Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - Phương pháp tính toán làm sáo .

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: Phương pháp tính toán làm sáo .
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34
Cái này hổng phải do tui viết ra mà là của một tiền bối nào đó của đam san viết . Dạo trước khi chưa biết làm sáo cũng mày mò từ những tài liệu như thế này để làm sáo . Nay xin phép được đưa nó trở lại đây để mọi người xem và rồi tự làm cho mình cây sáo .

[Hình: 6824448970_954d1f15b2_b.jpg]

Các bạn mới bắt đầu nên chọn ống trúc có lòng trong 2 đầu đều nhau .
* Làm cây sáo đô ( Hình ở trên là hướng dẫn làm sáo đô )
- chọn ống trúc có đường kính 13mm - 14mm . Mối kích thước đường kính khác nhau sẽ cho ra cây sáo có khoản cách các lỗ khác nhau. Các bạn làm theo hình vẽ ở bước thứ nhất để dò ra lỗ định âm rồi sau đó tính tiếp .
- Sau đo các bạn áp dụng công thức tính khoản cách các lỗ còn lại .
+ 51/55 là công thức tính cho quảng nửa cung .
+ 159/185 là công thức tính cho quảng 1 cung .
Bạn lấy khoản cách từ lỗ thổi cho tới lỗ định âm đem nhân với cái tỷ lệ ở phía trên sẽ tìm được vị trí lỗ bấm đầu tiên . Sau đó lấy khoảng cách từ lỗ thổi đến cái lỗ vừa khoét xong đem nhân với tỷ lệ phía trên sẽ tìm được vị trí lỗ thứ 2 .... Cứ làm như thế cho đến khi hoàn thiện cây sáo . Ứng với khoản cách 1 cũng thì ta lấy chiều dài nhân cho tỷ lệ 1 cung , ứng với khoản cách tỷ lệ nửa cung thì ta lấy chiều dài nhân cho tỷ lệ nửa cung .
Công thức này không phải đúng hoàn toàn nhưng nó sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong bước đầu làm sáo .
Nói chung lần đầu tiên các bạn làm sáo có thể không chuẩn , không hay , không đẹp ... Các bạn cứ mạnh dạng làm và mạnh dạng phá trúc ! Một thời gian sau các bạn sẽ hình thành kỷ năng cảm nhận về chất trúc về đường kính lòng ống , về mức độ sai lệch của công thức ... Lúc đó bạn sẽ biết gia giảm mọi thứ theo kinh nghiệm của mình rồi kết hợp với Tuner bạn sẽ làm ra được cây sáo chuẩn . Vì thực sự cho tới nay chưa có công thức làm sáo , tiêu nào mà gọi là chuẩn hết .
Cảm ơn bác chuyên đã post những tài liệu này cho mọi người tham khảo.
mới làm sáo chọn ống nhựa cho an toàn, chứ bây giờ muốn có 1 ống trúc không phải là chuyện dễ, đi vòng vòng chả thấy trúc ở đâu mà chôm 1 ống
không có máy tuner thì làm thế nào hả các anh???
không có máy đo thì phải có đôi tai tốt, thường các pro làm sáo chỉ cần lướt ngón vài lượt là biết chuẩn hay chưa khỏi phải máy
(03-11-2012, 02:20 PM)buitrungthien Đã viết: [ -> ]không có máy tuner thì làm thế nào hả các anh???

Nếu hổng có máy thì bạn phải có âm mẫu làm chuẩn và lỗ tai của bạn phải xịn 1 chút . Còn lõ tai tào lao như mình thì thua .
turn E của các bạn đây Smile) ^.^ http://www.mediafire.com/?3b95dgx6509h9zd
(03-11-2012, 05:16 AM)KTS_CHUYEN Đã viết: [ -> ]Cái này hổng phải do tui viết ra mà là của một tiền bối nào đó của đam san viết . Dạo trước khi chưa biết làm sáo cũng mày mò từ những tài liệu như thế này để làm sáo . Nay xin phép được đưa nó trở lại đây để mọi người xem và rồi tự làm cho mình cây sáo .

[Hình: 6824448970_954d1f15b2_b.jpg]

Các bạn mới bắt đầu nên chọn ống trúc có lòng trong 2 đầu đều nhau .
* Làm cây sáo đô ( Hình ở trên là hướng dẫn làm sáo đô )
- chọn ống trúc có đường kính 13mm - 14mm . Mối kích thước đường kính khác nhau sẽ cho ra cây sáo có khoản cách các lỗ khác nhau. Các bạn làm theo hình vẽ ở bước thứ nhất để dò ra lỗ định âm rồi sau đó tính tiếp .
- Sau đo các bạn áp dụng công thức tính khoản cách các lỗ còn lại .
+ 51/55 là công thức tính cho quảng nửa cung .
+ 159/185 là công thức tính cho quảng 1 cung .
Bạn lấy khoản cách từ lỗ thổi cho tới lỗ định âm đem nhân với cái tỷ lệ ở phía trên sẽ tìm được vị trí lỗ bấm đầu tiên . Sau đó lấy khoảng cách từ lỗ thổi đến cái lỗ vừa khoét xong đem nhân với tỷ lệ phía trên sẽ tìm được vị trí lỗ thứ 2 .... Cứ làm như thế cho đến khi hoàn thiện cây sáo . Ứng với khoản cách 1 cũng thì ta lấy chiều dài nhân cho tỷ lệ 1 cung , ứng với khoản cách tỷ lệ nửa cung thì ta lấy chiều dài nhân cho tỷ lệ nửa cung .
Công thức này không phải đúng hoàn toàn nhưng nó sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong bước đầu làm sáo .
Nói chung lần đầu tiên các bạn làm sáo có thể không chuẩn , không hay , không đẹp ... Các bạn cứ mạnh dạng làm và mạnh dạng phá trúc ! Một thời gian sau các bạn sẽ hình thành kỷ năng cảm nhận về chất trúc về đường kính lòng ống , về mức độ sai lệch của công thức ... Lúc đó bạn sẽ biết gia giảm mọi thứ theo kinh nghiệm của mình rồi kết hợp với Tuner bạn sẽ làm ra được cây sáo chuẩn . Vì thực sự cho tới nay chưa có công thức làm sáo , tiêu nào mà gọi là chuẩn hết .

Tài liệu thật quý báo. Phải thử để làm cây Sol trầm mới được.Idea. Cảm ơn bạn đã chia sẻ.

Nhưng rất tiết đến giờ vẫn chưa có ai tìm ra cách tính tone sáo cho các lòng ống khác nhau; cũng như cho lòng ống có đường kính không đều nhau trong 1 ống sáo, ngoài việc dùng tuner để kiểm tra và kinh nghiệm khi làm nhiều để xác định.
em cũng xin đóng góp tài liệu khoét sáo của thầy Trịnh Tuấn cho mọi người tham khảo(hình như cái này em chôm của bác Leehonso hùi diễn dàng cũSmile)
http://www.mediafire.com/?ncs864w6j3dr2wl
Mình có tính ra một công thức làm sáo chuẩn. Rất chuẩn. Cách tính của mình không dựa vào các hệ số thực nghiệm như các tài liệu tìm thấy trên NET, cách này do mình nghĩ ra thôi. Tại vì mình thấy cách nhà bác học Lê Quý Đôn có cân trọng lượng 1 voi thành công. Hơn nữa mình xác định được thể tích của 1 củ khoai. Từ 2 điều này mình đã tính ra được cách khoét sáo rất chính xác.
Như vậy đã giải mã được cây kèn bóp, kèn saranai, kèn sacxophone, compet, flut tây phương đều áp dụng cách tính này.
Cách của mình làm khác với tài liệu của thầy Trịnh Tuấn và mình không áp dụng định luật Becnuli. Và mình cũng không quan tâm tới việc lỗ này cách lỗ kia là khoảng cách bao nhiêu mm mà mình làm bài toán ngược là : Để có tần số mới so với tần số gốc là bao nhiêu quãng ta sẽ khoét như thế nào. Thậm chí có thể khoét theo thang âm 7 bậc chia đều cũng được.
Phương pháp của mình sẽ rất tốt với các bạn khoét sáo đấy.
- Ta có thể mở lỗ với bất kỳ hình nào bạn muốn khoét như hình con chim bay, hình con trâu, hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình gì đó mà ta tưởng tượng ra.
- Có thể chỉnh sửa các lỗ của tiêu, sáo đã thành sản phẩm
- áp dụng được với các đường kính không đều như Trúc, giang, nứa..v...v..
- Có thể thiết kế, làm những cây sáo hình thù đa dạng như tẩu thuốc, hình chữ nhật, hình vuông, hoặc khoằm khoèo như kèn saxophone ..quả bầu, hay bất kỳ hình thù gì cũng được. Miễn là thổi ra âm thanh mang tính nhạc.
Nhân đây mình có 2 câu hỏi để cả nhà chúng ta cùng suy luận. Bạn nào giải được thì bạn đó sẽ hiểu về cấu tạo của các nhạc cụ bộ hơi nói chung đấy.
Bài toán:
Mình có 1 cốc nước hình trụ, ( hoặc hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình tam giác). Mình đổ 100cm3 nước vào đó. Mình lấy que mình gõ vào thành cốc (phần không khí). Mình đo được 1 tần số bất kỳ. Mình gọi đó là tần số A chẳng hạn.
Câu hỏi của mình là:
Câu hỏi 1: Ta gõ vào vị trí vừa rồi âm thanh sẽ kêu trầm đi 1 quãng 5 so với tần số A thì ta sẽ phải bớt ra bao nhiêu cm3 nước ?
Câu hỏi 2: Ta gõ vào vị trí vừa rồi âm thanh sẽ kêu cao hơn 1 quãng 4 so với tần số A thì ta sẽ phải thêm vào bao nhiêu cm3 nước ?
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34