 1 cung - 1 cung - 1,5 cung
Lối ký âm Tây phương khoa học và chính xác, nhưng đối với loại hình âm nhạc truyền thống (của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng) thì lối ký âm này chưa đạt, chỉ làm nên được phần xác chứ chưa thể lột hết được phần hồn, tinh thần dân tộc, tính truyền thống của bản nhạc. Ở phương Tây, một bản nhạc viết ra như thế nào thì nghệ sĩ chơi như thế ấy vì xem đó như là một thực thể bất biến. Nhưng người nghệ sĩ Việt Nam không chỉ là người diễn tấu đơn thuần mà có thể ứng tấu trong từng ngón đàn tùy theo tình cảm, tâm tư của họ. Nghệ sĩ Việt Nam có thể tô điểm, thêm thắt hoa lá cho bản nhạc thêm sức sống mới. Chính những di sản đó được chơi đi chơi lại khác nhau thì đó mới là... tài tử, tài năng thực sự.
Trở lại vấn đề, Âm nhạc phương Tây du nhập vào Việt Nam về cơ bản, có những điểm khác biệt trong thể hiện thang âm, điệu thức dân gian Việt Nam. Âm nhạc truyền thống người Việt dùng thang 7 âm (ngũ cung thất thanh = 5 điệu 7 âm), nhưng trong thực tế dân ca người Việt, ta lại thấy hệ thang điệu 5 âm mới là phổ biến và lý do có thể là do vấn đề thanh điệu của ngôn ngữ tiếng Việt. Hệ thống lý thuyết của phương Tây thể hiện bằng 7 nốt nhạc trên khuông nhạc (5 dòng kẻ); còn hệ thống lý thuyết của thang âm, điệu thức dân gian Việt Nam lại là: Tính, tĩnh, tình, tinh, tung, tang, tàng cho nhạc đàn; Tí, um, bo, tịch, tót, tò, te cho nhạc kèn, còn ca hát nói chung là Hò, xự, xang, xê, cống, phan, líu, ú… Đồng thời, mỗi vùng miền, mỗi thể loại ca nhạc dân gian Việt Nam lại mang trong nó những cấu tạo thang âm, điệu thức khác nhau. Chính vì vậy, hiện nay, khi vận dụng thang âm, điệu thức dân gian Việt Nam, người ta đã sử dụng cách mã hoá các cao độ của thang âm, điệu thức dân gian sang lối ghi nhạc của phương Tây (theo 7 nốt nhạc cơ bản). Nói tác phẩm sử dụng thang âm, điệu thức dân gian chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi lẽ trong tác phẩm âm nhạc mới, cách ghi nhạc trên 5 dòng kẻ của phương Tây sẽ không thể diễn đạt được những quãng non, già trong các “hơi”, “điệu” như trong âm nhạc dân gian (nhất là nhạc Huế). Trên thực tế, nếu so sánh thang âm điệu thức dân gian với thang âm 7 bậc cơ bản của phương Tây theo phương pháp đo quãng bằng tần số, đơn vị đo là xen (cent) thì chúng ta sẽ thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa cao độ của thang âm, điệu thức dân gian với cách ghi theo nhạc lý phương Tây. Ví dụ như: thang âm Slendro, một thang âm 5 âm khá phổ biến trong âm nhạc Java có cấu tạo là:
Thang âm này có đặc điểm là một quãng tám chia làm 5 phần bằng nhau nên còn gọi là thang 5 âm chia đều. Nhìn vào sơ đồ trên và cũng từ thực tế tai nghe thang âm này chúng ta dễ dàng nhận thấy nó không có âm nào trùng với nốt (âm) của thang âm 7 bậc cơ bản của phương Tây.
Hoặc như thang âm Bắc (Việt Nam) có cấu tạo là:
Tóm lại, mặc dù sử dụng lối kí âm Tây phương vào nhạc dân tộc Việt Nam nhưng nó chỉ mang tính chất tương đối. Bởi Vì âm nhạc dân tộc Việt Nam và các nước trong khu vực có nét đặc thù riêng so với các nước Phương Tây. Do hoàn cảnh lịch sử nên chúng ta có tiến bộ hơn (theo cách nói của tailinhtruong1993 và Petrus Trần) so với các nước lân cận như Trung Quốc và Nhật Bản là sử dụng chữ Latinh phiên âm và kí âm Tây Phương trong khi nước bạn vẫn là chữ tượng hình và kí âm nhạc số. Cái quan hệ "Lý tính" của ngũ cung với 5 dòng kẻ mà bạn lehuuhung hỏi xin xem trong 2 hình tôi đính kèm, nhưng chỉ là tương đối thôi bạn ạ.
Tôi cũng có thời như các bạn nên mong rằng các bạn trẻ ngày nay hãy chịu khó trau dồi kiến thức, tranh thủ tập luyện nhiều hơn thay vì tranh luận tùm lum trên các diễn đàn như thế này, bởi vì diễn đàn này không chỉ có các bạn trẻ tham gia mà còn có cả giới giáo viên như chúng tôi thường xuyên ghé thăm.
Bài viết: 591
24
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
2
Da, cảm ơn anh. Xin phép gọi namxuantran là anh cho thân mật, dễ nói chuyện.
Em tham gia Damsan.net mấy năm nay, chưa có bài viết nào là em viết nhảm nhí. Từng này tuổi rồi em cũng không còn con nít để viết nhảm nhí cho mất công và em chưa thấy bài viết nào về âm nhạc hay như của anh. Em rất kính phục anh về nội dung 2 bài viết trên. Rất hay và bổ ích. Việc minh oan cho 2 nickname Petrus Trần và Truongtailinh1993 là đã xong, em không ý kiến gì về việc này. Các phương pháp ký xướng âm đều có sự bất lợi và thuận lợi như anh phân tích. Cái khéo là ta biết áp dụng.
Nội dung bài viết số 2 của anh rất hay, khoa học. Hôm nay em xin gửi anh 4 vấn đề trao đổi, rất mong được sự tư vấn của anh.
Vấn đề 1: Cao độ non già
Âm nhạc gồm nhiều yếu tố cấu thành, nhưng có 4 yếu tố cơ bản:
- Cao độ
- Trường độ
- Cường độ
- Sắc thái
Thì 2 cái ông bạn đầu: Cao độ và Trường độ thuộc về Lý tính.
2 cái ông bạn sau: Cường độ và Sắc thái thuộc về Cảm tính.
Lý tính có trước: Tay phải. Nó phải kêu Cao độ rồi mới xác định Trường độ.
Cảm tính có sau: Tay trái. (rung, nhấn, mổ, vuốt, vỗ ...v..v...). Điều này chỉ xuất hiện khi có nốt nhạc xuất hiện, không có tác dụng với dấu lặng ( Hz=0).
Em hiểu đơn giản là: Tay phải làm cho nó kêu, tay Trái làm cho nó kêu méo mó non già Hz đi khác thường của Piano.
Thực ra sự non, già cao độ thì em cũng đã cân đo đong đếm từ năm 2009, nhưng không ở diễn đàn này. Bọn em xác định trục Hò - Xê biến thiên như thế nào khi nhúng chúng vào các thang âm khác nhau. Anh xem qua link sau và cho ý kiến thẩm định kết quả tính toán của em với nhé:
http://www.conhacvietnam.com/diendan/vie...f=19&t=105
http://www.conhacvietnam.com/diendan/vie...5&start=12
Em rất vui vì gặp người am tường hiểu biết. Em đọc bài viết của anh em khoái chí quá.
Vấn đề 2: Thang Java 5 âm
em chia như sau, anh thẩm định lại kết quả giùm em nhé:
Giả sử 1 quãng tám là từ A4 đến A5, em chia như sau:
A4=440 Hz
505,427276198695 Hz
580,583480740073 Hz
666,915289264575 Hz
766,084495700589 Hz
A5=880 Hz
Giả sử 1 quãng 8 từ C4 đến C5 em chia như sau:
C4=261,625565300599 Hz
300,528856485967 Hz
345,217003074570 Hz
396,550203548765 Hz
455,516566490206 Hz
C5=523,251130601197 Hz
Như vậy em thử biến thiên cho 2 quãng 8 khác nhau đều không có xuất hiện thang 12 bán âm (đồ rê mi...) rồi. Mong anh thẩm định kết quả thang 5 âm.
Vấn đề thứ 3: Thang âm đờn Đáy.
Rất khó với em. 4 năm rồi tính toán chưa ra kết quả đúng.
Em đang gặp bế tắc với cây đờn Đáy.
- Nếu chặt 1 quãng 8 thành 7 phần bằng nhau thì không có át âm quãng 5.
- Nếu chặt 1 quãng 8 thành 12 phần bằng nhau (đồ, rê, mi) thì ta có quãng 4 và quãng 5.
Như vậy : Đàn Đáy mà dùng 1 hệ quy chiếu là 12 âm hoặc 7 âm.
Theo tài liệu của Thạc sĩ Võ Thanh Tùng thì đàn Đáy có 3 dây buông lên dây theo quãng 4. Như vậy đã có quãng 4 thì không thể có 7 âm chia đều mà 7 âm chia không đều. Rất khó nếu chỉ dùng 1 hệ quy chiếu.
Em xin ý kiến tư vấn của anh:
1. Phương án 1: Em giữ nguyên quãng 4, quãng 5 ( hệ 12 bán âm) trên cây đờn Đáy là em chia theo 12 bán âm, còn quãng 2 quãng 3, quãng 6 , quãng 7 là em chia theo thang 7 âm chia đều. Như vậy em có thang 7 âm chia không đều.
2. Phương án 2: Vất bỏ đi thang 12 bán âm mà chia thành thang 7 âm chia đều. ( 1 quãng 8 chặt ra thành 7 phần bằng nhau). Như vậy em có thang 7 âm chia đều.
3. Phương án khác.
Em thực sự bế tắc chỗ này. Trên mạng thì toàn nói về ca ngợi cây đờn Đáy, kỹ thuật sử dụng, hoàn cảnh áp dụng..v..v..... Rất mong anh dành thời gian tư vấn cho em, không nhất thiết phải ngay mà từ từ ngày mai ngày mốt hoặc bao giờ cũng được một chút thì em mới hiểu được.
Mục đích của Vấn đề 3 thì ý em muốn hỏi là để xác định 1 cách chính xác hệ thống gắn phím của cây đờn Đáy để em ráp vào file Excell cho thuận tiện.
Vấn đề thứ 4:
Mấy hôm nay trời lạnh quá nên em không tập đàn được, em định sang tuần tập 1 khúc đàn Tranh luân chuyển bậc Hò, em gửi lên đây anh xem và tư vấn giùm em một số kỹ thuật em cần học nhé.
Cảm ơn anh, chúc anh mạnh khoẻ, viết nhiều bài hay cho Damsan.net để mọi người cùng nghiên cứu học tập.
Ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Ngọ 2014
Em : Lê Hữu Hùng
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Bài viết: 318
28
Tham gia: Oct 2011
Danh tiếng:
0
Rất là nhiều cao thủ trong diễn đàn, bạn nào mod thấy cũng có chính kiến hay, nhưng thật sự có những cái chỉ học để biết, như hiện vật chưng trong viện bảo tàng, chứ đưa ra dùng là sụp, là gãy ngay. Chúng ta hãy cùng học hỏi nhau và phát huy sức mạnh của mỗi người để box Đàn Tranh có thêm nhiều bài viết xuất sắc hơn nữa
Cảm ơn mọi người đã đóng góp chút hiểu biết vào thread này. Mấy anh nói là em thấy e ngu rồi, cần học thêm lên
Bài viết: 114
7
Tham gia: May 2013
Danh tiếng:
0
Bài viết trước mọi người bàn luận nhiều hôm nay gửi cho mọi người một bài mới bàn luận thêm cho vui nha
"sang sớm thức dậy bị cái email của ông bạn làm tức mình làm sao. Ông bạn mình là nhạc trưởng của ban nhạc lớn ở tiểu bang mình đang ở. Không biet ổng rảnh quá hay sao mà lục youtube roi gui cho mình cái link này rồi choc cho mình tức quá hết muốn ăn sáng. Ong viet, "các bạn đàn các bản nhạc này lạ quá, toi tuong nhạc VN dua tren pentatonic (ngũ cung). tôi khâm phục khả năng dung ngũ cung của nhạc VN khi các bạn đàn, nhưng clip này tôi thấy khong đặc biệt lắm.... rồi có them một câu với dâu mở ngoặc đóng ngoặc, them một cái nụ cuoi mĩm như dzày ..."so cute "
ông già dzit... tại mấy nghệ sĩ này muốn đàn nhạc ngoại quốc để khoe rang nhạc cụ VN cũng "chơi" được các bản nhạc ngoại quốc thôi đó ma
mà cũng mệt quá ... các nghệ sĩ ngày nay sao cứ đua nhau đàn mấy bài ngoại quốc chi không biêt' nữa... người Tây họ cũng chỉ nghe qua cho biêt thôi chứ cũng chẳng hung thú nghe hoài. Cái đẹp của nhạc cụ cổ truyền VN là nhờ cách nhấn nhá điêu luyện ... Sở truờng của mình không đem ra mà cứ đem sở đoản ra khoe
mấy năm gần đây có phong trào biến dàn nhạc VN thành dàn nhạc giao hưởng của tây phương với người chỉ huy cầm cái que quay tới quay lui quậy lên quậy xuống. Nhìn thấy thì cũng "ok", nhưng chụp hình lên thì lại thấy khong đẹp mấy... lại chưa nói có mấy sang tác dựa trên các bè như nhạc tây phương, mình nghe thấy nó cứng ngắt thiếu tâm hồn Việt trong đó...."
VIET HAI
https://www.youtube.com/watch?v=khhgPDSB2Ps — với Duyệt Thị Trang và 6 người khác.
Bài viết: 591
24
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
2
@namxuantran:
Anh còn tham gia diễn đàn Damsan.net không ạ? Anh hỏi giùm thầy Hoàng Cơ Thụy giùm em về bài Nam Xuân thầy Hoàng Cơ Thụy chơi trên đàn Tranh. Có 1 cái dây (Xàng) mà em không sao lấy được theo cao độ của thầy. Em xài đàn 19 dây. Em đang lên theo hệ thống là: Hò - xừ - xang - xê - phan - liu = D - E - G - A - C - D.
Dây Hò em bắt đầu lấy từ dây số 3. Còn dư 2 dây là số 1 và số 2 mà ăn vào cái Xàng của thầy Cơ Thụy thì dây chùng quá, tiếng nhõng nhẽo, không sao lấy dây được.
1. Giờ có phải thay dây số 1 và dây số 2 cho nó bự hơn không?
2. Nếu có phải thay thì thay dây bọc nhựa hay dây kim loại ? Em nghe hình như là dây bọc nhựa ?.
Cám ơn anh nhiều.
Lê Hữu Hùng.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Bài viết: 591
24
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
2
Gửi các bạn:
Duy-Ly, lonsualangxang
truongtailinh1993
namxuantran
honsoLee
Petrus Trần
Cocacola
Abigail Võ
..........
Các bạn thân mến!
Mình nghĩ là những chuyện cãi lộn lảm nhảm chắc là cũng đã hết rồi đó. Các bạn qua lại diễn đàn chơi cho vui. Chúng ta nhận thấy rằng còn cãi lộn nữa cũng chỉ để diễn đàn thêm lộn xộn tào lao. Sang năm 2017 mong rằng chuyên mục đàn tranh sẽ vui tươi hơn, thảo luận về âm nhạc nhiều hơn là thảo luận về con người. Mình nghĩ là chúng ta cứ duy trì diễn đàn là diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc thì tốt hơn là diễn đàn để tranh luận không đầu không cuối.
Đề nghị Ban Quản trị diễn đàn và 2 bạn Mod là Duy-Ly, lonsualangxang quản lý chuyên mục đàn tranh xem có gì hay hay vui vui phát động cho anh chị em thành viên đón năm mới 2017. Mình nghĩ là vào diễn đàn vui là chính, xem và học hỏi lẫn nhau. Ai có gì vui thì đóng góp cái đó thì diễn đàn sẽ đông vui nhộn nhịp đấy. Cám ơn.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Bài viết: 591
24
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
2
@All: Các chuyện cãi nhau đã hết rồi, các bạn đàn tranh quay lại chơi cho vui vẻ diễn đàn. Tự ái giận dỗi làm chi cho mệt.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Bài viết: 591
24
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
2
Các bạn:
Duy-Ly, lonsualangxang
truongtailinh1993
namxuantran
honsoLee
Petrus Trần
Cocacola
Abigail Võ
thân mến !
Mong các bạn bớt chút thời gian quay trở lại diễn đàn Damsan.net chơi cho vui. Sang năm 2019 rồi, chúng ta thảo luận trên tinh thần hòa hợp và xây dựng các bạn nhé.
Tự nhiên lại bỏ đi hết cả, từ Admin cho đến Mod, cho đến các thành viên….
Ây dà…
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
|