Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam - Hiện tượng sáo vỡ tiếng

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Phiên bản đầy đủ: Hiện tượng sáo vỡ tiếng
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3
Lâu nay anh em ta chơi sáo, tiêu hay nghe nói đến hiện tượng "vỡ tiếng". Riêng Lee tui có biết thêm là hiện tượng này không chỉ xảy ra riêng với tiêu sáo mà còn xảy ra với hầu hết các nhạc cụ khác nữa. Tuy nhiên hiện tượng này có thật hay không, hay chỉ là "tưởng tượng" của chúng ta thì thực sự đến giờ tui vẫn chưa biết rõ, nếu anh chị em nào có ai có tài liệu khoa học đề cập đến vấn đề này thì vui lòng chia sẻ nhé, mình chân thành cảm ơn.


Tuy nhiên cũng đã lâu không lưu tâm đến vấn đề này và bị nó mặc định trong đầu nhưng hôm nay nó lại được khơi mào trên Facebook, nay tui xin tường thuật và lưu lại 1 chút lịch sử trên đây để mọi người rộng đường thảo luận. link ở đây https://www.facebook.com/groups/saotrucv...p_activity




Còn đây là tường thuật sơ lược

Đầu tiên là ý kiến của bạn Nguyễn Đức Lợi :

Nguyễn Đức Lợi : Không có khái niệm vỡ tiếng đâu, tụi bán sáo nó phịa ra đấy. Sáo thổi lâu ngày quen thành ra thấy dễ hơn thôi.

Chất lượng cây sáo nằm ở độ già và dày của chất liệu. Cây nào cầm càng nặng tay càng tốt. Còn chuyện vỡ tiếng không biết bạn nghe ai kể? Bạn đã kiểm chứng, thử bao giờ chưa? Tại sao lại nghĩ là có?

Long Meo phản pháo: Theo kinh nghiêm của mih.ngoài độ già ra. Độ dày kô nhất thjết phai dày lắm! Nếu dày qua cung khong tot!

Rồi tới Phong Liêu dội pháo :

biết thì nói, ko biết thì nín. sáo vỡ tiếng là sáo thổi lâu ngày, âm mượt hơn, dễ thổi hơn, lên quãng nhẹ, đặc biệt là âm sắc hay hơn. lí do: dao động của sóng âm làm sắp xếp lại các thớ trúc và nứa, khiến chất của cây sáo chắc hơn, thổi lâu lòng sáo trơn láng hơn nên dễ phát âm. ko tin thử làm cây sáo mới rồi tráng lòng bằng sơn hoặc đổ keo 502 vào sẽ thấy sự khác biệt


Nguyễn Đức Lợi Cái gì quá tất nhiên không tốt, nhưng đủ độ dày để đảm bảo tiếng vang và đánh lưỡi ngọt.
Phong Lieu bạn mới là người cần nín ở đây. Ăn nói hổ báo nhưng thiếu hàm lượng iot. Bạn lấy tài liệu khoa học nào ra sóng âm làm dịch chuyển thớ nứa/trúc vậy?


1 cú sút "khoa học" sẽ làm Phong Liêu "lòi bản họng" chăng ???

Hình như là chưa !!!?

Phong Lieu ko biết ai thiếu iot nhé. bạn thử cầm một cây sáo bằng kim loại, và một cây sáo nứa, thổi với thời gian như nhau, nếu lỗ tai tốt chắc chắn sẽ thấy sự khác biệt sau một thời gian, đó là do sáo nứa vợ tiếng còn sao kim loại thì ko. cơ mà chắc có người lỗ tai ko nghe được sự khác nhau đâu nhỉ!!!


Tạm hết hiệp 1 nghen bà con !!!










Bắt đầu hiệp 2 :


Nguyễn Đức Lợi :

Xin lỗi hơi nóng. Nhưng mà cây sáo theo thời gian sẽ khô hơn + thấm nước bọt thổi nhiều nữa thôi, không hề có chuyện vì thớ nứa thay đổi.
Còn về phần kim loại, chắc phương Tây ngu hết nên mới làm flute bằng kim loại mà không dùng nứa cho ngon nhỉ.

quên, giải thích thêm là kim loại về bản chất là mềm, dễ uốn, nên nếu có chuyện bị tác động thì cấu trúc kim loại dễ bị tác động hơn nhé.


Chà nguy hiểm cho Phong Liêu quá, phen này chắc "Liêu Trai chí dị" luôn rồi

Phong Lieu bản chất trúc nứa là những "sợi" xenlulozo, càng già mật độ càng lớn, đó là lí do trúc nứa già âm thường đanh hơn trúc nứa non. làm sáo bằng trúc non thì âm thường đục, sau một thời gian chơi sẽ chắc lại.
mình ko nói thớ nứa thay đổi, mình chỉ nói là nó được sắp xếp lại. giống như bạn bó một nắm đũa dài lại vậy, lúc đầu nó lung tung nhưng sao khi bạn đập xuống sàn nhiều lần nó sẽ sắp xếp lại một cách trình tự.



Nguyễn Đức Lợi có vẻ đã chộp được 1 cái gì đó, pháo dội lại ghê quá.

Vậy bạn càng sai, nó vốn đã được sắp xếp từ đầu theo cấu trúc của cây, việc bẻ cong một thanh nứa hoàn toàn khó hơn bẻ cong kim loại. Do đó mình khẳng định nứa cứng hơn (và giòn hơn) kim loại. Hơn các mạch nứa đã được dán chặt với nhau để giữ cây đứng cao hơn 5m.

Bạn vui lòng hỏi những người học nhạc viện, hoặc khoa học kĩ thuật.... Đừng đem mớ "lí thuyết" của đám thợ đục sáo dạo đi rêu rao nữa. Chừng nào bạn chịu nói chuyện khoa học thì mình nói tiếp, tránh cãi nhau vô ích làm loãng topic. Chúc bạn thổi sao vui vẻ.

Và rồi Phong Liêu nhà ta có vẻ đã "liêu xiêu vẹo" rồi :


Phong Lieu nói với bạn cũng như ko. mình cũng ko muốn nhiều lời. cơ mà những cây sáo của bạn đang chơi cũng là được làm từ những người một thời được bạn xem là "bọn đục sáo dạo" mà ra nhé. hơn nữa bạn mới là người đem lí thuyết đi rêu rao đấy. mình từng làm không biết bao nhiều cây sáo, đủ mọi loại chất liệu, nên những gì mình nói là dựa trên kinh nghiệm. cái lí thuyết cũng từ kinh nghiệm mà ra thôi. những người mình được tiếp xúc học hỏi toàn là những "bọn đục sáo dạo" mà hầu như ai cũng biết, ko bằng bạn đâu nhỉ bạn ở tp HCM chứ gì. nếu được thì thách đấu đi, bạn đưa sáo cho mình, trong vòng 24h mình sẽ làm cho cây sáo của bạn thay đổi âm hoàn toàn


Tuy nhiên đến đây chưa hết..........vì xuất hiện 1 nhân vật cực kỳ đẹp trai, có thể nói là trong thế gian này chưa thấy ai hói mà đẹp trai như hắn................

Hết hiệp 2







Hiển nhiên nhân vật hói mà đẹp trai huyền thoại đó không là ai khác ngoài Lee hói tui đây, thấy 2 đại cao thủ chém đã quá nên tui cũng ngứa ngáy nhảy dzô dấy máu ăn phần, kekeke :


Lee HonSo

Và sau khi Phong Liêu làm thay đổi màu âm hoàn toàn, đưa qua cho trùm Lee độ sáo tiêu lần 2, sau 24 h nữa nó sẽ thay đổi màu âm hoàn toàn 1 lần nữa, theo chiều hướng tích cực là âm hay lên nhé !!! Nguyễn Đức Lợi muốn trải nghiệm để thoát khỏi giếng không ???

thực nghiệm cũng là 1 dạng khoa học nhé, Nguyễn Đức Lợi cũng là sinh viên cùng trường như anh (anh K27) nên chắc cũng đã học qua môn "Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học" rồi ấy nhỉ ? Hình như trong đó nó có đề cập đến thực nghiệm đó chú !!!


Nguyễn Đức Lợi (sau 1 chút bất ngờ vì sự xuất hiện của người đệp chai như tui, đã bình tĩnh quay nòng sũng chĩa dzô .....)


....Anh có thể đọc lại comment của em, không hề nói tiếng sáo không thay đổi. Ý em chỉ là cây sáo có thể hay hơn do độ sáo, còn chuyện thổi lâu chờ cây sáo "vỡ tiếng" thì chỉ là trò bịp của các tay bán sáo. Một cây sáo đã dở thì không thể chỉ "thổi lâu" để hay hơn 1 cây sáo được làm công phu.

*Những người đục sáo dạo ở đây em chỉ nói đến những người làm cây sáo không có tâm, lừa đảo những người mới tập, chứ không hề chỉ giới làm sáo.

Những gì em nói cũng từ kiến thức thực nghiệm của em vậy, chỉ trách nó quá hạn hẹp., và xin chân thành cám ơn anh đã ghé qua để cho em mở mang tầm mắt.

Riêng về cái giếng, ở trường em học được câu này. "Ai cũng là con ếch, chỉ khác nhau cái giếng mà thôi".

Lee HonSo (ai chà tui bị vây vào vòng nguy khốn rồi, bình tĩnh bình tĩnh nào , ai zzzaaaa...... sau đây là trả lời của tui):


Thế này cho dễ nhé Nguyễn Đức Lợi, anh học Flute với cô Hồng Nhung bên nhạc viện và được cô ấy phán rằng : ngay cả Flute kim loại cũng có hiện tượng "Vỡ Tiếng" . Ý kiến của cô Nhung, trong nghiên cứu khoa học gọi là "ý kiến chuyên gia" đấy em. Và ko ít hơn 10 lần, anh nghe các chuyên gia khác của nhạc viện từ Piano cho đến Violin, sáo trúc .....đề cập đến chuyện vỡ tiếng. Và nếu em vô tình tìm được đâu đó về thông tin khi làm đàn Piano xong người ta cho những cây đàn ấy vào 1 căn phòng và bật nhạc suốt cả năm cho nó "vỡ tiếng", thì anh đảm bảo lúc đó em sẽ bớt "thành kiến" về việc "vỡ tiếng" hơn. Hy vọng khi đó em sẽ khách quan hơn trong nhận định, trước khi phán 1 cái gì đó !!! Góp ý thêm 1 chút, mình là dân kinh tế nha em, mở miệng nói chuyện thì nên chừa ra "đường lùi" em nhé !!!


Sau khi post xong dòng này thì tui phát hiện : chết cha mình lỡ lời rồi, mình kêu nó nên chừa "đường lùi" mà mình lại ko chừa cho bản thân cái nào hết , sao toàn tử huyệt ko dzậy nè chời......thôi đành tự nhủ : kệ bà nó dzậy, mình đi ngủ cái........


Hết hiệp phụ thứ 1 lúc 1h sáng ngày 1/8/2014






Bắt đầu hiệp phụ thứ 2 : 5h40p sáng 1/8/2014


Sau 1 đêm tìm tử huyệt.....cuối cùng tui đã bị cho lên dĩa như sau :


Nguyễn Đức Lợi


Trên tinh thần trao đổi để mở rộng kiến thức. Thưa tiền bối Lee HonSo,

1.cô Nhung là chuyên gia trong lĩnh vực âm nhạc, còn vấn đề này nghiêng về vật lý học nhiều hơn. Do đó nếu cô không đưa ra lý giải, có thể là cảm nhận của cá nhân cô sau một quá trình dài luyện tập, tìm hiểu và biểu diễn.

2. Nếu có nhiều người cùng cảm nhận như vậy, từ những chuyên gia lão làng cho đến những người mới tập chưa lâu, vậy cũng có thể là có "Vỡ tiếng" thật, nhưng để kết luận thì hơi vội, vì nó không có cơ sở khoa học chứng minh rõ ràng. Trước Copecnic và Galileo, có hàng trăm thế hệ con người có cùng cảm nhận rằng, Trái Đất là tâm vũ trụ.

3. Vấn đề sản xuất đàn piano, em xin gác lại. Hiện tại với khả năng của em thì tìm không thấy thông tin này. Có thể nó có thật, nhưng cũng có thể chỉ là chiêu làm giá của hãng sản xuất.

-------------------------

4. Ở đây, em tính vỡ tiếng là việc được thổi nhiều lần làm cây sáo hay hơn, không tính chuyện độ sáo.

Nếu như chuyện đó có thật, hẳn sóng âm đã phải tác động làm thay đổi cấu trúc cây sáo.

Nhưng như em được học thời phổ thông, thì cấu trúc phân tử của 1 vật là không thay đổi. Thậm chí ở đây là cây flute bằng kim loại. Mà ta biết, đơn thuần nó chỉ truyền dao động, mà đã là dao động thì khi không còn nguồn, nó phải tắt và về vị trí cũ. Nếu không mấy cọng thép trong các tòa nhà nó đã phải méo đi vì dao động rất rất nhiều, từ không biết bao nhiêu nguồn âm, với cường độ rất lớn (tiếng sáo của em chỉ tầm 85dB đổ lại, không biết mọi người thế nào). Còn nếu như nói nó thay đổi ở mức độ phân tử thì càng không thể, vì cấu trúc phân tử thay đổi thì chất sẽ đổi, như than chì và kim cương vậy đó.

5. Một quan điểm để cho thấy khó chứng minh được, đó là sau 1 thời gian dùng sáo, chúng ta quen tay, quen miệng, quen điều hơi với cây sáo đó, chưa kể trình độ còn lên nữa, thì làm sao có thể cảm nhận được "vỡ tiếng".

Em tôn trọng ý kiến của anh và ý kiến của mọi người. Ở comment trên là em quá khích do bạn kia "Biêt thì nói không biết thì im" nên em mới to tiếng lại. Còn với người bình thường em luôn mở lòng học hỏi.

Anh là người đi trước (rất xa), cho em gọi anh là tiền bối. Chuyện ăn nói xưa nay em không giỏi. Với lại em cũng tự nhận mình khá cố chấp. Nếu không có 1 bằng chứng khoa học nào cho sự vỡ tiếng thì em sẽ không nhận mình sai. Và em sẽ tiếp tục khuyên các bạn nên tin tưởng vào chất lượng cây sáo lúc mình cầm trên tay, đừng trông chờ vào "vỡ tiếng".


Quá nguy hiểm hóc........................chết tui rồi, ai cứu tui dzới.......

Thôi chắc chỉ có mình tự cứu mình chứ ai bây giờ !!!!



Và đây là cách tui "tự cứu mình", dù không được quang vinh cho lắm :



Lee HonSo



Nguyễn Đức Lợi có mấy điểm cần lưu ý chú em nè :

- Chuyện nó có là cơ sở khoa học chứng minh rõ ràng hay không thì hiển nhiên không phải là chuyện của anh và các bậc thầy âm nhạc khác cần phải làm cho em và những tay mơ khác. Em đâu có trả cho anh và các thầy ấy đồng xu cắc bạc nào đâu mà anh phải trình những luận cứ khoa học ấy ra cho em nhỉ ???

- Hơn nữa em chẳng phải là người nghiên cứu khoa học , không làm được gì cho khoa học (...nhưng thích nói về khoa học thế mới ghê !!!) thì anh lại chẳng có lý do để nói với em về những vấn đề khoa học. Em dựng khoa học lên làm tấm bình phong để che đậy sự cứng đầu của mình thì em cứ việc, vì thực tế là em có bô lô ba la về khoa học gì đi chăng nữa thì cũng sẽ chẳng nghiên cứu nó và đi đến cùng với nó được !

- Trước khi phán đó là chiêu làm giá của nhà sx đàn piano, sao em không "tư duy khoa học" lên 1 chút là làm 1 thử nghiệm nho nhỏ với chính cây sao em chơi hàng ngày ấy. Lấy cây sáo đó ra, bỏ nó vào 1 cái hộp, cái ống đủ lớn, bỏ vào 1 cái loa mp3 (cắm dây sạc chạy suốt nhé ), đóng kín hộp lại cho sáo nghe nhạc liên tục trong 1 tháng rồi đem ra thử lại xem sao? Thử 1 tháng , xong rồi 3 tháng, xong rồi 6 tháng, rồi đến 1 năm. Sau đó rút ra kết luận chứ em, em thích nói chuyện khoa học mà sao ưa mở miệng ra là "phán thánh" hời hợt thế em ???

- Muốn biết tác động của sóng âm thì trước khi phán hãy tỏ ra có tố chất "khoa học" là lên mạng kiếm tài liệu chứ em, đã thử tìm từ khóa "sound wave effect" chưa? Anh nghĩ chắc là chưa rồi , cũng bởi vì chưa mà lập luận râu ông này cắm cằm bà kia khi phán "như em được học thời phổ thông, thì cấu trúc phân tử của 1 vật là không thay đổi", hình như anh cũng có học phổ thông đó em à, thế em có biết hiện tượng bán rã không, thế hiện tượng bán rã có làm "thay đổi cấu trúc phân tử của 1 vật" không em nhỉ ?

- "em sẽ tiếp tục khuyên các bạn nên tin tưởng vào chất lượng cây sáo lúc mình cầm trên tay, đừng trông chờ vào "vỡ tiếng". Em lại thích phán như thánh rồi. Khổ lắm em, anh đã nói rồi, mình là dân kinh tế thì mở miệng ra phải tính "đường lùi" chứ em nhỉ ? Nếu không thì người đời sẽ "khinh thế" đó em à !!!
Em thử nghĩ xem là lời khuyên của tay chơi sáo lơ mơ như em thì các bạn sẽ tin không, hay là họ sẽ cười toẹt vào mặt em và tin vào lời khuyên của anh và các bậc thầy chơi lâu năm hơn nhỉ ? Trong khi đó anh và các bậc thầy đều khuyên là nên tin vào hiện tượng "vỡ tiếng" và mọi người thì không "rảnh" để "báo cáo khoa học" cho em hiểu đấy. Em muốn cứng đầu không, vậy thì hãy chứng minh đi, làm gì có tố chất "làm khoa học" mà đòi hả em !!!?
"liêu xiêu vẹo" Huh , hic, anh làm em ko biết chui xuống lỗ nào đây. đính chính lại là em ko chém tiếp vì có nói thêm thì cũng khó thay đổi được gì khi một bên thì "lí thuyết khoa học" nghe rất oách, một bên thì "lí thuyết của bọn bán sáo dạo" tầm thường, mà có thắng được thì em cũng đâu có nhận được đồng xu cắc bạc nào đâu, chủ yếu vào chém cho mấy bạn mới biết thêm thôi, ko ngờ lại làm cho anh hùng có đất dụng võ, lại kinh động đến anh Lee nên giờ em đã lên thớt Big Grin . giờ chỉ hóng các bậc cao thủ vào dạy dỗ thêm thôi. chứ trình độ của em cũng sắp đến giới hạn trên rồi. Big Grin Big Grin Big Grin

Kí Tên (ko lại bị hiểu lầm)
Liêu Phong
(08-02-2014, 10:44 AM)David Dang Đã viết: [ -> ]
(08-01-2014, 09:12 AM)windylieu Đã viết: [ -> ]"liêu xiêu vẹo" Huh , hic, anh làm em ko biết chui xuống lỗ nào đây. đính chính lại là em ko chém tiếp vì có nói thêm thì cũng khó thay đổi được gì khi một bên thì "lí thuyết khoa học" nghe rất oách, một bên thì "lí thuyết của bọn bán sáo dạo" tầm thường, mà có thắng được thì em cũng đâu có nhận được đồng xu cắc bạc nào đâu, chủ yếu vào chém cho mấy bạn mới biết thêm thôi, ko ngờ lại làm cho anh hùng có đất dụng võ, lại kinh động đến anh Lee nên giờ em đã lên thớt Big Grin . giờ chỉ hóng các bậc cao thủ vào dạy dỗ thêm thôi. chứ trình độ của em cũng sắp đến giới hạn trên rồi. Big Grin Big Grin Big Grin


Không hiểu bạn giỏi cỡ nào và bạn dựa vào đâu mà nói hiện tượng sáo vỡ tiếng là ""lí thuyết của bọn bán sáo dạo" tầm thường". Có rất nhiều vị tiền bối trưởng thượng cũng công nhận nhé. Bạn có nghĩ nói vậy là hỗn xược không?


bạn ko đọc bài của anh lee mà chỉ đọc cmt của mình nên ko hiểu ý thôi, bạn có thể vào link fb để tìm hiểu thêm Cool

bạn làm ơn đọc kĩ trước khi auto chửi nhé Big Grin

Kí Tên
Liêu Phong Big Grin
Quả là chú David đã đọc không kỹ mà đã bật tính năng : auto chửi rồi !!! Haizzz......
Em xin lỗi nhé vì hơi bức xúc quá đáng. Quả thật em có quen nhiều bác lớn tuổi dạy em thổi sáo, em nghe bác nào cũng nói thế cả.
Theo em thì như thế này.
Những loại sáo bằng tre trúc âm sắc ngoài phụ thuộc vào non-già còn phụ thuộc vào độ ẩm trong lòng sáo. khi mới mua sáo về độ ẩm chưa ổn định nên âm nghe khác với sáo đã tập một thời gian dài và thường xuyên. khi tập lâu ngày và thường xuyên , luồng hơi mình chứa nước bọt làm thay đổi độ ẩm trong lòng sáo đến một mức nào đó. ổn định, lúc đó âm sẽ khác so với lúc ban đầu mà người ta thường gọi là vỡ tiếng. e tuy mới vào nhưng cũng có chút hiểu biết về vấn đề này nên mạnh dạn đưa ra ý kiến
Đọc lý luận của bạn Lê Hồng Sơn và anh em mà mình không sao nhịn được cười. Vừa mắc cười vừa thương các bạn. Những sự nghiên cứu rất sâu, rất kỹ và vô cùng siêu đẳng về những điều không hề có. Tiếc thật đấy.
Mình cũng rất muốn biết là sáo có thực sự "vỡ tiếng" hay không. Với sự giúp đỡ của khoa học kỹ thuật hiện đại, mình nghĩ là việc chứng thực chuyện sáo "vỡ tiếng" cũng không khó lắm.

Khi làm một cây sáo, ta có thể giữ lại một khúc nứa từ ống nứa làm ra cây sáo đó; cây sáo và khúc nứa sẽ được để trong điều kiện môi trường giống nhau, chỉ khác là cây sáo thì được (hay bị) thổi còn khúc nứa thì không. Ta thổi cây sáo cho đến khi "vỡ tiếng". Xong rồi ta "hy sinh" chẻ cây sáo và khúc nứa ra, rồi quan sát dưới microscope lòng sáo 2 bên của nút chặn cũng như lòng trong của khúc nứa. Nếu sáo thực sự "vỡ tiếng" thì có thể sẽ có sự khác biệt, nhất là vùng gần miệng thổi.

Không biết LHS hay ai có điều kiện có thể làm thử không?
(06-26-2017, 01:24 AM)HatCatMeSao Đã viết: [ -> ]Mình cũng rất muốn biết là sáo có thực sự "vỡ tiếng" hay không. Với sự giúp đỡ của khoa học kỹ thuật hiện đại, mình nghĩ là việc chứng thực chuyện sáo "vỡ tiếng" cũng không khó lắm.

Khi làm một cây sáo, ta có thể giữ lại một khúc nứa từ ống nứa làm ra cây sáo đó; cây sáo và khúc nứa sẽ được để trong điều kiện môi trường giống nhau, chỉ khác là cây sáo thì được (hay bị) thổi còn khúc nứa thì không. Ta thổi cây sáo cho đến khi "vỡ tiếng". Xong rồi ta "hy sinh" chẻ cây sáo và khúc nứa ra, rồi quan sát dưới microscope lòng sáo 2 bên của nút chặn cũng như lòng trong của khúc nứa. Nếu sáo thực sự "vỡ tiếng" thì có thể sẽ có sự khác biệt, nhất là vùng gần miệng thổi.

Không biết LHS hay ai có điều kiện có thể làm thử không?

Dạ thưa anh, theo em thấy thì hiện tượng vỡ tiếng (A) này có thể kiểm chứng được gián tiếp thông qua 1 hiện tượng (B) khác có tên là sáo, tiêu trúc bị co ngót và tăng nền cao độ. Hiện tượng B thường xảy ra với sáo trúc, tiêu trúc sau khoảng 300h chơi trở đi, lúc đầu nền cao độ làm chuẩn ở 440 hz, sau đó sẽ bị cao lên thành khoảng 445 hz. Đối với những cây sáo của các nghệ sỹ lớn, sau khoảng 10 năm biểu diễn, còn ghi nhận được nó cao lên từ 440 lên hẳn 450hz. Quan sát kỹ các và đo đạc thì thấy có hiện tượng co ngót ạ, chẳng hạn như ban đầu làm sáo C đường kính là 12.5mm, sau 1 vài năm chơi tích cực, đo lại nó chỉ còn 12.3.
Năm 2017 rồi mà chuyện này các chiến hữu nghiên cứu khoa học và thảo luận vẫn chưa xong nhỉ.
@HatCatMeSao: Bạn tìm hiểu chuyện này để phục vụ chế tạo hay để vận hành?
@BaGaiLeeLỳ: Không biết chuyện này sẽ đi đến đâu, đã kết thúc chưa? Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng xong không để chế tạo ra tiêu sáo, không để vận hành tiêu sáo kêu thành bản nhạc. Bạn BaGaiLeeLỳ tìm hiểu xong chuyện này thì để áp dụng như thế nào trong thực tế tại TP Hồ Chí Minh? Bạn đã áp dụng vào chế tạo hay vận hành tiêu sáo chưa ?
Trang: 1 2 3