Hiện tượng sáo vỡ tiếng
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Hiện tượng sáo vỡ tiếng
#18
Định nghĩa về sáo vỡ tiếng:

Vỡ tiếng chỉ như là 1 kiểu chơi chữ, ý là tiếng sáo đã bị phá, không còn bí, đì,… như trước. Có những cây sau khi vỡ tiếng có thể lên quảng 3 dể dàng hơn trước đó, âm cũng sẽ vang hơn, đẹp hơn, mượt hơn, …

Sự thanh đổi sau khi vỡ tiếng và nguyên nhân sinh ra nó:

Tiếng sáo mượt hơn do lòng sáo trơn hơn, dể thấm ướt hơn. Trơn hơn là do lòng sáo bị bào mòn bởi hơi, nước miếng. Dể thấm ướt hơn là do lượng nước miếng đã bị ngấm vào sáo, dể dàng thấm ra bề mặt lòng sáo dể tạo 1 sự phẳng.
Tiếng sáo trong, đanh hơn, chắc hơn: do sự rung động của các phần tử cấu tạo nên thành sáo (thớ nứa, thớ trúc,…) và dần dần khít lại, các lỗ hổng còn được bồi lấp bởi các thành phần kim loại có trong nước miếng. Vì thế mà, cây sáo trở nên chắc chắn hơn. Sự khít lại của thớ nứa giống như là cây nứa già đi, đây cũng là một đặc điểm khác biệt giữa nứa già và nứa non.
Tiếng sáo bị cao lên hay thấp xuống. Vấn đề này chưa có ai đứng ra lên tiếng và đảm bảo, vì chính hơi của từng người cũng thay đổi theo thời gian, nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng ( tí mình sẽ nói rõ về nhiệt độ và cao độ sáo)
Theo mình là như sau: vỡ tiếng thì lòng sáo sẽ to ra (chưa tính sự nở vì nhiệt) vì bị bào mòn lòng, bị rút thành, nên tiếng sáo bị trầm xuống, trầm đi bao nhiêu phụ thuộc vào độ rút thành và sự bào mòn nữa. Nhưng vỡ tiếng thì lòng sáo trơn hơn nên âm lại cao hơn. Thường thì, vỡ tiếng, tiếng sáo tiêu sẽ cao hơn.
Để hiểu rõ sự cao hơn này, các bạn làm sáo hãy thử nghiệm với 1 lòng sáo chưa lau và lòng sáo đã lau sạch lòng, hoặc thấp nước. Lại tưởng tưởng về dòng sông có bờ sông trơn và bờ sông nhám, các phần tử 2 bên bờ sẽ di chuyển với 1 đoạn thẳng dài hơn. Mà cao độ của sáo là sự cộng hưởng của âm thanh các phần tử hơi (trong lòng sáo từ miệng thổi ra), thành sáo (các thớ nứa rung động) ,…đường truyền càng dài thì tiếng sáo càng trầm, do vậy mà lòng trơn phẳng thì tiếng sáo sẽ cao hơn.
Như vậy, tiếng sáo cao hơn hay thấp đi là chưa xác định, nứa già thì âm sẽ ổn định hơn, làm sáo trau truốt, xử lý lòng, thì âm sẽ ổn định hơn.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cao độ của sáo: chính xác nếu các bạn làm sáo để ý chỗ phần mềm tuner e cho máy tính, có 1 số phiên bản, khi điều chỉnh độ chuẩn cho sáo sẽ thấy, có chỗ nó ghi nhiệt độ và cái này cũng thay đổi theo chuẩn âm mình chọn (như là 1 chỉ dẩn)

Công thức becnuli: Tần số = Vận tốc âm/ bước sóng, bước sóng chính là đường truyền của mỗi phần tử hơi, và vận tốc âm tăng lên theo nhiệt độ. Có 1 số quan niệm cho rằng, vận tốc âm này ổn định do nhiệt độ của người là ổn định, tuy nhiên, vận tốc để tính tần số được tính theo nhiệt độ của không khí trong lòng sáo, và tấc nhiên không thể thổi nóng lòng sáo hoàn toàn và ngay lập tức.
Vào mùa nóng, cây sáo sẽ nở ra, nên lòng sáo to lên, cây sáo bị trầm xuống
Vào mùa nóng, môi sẽ mềm hơn (mùa lạnh thường khô) hệ hô hấp tốt hơn, nên tiếng sáo sẽ cao hơn
Như vậy, về nhiệt độ và cao độ, giữa các mùa vẫn không thể xác định, sự khác biệt ở đây rõ nhất khi, trường đang lạnh, tự nhiên có ngày ấm áp, hoặc chuyển mùa thì tiếng sáo sẽ cao lên do sáo chưa nở kịp và tấc nhiên có điều ngược lại.
Vào mùa hè, việc đo âm vào giữa trưa nắng và tối đêm ( điều kiện buổi trưa khi đã xông hơi tốt) thì có sự chênh lệch đáng kể, đây là sự ảnh hưởng của nhiệt độ vì lòng sáo vẫn ổn định.
Mình vẫn thấy sáo vào mùa hè cao hơn mua đông khá nhiều, do có cả 2 yếu tố ảnh hưởng ( nhiệt và hơi) cái này là mình rất để ý trong quá trình đo sáo.

Qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm vỡ tiếng, tiêu sáo vỡ tiếng. Tại sao tiêu sáo vỡ tiếng lại hay hơn? Tại sao có người lại đi tìm mua sáo cũ? Tuy nhiên, sáo cũ đắt hơn hay rẻ hơn sáo mới cũng còn tùy vào quan niệm từng người và nhiều khi sau khi vỡ tiếng, âm sắc cây sáo không hay hơn mà sẽ ngược lại. Để tìm hiểu sâu thêm, các bạn có thể đọc trong chuyên mục cách làm sáo. Trong đó có nhiều bài viết phân tích tĩ mĩ về âm sắc, các yếu tố ảnh hưởng, … đặc biệt là bài viết Sự ảnh hưởng của nguyên liệu đến âm sắc tiêu sáo.
Nguồn: http://kenhtieusao.com/tan-man/dinh-nghi...u-sao.html


Các bài viết trong chủ đề này
Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi BaGaiLeeLỳ - 08-01-2014, 08:21 AM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi windylieu - 08-01-2014, 09:12 AM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi David Dang - 08-02-2014, 10:46 PM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi lameco - 05-20-2015, 11:11 PM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi lehuuhung - 06-25-2017, 01:11 PM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi HatCatMeSao - 06-26-2017, 01:24 AM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi HatCatMeSao - 06-28-2017, 10:36 PM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi HatCatMeSao - 07-01-2017, 05:03 AM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi lehuuhung - 06-28-2017, 07:48 AM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi lehuuhung - 06-28-2017, 09:06 AM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi lehuuhung - 06-28-2017, 02:50 PM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi lehuuhung - 06-30-2017, 08:04 AM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi David Dang - 07-01-2017, 11:47 AM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi HatCatMeSao - 07-02-2017, 12:31 AM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi David Dang - 07-04-2017, 11:23 AM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi HatCatMeSao - 07-08-2017, 12:21 AM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi David Dang - 07-09-2017, 02:21 AM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi Luckystar - 01-02-2022, 06:43 PM
RE: Hiện tượng sáo vỡ tiếng - bởi HatCatMeSao - 07-09-2017, 03:35 AM

Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Ý tưởng thiết kế máy uốn trúc Độc Cô Tử 7 15,578 04-24-2013, 07:45 PM
Bài mới nhất: Tây Cuồng

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 2 khách