Phương pháp tính toán làm sáo .
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Phương pháp tính toán làm sáo .
#37
(03-20-2012, 08:44 AM)tmphong Đã viết:
(03-16-2012, 04:54 PM)lehuuhung Đã viết: Mình có tính ra một công thức làm sáo chuẩn. Rất chuẩn. Cách tính của mình không dựa vào các hệ số thực nghiệm như các tài liệu tìm thấy trên NET, cách này do mình nghĩ ra thôi. Tại vì mình thấy cách nhà bác học Lê Quý Đôn có cân trọng lượng 1 voi thành công. Hơn nữa mình xác định được thể tích của 1 củ khoai. Từ 2 điều này mình đã tính ra được cách khoét sáo rất chính xác.
Như vậy đã giải mã được cây kèn bóp, kèn saranai, kèn sacxophone, compet, flut tây phương đều áp dụng cách tính này.
Cách của mình làm khác với tài liệu của thầy Trịnh Tuấn và mình không áp dụng định luật Becnuli. Và mình cũng không quan tâm tới việc lỗ này cách lỗ kia là khoảng cách bao nhiêu mm mà mình làm bài toán ngược là : Để có tần số mới so với tần số gốc là bao nhiêu quãng ta sẽ khoét như thế nào. Thậm chí có thể khoét theo thang âm 7 bậc chia đều cũng được.
Phương pháp của mình sẽ rất tốt với các bạn khoét sáo đấy.
- Ta có thể mở lỗ với bất kỳ hình nào bạn muốn khoét như hình con chim bay, hình con trâu, hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình gì đó mà ta tưởng tượng ra.
- Có thể chỉnh sửa các lỗ của tiêu, sáo đã thành sản phẩm
- áp dụng được với các đường kính không đều như Trúc, giang, nứa..v...v..
- Có thể thiết kế, làm những cây sáo hình thù đa dạng như tẩu thuốc, hình chữ nhật, hình vuông, hoặc khoằm khoèo như kèn saxophone ..quả bầu, hay bất kỳ hình thù gì cũng được. Miễn là thổi ra âm thanh mang tính nhạc.
Nhân đây mình có 2 câu hỏi để cả nhà chúng ta cùng suy luận. Bạn nào giải được thì bạn đó sẽ hiểu về cấu tạo của các nhạc cụ bộ hơi nói chung đấy.
Bài toán:
Mình có 1 cốc nước hình trụ, ( hoặc hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình tam giác). Mình đổ 100cm3 nước vào đó. Mình lấy que mình gõ vào thành cốc (phần không khí). Mình đo được 1 tần số bất kỳ. Mình gọi đó là tần số A chẳng hạn.
Câu hỏi của mình là:
Câu hỏi 1: Ta gõ vào vị trí vừa rồi âm thanh sẽ kêu trầm đi 1 quãng 5 so với tần số A thì ta sẽ phải bớt ra bao nhiêu cm3 nước ?
Câu hỏi 2: Ta gõ vào vị trí vừa rồi âm thanh sẽ kêu cao hơn 1 quãng 4 so với tần số A thì ta sẽ phải thêm vào bao nhiêu cm3 nước ?

Nói vậy bài viết này của bạn chỉ để ... thôi à? Làm sáo trên ống thẳng đều thì làm theo cách của chủ topic là chuẩn 100% rồi, đơn giản mọi người đọc vào ai cũng thấy dễ hiểu.

Nói thêm các phương pháp tính ra hệ số n của bạn trong các bài viết trên đem so với Định luật Becnuli thì bạn nên xem lại.

Hơn nữa, nếu bạn muốn mọi người hiểu được phương pháp của bạn hãy chững minh cho mọi người thấy đi, đừng giải thích lòng vòng trong khi chưa có một kết quả thực nghiệm nào cụ thể để chứng minh cho điều bạn nói là đúng.
Chúc bạn sớm thành công để nhân loại sẽ có 1 công thức làm nhạc cụ dễ dàng như 1+1=2. Lúc đó bạn sẽ là 1 bác học vĩ đại lắm đấy. Ủng hộ bạn.
(03-17-2012, 05:57 PM)lehuuhung Đã viết: Bạn ơi, công thức của mình chủ yếu căn cứ vào sự suy giảm áp lực của cột không khí, bù trừ qua các lỗ đã mở để ra lỗ mới. Hoặc làm ngược lại cũng được là ta khoét từ bất kỳ nốt nhạc nào ta muốn, không nhất thiết phải khoét từ cuối ống sáo lên phía lỗ thổi. Mình đã chứng minh được ta khoét đến 1 khoảng cách nào đó thì lượng không khí sẽ thoát ra qua 1 số lỗ và chui vào sáo qua 1 số lỗ. Ta bù trừ áp lực của các lỗ cho nhau để xác định khoảng cách dự kiến khoét lỗ mới theo tần số ta cần. Mình không áp dụng với việc chế tạo đàn T'rưng vì vừa đo âm, vừa gọt dần cái cây tròn , vừa gõ thử kiểm tra thì lâu lắm, lỡ tay gọt quá đi nó cao lên thì mất công lắm.
Còn việc mình phản biện lại việc áp dụng định luật Becnuli vào việc khoét sáo bởi lẽ định luật này rất đúng khi xác định:
- Công suất máy bơm, công suất quạt thông gió....
- Tiết diện ống (nước, khí...v..v..) khi xây nhà để có nhà tắm với áp lực cao
- Thời gian truyền dịch cho bệnh nhân, để ta là bác sĩ có thể biết bao nhiêu lâu thì truyền hết 1 chai dịch ta vào thay là vừa.
- Định luật này rất hữu ích trong các công trình nghiên cứu khoa học và dân dụng nữa
Nhưng định luật này không chỉ cho ta việc ta khoét sáo được. Vì ông Becnuli không chỉ cho chúng ta vị trí của bán cung, nguyên cung, của các quãng trong âm nhạc. Còn việc nhân với vận tốc âm thanh thì lại quá vô lý nữa. Không lẽ ta ngồi ở trong tủ lạnh hoặc Nam Cực lại thổi sáo ra cái cao độ âm thanh khác với việc ta ngồi cạnh lò sưởi hoặc sa mạc Saharra ?
Công thức của mình rất quan tâm đến sự bù trừ áp lực, không quan tâm đến khoảng cách giữa các lỗ ta khoét là bao nhiêu, tiết diện thế nào.
Mình đã thực nghiệm thành công. Mình rất cần sự hợp tác của các bạn đã khoét sáo .
Ta thực nghiệm trên thanh nhôm ( vuông, chữ nhật) thanh nhựa, thanh thuỷ tinh các bạn nhé.
Còn trên Bầu, Bí, Trúc, Giang, Nứa, Tre...v..v... đại khái là có tiết diện lòng ống không đều thì các bạn phải xác định được thể tích của 1 củ khoai trước đã. Hoặc giải bài toán cốc nước trên đây với cái ly loe miệng ( loại uống rượu Vang, hoặc loại phình bụng ( loại uống rượu mạnh) là ta sẽ giải quyết được Huyên và Sáo Trúc...v..v...
Rất mong sự hợp tác của các bạn .
Lê Hữu Hùng

Tôi nghĩ định luật của những nhà khoa học được người đời dùng vào những ứng dụng khác nhau. Ông Becnuli có chơi sáo đâu mà chỉ cho ta bán cung hay nguyên cung?


Các bài viết trong chủ đề này
Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi KTS_CHUYEN - 03-11-2012, 05:16 AM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi David Dang - 03-25-2012, 02:32 AM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi saopro - 04-11-2012, 10:26 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi laomuc - 05-18-2012, 08:43 AM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi zipo - 06-11-2012, 12:56 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi zipo - 06-12-2012, 11:59 AM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi apolo - 08-15-2012, 04:16 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi shaka - 08-15-2012, 08:51 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi Pvvn23 - 08-26-2012, 01:30 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi stream - 09-29-2012, 10:46 AM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 11-06-2012, 10:10 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi ntlong - 11-12-2012, 04:41 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 11-13-2012, 04:59 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 11-14-2012, 10:20 AM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 11-15-2012, 10:36 AM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 11-15-2012, 02:27 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 11-15-2012, 11:25 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 11-15-2012, 11:38 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 11-16-2012, 10:14 AM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 11-16-2012, 03:47 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 11-17-2012, 12:58 AM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 11-17-2012, 08:32 AM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 11-19-2012, 12:02 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 11-19-2012, 03:42 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 11-19-2012, 04:22 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 11-19-2012, 06:02 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 04-11-2013, 04:14 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 05-11-2013, 11:12 AM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi HOAVũ - 05-14-2013, 10:06 PM
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - bởi anyon - 10-10-2013, 12:38 PM

Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Những câu hỏi định tính trong làm tiêu sáo BaGaiLeeLỳ 10 29,794 08-28-2014, 08:50 PM
Bài mới nhất: vinhnguyen
  [hỏi] cách làm sáo bằng ống nhựa ( nhà nghèo, không có tuner E, không máy tính) buitrungthien 15 52,635 11-27-2012, 03:03 AM
Bài mới nhất: dhnguyen89
  Giúp mình cây sáo thủy tinh DangHocThoiSao 18 46,972 02-24-2012, 12:00 PM
Bài mới nhất: dinh94

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách