Lớp học đàn Nguyệt
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Lớp học đàn Nguyệt
#1
Lớp học đờn Nguyệt ( Kìm) dành cho các bạn chưa biết, bắt đầu từ con số 0.
Ngày khai giảng: 01/3/2014. Mình tính trước lên 01 ngày cho anh chị em học hành tiến bộ.
Hôm nay mình đăng lên phần Lý thuyết, anh chị em đọc kỹ và nắm vững vàng nhé.
Kết thúc phần Lý thuyết: Anh chị em học viên nắm được 03 vấn đề:
1. Tên chữ nhạc nào ở ngăn nào ?
2. Dây Đại hay dây Tiểu ?
3. Ngón tay nào bấm vào ngăn ấy ? 1 ngón hay mấy ngón, là những ngón nào ?

1. THỨ TỰ CHỮ NHẠC (TÊN CAO ĐỘ)
Đờn kìm có 2 dây: dây đại (dây to) và dây tiểu (dây nhỏ)
Đờn kìm miền Bắc có 10 hay 11 phím, nhưng đờn kìm nhạc tài tử cải lương chỉ 8 phím ( đếm thứ tự phím từ âm thấp lên âm cao )

Thứ tự chữ nhạc (tên cao độ):

DÂY ĐẠI: ( CHỮ HOA )

TỒN (HÒ) = dây buông, không bấm
XỪ = ngăn phím thứ 1
XÀNG = ngăn phím thứ 2
XỀ = ngăn phím thứ 3
CỒNG = ngăn phím thứ 4
LIU (HO) = ngăn phím thứ 5
U (XƯ) = ngăn phím thứ 6
XANG = ngăn phím thứ 7
XÊ = ngăn phím thứ 8

DÂY TIỂU: ( CHỮ THƯỜNG )

là (xàng) = dây buông, không bấm
xề = ngăn phím thứ 1
phàn = ngăn phím thứ 2
liu (ho) = ngăn phím thứ 3
u (xư) = ngăn phím thứ 4
xang = ngăn phím thứ 5
xê = ngăn phím thứ 6
phan = ngăn phím thứ 7
líu = ngăn phím thứ 8

CHÚ Ý: Mình cùng thống nhất cách viết các chữ nhạc ở đây, nhằm xác định đúng vị trí chữ đờn trên các ngăn phím của 2 dây ( chú ý DẤU HUYỀN, KHÔNG DẤU, DẤU SẮC để phân biệt 3 bát độ )

[Hình: dayHo-Xang_zps62eb138c.jpg]

Cách so dây:
Đầu tiên lên dây đại chữ HÒ bằng với nốt Rề ( của Piano hay organ )
Sau đó lên dây tiểu khảy cho bằng chữ XÀNG ở ngăn thứ 2 của dây đại
Là dây quãng 4 Rề - Son


2. PHƯƠNG PHÁP HỌC:

Chúng ta sẽ theo phương pháp học lòng bản, còn phương pháp truyền ngón sẽ nghe và tham khảo thêm trong diễn đàn.

Lợi ích của việc học lòng bản:

- Giúp ta dể nhớ bài, từ đó phát huy được ngón đàn riêng của từng ngưòi.
- Nắm vững được lòng bản, khi cần đờn thúc hoặc giãn nhịp đối với 1 bài nào đều vẫn đờn tốt
- Giữ được cách ký âm xưa.
- Dễ ghi chép.
- Làm quen với nhịp sẽ đơn giản và dể hơn là ký âm bằng nốt nhạc
- Thời gian tiếp cận với nhạc tài tử, cải lương sẽ mau hơn.

Yếu điểm của phương pháp này là ngón đờn rất đơn giản, không bay bướm- lả lướt. Vì thế để bố túc chỗ yếu này, các bạn cần nghe và tham khảo các ngón đờn hay.

ĐỐI VỚI CÁC BẬC TIỀN BỐI
Mong các bậc tiền bối về đờn kìm thông cảm, vì chương trình dạy đờn kìm chỉ gói gọn ở nhạc cải lưong nên lòng bản được ký âm ở dây HÒ TƯ, thay vì lòng bản đờn kìm xưa được ký âm trên dây Bắc HÒ NHỨT ( TỒN = XÀNG / LÀ = HÒ ). Nhưng tôi vẫn cố gắng giữ nguyên bổn ( chỉ đổi vài chữ đờn không thuận khi chuyển dây thôi )

ĐỐI VỚI CÁC BẠN HỌC VIÊN
Vì mình chỉ học đờn kìm qua nhạc cải lương, nên chỉ chú trọng một hệ thống dây HÒ TƯ ( vì dây này đờn được tất cả các loại hơi và chuyển các bậc Hò cũng thuận lợi, dể dàng khi đệm cho ca diễn ).

3. CÁCH BẤM NGÓN (TAY TRÁI)

Đờn kìm có 8 ngăn phím, 7 thế tay.
Ký hiệu các ngón tay:
- Ngón trỏ : số 1
- Ngón giữa : số 2
- Ngón áp út: số 3
- Ngón út : số 4

Thế tay 1:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 1
- Ngón 3 phụ trách ngăn phím thứ 2
- Ngón 4 phụ trách ngăn phím thứ 3

Thế tay 2:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 2
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 3
- Ngăn 3 phụ trách ngăn phím thứ 4
- Ngón 4 phụ trách ngăn phím thứ 5

Thế tay 3:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 3
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 4
- Ngón 4 phụ trách ngăn phím thứ 5

Thế tay 4:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 4
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 5
- Ngăn 3 phụ trách ngăn phím thứ 6
- Ngón 4 phụ trách ngăn phím thứ 7

Thế tay 5:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 5
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 6
- Ngăn 3 phụ trách ngăn phím thứ 7
- Ngón 4 phụ trách ngăn phím thứ 8

Thế tay 6:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 6
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 7
- Ngăn 3 phụ trách ngăn phím thứ 8

Thế tay 7:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 7
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 8

Ý NGHĨA CỦA CÁC THẾ TAY:

Vì chỉ có 4 ngón để bấm, mà đờn lại có 8 ngăn phím. Vì thế, đây là cơ bản vế bấm ngón để có thể chuyền thế tay cho lẹ và hợp lý. Tuy nhiên, cũng có 1 số điều cần nắm thêm:
- Mặc dù các thế tay đều có sử dụng ngón út, nhưng vì ngón út yếu, nên chỉ sử dụng để lướt nhanh qua các chữ đàn hay để đổi qua thế tay khác ( không dùng ngón út để nhấn)
- Trong đàn kìm có những chữ đàn phải nhấn hay rung hột ( ở những ngăn phím rộng) thì thường nghệ sĩ đàn dùng 2 ngón chụm lại ( thông thường là 2 ngón 2 và 3 ) để nhấn hay rung 1 chữ đàn.

Chú ý: có 2 thế tay 1 và 3 là chỉ sử dụng 3 ngăn phím trong 1 thế tay, vì các ngăn phím này xa ( do hệ thống gắn phím đặc biệt của đờn kìm theo hệ thống ngũ cung, không có liền bậc, vì thế có những ngăn phím xa, phải sử dụng các thế bấm đặc biêt. )

4. NHỊP

Nhịp: Hiểu theo thực hành, nhịp là thời gian dài ngắn của 1 chữ nhạc được tính bằng nhịp chân khi đờn. Ở đây chúng ta thống nhất với nhau về cách ghi nhịp trong 1 bản đờn:
Những chữ đờn nằm trong ngoặc, ví dụ: ( LIU ) có nghĩa là nhịp chân sẽ rơi vào chữ LIU khi đờn
(0) có nghĩa là nhịp ngoại, nhịp chân sẽ rơi vào chỗ trống không có chữ đờn.
Về nhịp song loan, có nhiều cách nhịp tùy theo bản. Ở đây bản nào nhịp song loan như thế nào sẽ đề cập sau khi ký âm xong 1 bài.
Tuy nhiên, có 1 quy tắc chung là trước khi tấu 1 bản đờn, chúng ta đều phải dạo hơi bản đờn đó trước, sau đó gõ song loan báo 1 tiếng trước khi vào bản đờn. Khi gần hết bản đờn ở nhịp song loan kế cuối chúng ta phải gõ liền 2 tiếng song loan liên tục ( chứ không phải 1 tiếng như bình thường) để báo chuẩn bị hết bản đờn.

Phần thực hành mình sẽ đăng lên sau.

Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#2
Kết thúc phần Lý thuyết của Nhạc sĩ Trần Văn Sơn.

Quy định chung của lớp học:
- Chúng ta trả bài tập bằng Video clip.
- Thảo luận đúng nội dung chuyên mục, cái gì khó, cái gì bất hợp lý cái gì như thế nào..v.v....
- Ngôn ngữ giao tiếp hòa nhã vui vẻ, sôi nổi, cười khà khà, không ngại khi đờn bị sai chữ, sai nhịp, phô dây, bị quên...v.v...vui là chính.
- Khuyến khích các bài tập được thêm nhiều chữ nhạc ngoài lòng bản, lối chạy ngón độc đáo sáng tạo ..v..v....

Giờ anh chị em chuyển qua phần thực hành. Từ bài dễ đến bài khó.

Phần thực hành:
- Ký âm bài đờn.
- Ký âm lời ca
- Bài đờn lòng bản bằng Audio của Nhạc sĩ Trần Văn Sơn.
- Phần trả bài của các bạn học viên tham gia, trao đổi qua lại đóng góp ý kiến của học viên.


Chúng ta bắt đầu: Các bài đàn theo hơi Bắc.
Rung các chữ:
XỪ CỒNG U : Dây Đại
u: Dây Tiểu

Bài 1: TAM PHÁP NHẬP MÔN


1. Ký âm:
1. (O) xề (XÀNG) xề (XÀNG) HÒ (XỪ)
2. (O) HÒ (XỪ) XÀNG (XỪ) HÒ (XỪ)
3. (O) HÒ (XỪ) XÀNG (XỪ) XÀNG (xề)
4. (O) XỀ (XÀNG) XỀ (XÀNG) XỀ (CỒNG)
5. (O) liu (CỒNG) liu (CỒNG) XỀ (XÀNG)
6. (XÀNG) là (XÀNG) (liu) liu (liu))
7. (XÀNG) là (XÀNG) (liu) liu (liu)
8. (CỒNG) XỀ (O) XÀNG (XỀ) CỒNG (XÀNG)

2. Lời ca:
1. (O) Bến (xưa) nước (trong) vằng (vặc)
2. (O) Người (ngọc) nay (đã) bằng (bặc)
3. (O) Thuyền (đậu) lơi (nhịp) sang (ngang)
4. (O) Lái (ôi) sao (cô) vắng (bóng)
5. (O) Để (khách) mỏi (gối) trong (chờ)
6. (Giờ) bây (giờ) (cô) nơi (đâu)
7. (Nàng) sao (đành) (xa) quê (hương)
8. (Bước) theo (O) gió (bụi) đô (thành)

3. Audio bài đàn:
http://www.mediafire.com/listen/ne53wqoo...hapmon.mp3
http://www.mediafire.com/download/ne53wq...hapmon.mp3
Bài này chúng ta tập trong tháng 3 năm 2014.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#3
Bạn Hùng ơi làm cách nào đẻ đăng 1 video hay 1 bản nhạc lên diễn đàn ,làm ơn bạn chỉ giúp mình vơi vì nếu ko biết cahs đăng mình sẽ ko trả bài được thì rất buồn ,vậy mong bạn chỉ giáo cho mình cảm ơn nhiều./.
#4
@Hoanglinh: Thực sự ra lĩnh vực bạn hỏi mình cũng không rành.
Thường là mình có sẵn 1 cái tài khoản ở Youtbe. Ghi clip rồi upload lên đó. Copy lại cái đường dẫn của clip tại trang Youtbe.
Còn đưa link vô trang web thì:
1. Mình chọn mục Reply của 1 bài viết của ai đó có cái clip nào đó rồi.
2. Mình copy bài viết đó ra Microsoft Word.
3. Sửa nội dung bài viết đó, sửa cái link ở trong đó thì mình chỉ sửa cái chữ quy định cho link clip của mình. Bôi đen văn bản và chọn lệnh Copy (hoặc Ctrl + A và Ctrl +C)
4. Đăng lên chuyên mục cần đăng:
Đặt chuột vào khung trả lời nhanh và bấm tổ hợp phím Ctrl + V và bấm vào chữ Đăng trả lời.
@saotruc, HonsoLee: 2 bạn dành thời gian tư vấn thêm cho bạn Hoanglinh nhé.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#5
Bài 2: LƯU THỦY CAO SAN


1. Ký âm:
• (O) XỀ (XÀNG) XỀ (XÀNG) XỀ (CỒNG)
• (O) liu (CỒNG) liu (CỒNG) XÊ (XÀNG)
• (O) XỀ XÀNG (HÒ) (HÒ) XÀNG (XỪ)
• (O) HÒ (XỪ) HÒ (XỪ) XÀNG (XỀ)
• (O) XÀNG (XỀ) XÀNG (XỀ) CỒNG (liu)
• (O) TỒN (liu) liu (CỒNG) liu (u)
• (O) XỀ (u) xang (u) liu (CỒNG)
• (O) XỀ (CỒNG) liu (CỒNG) liu (u)
• (O) XỀ (u) xang (u) xang (liu)
• (O) TỒN (liu) liu (O) liu (liu)
• (O) liu (XÀNG) XÀNG (O) là (XÀNG)
• (liu) liu (liu) (XÀNG) là (XÀNG)

2. Lời ca:

1. (O) Giữa (thời) giữa (thời) binh (cách)
2. (O) Khổ (ách) ngút (dãy) quê (nhà)
3. (O) Mắt (nhoà) một (dòng) châu (lệ)
4. (O) Thương (bề) dân (lành) điêu (linh)
5. (O) Hoà (bình) chờ (hoài) được (đâu)
6. (O) Bồ (câu) bay (về) phương (xa)
7. (O) Trời (ta) tóc (tang) chan (hoà)
8. (O) Còn (là) một (bầu) mênh (mông)
9. (O) (Đau) khổ (căm) chồng (thêm)
10. (O) (Non) sông (mong) mỏi (ai)
11. (O) (Cần) chờ (người) tài (lành)
12. (Mong) nơi (ai) (phò) Đài (Thành)


3. Audio bài đàn:
http://www.mediafire.com/download/1wcszy...caosan.mp3
Bài này chúng ta tập trong tháng 4 năm 2014.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#6
Cảm ơn Thầy HÙNG nhiều từ này thế là đang học và được hiểu về giai điệu của đàn nguyệt trong cải lương rồi rất ước ao bây giờ mới được hiểu thật cảm ơn Thầy nhiều ./.
#7
@All: Đã sang tháng 7 rồi mà chưa thấy bạn học viên nào đăng video clip trả bài tập nhỉ. Không biết tình hình thế nào? Theo giáo trình của thầy Trần Văn Sơn thì tập từ bài dễ đến bài khó. Từ bài số 1 đến bài số 12 chúng ta tập đàn theo hơi Bắc. Các bạn cố gắng nhé. Bạn nào xung phong trả bài cho vui diễn đàn nhé. Mình thấy im quá.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#8
@All: Đã sang tháng 8 rồi mà chưa thấy bạn học viên nào đăng video clip trả bài tập nhỉ. Có gì khó khăn phức tạp...hoặc như thế nào..v..v... các bạn hò hét lên đây nhé. Mình thấy im ắng thế này hơi lo lo. Hay là đăng tiếp bài tập 3.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#9
@All: Đã sang tháng 9 rồi mà mình chưa thấy bạn học viên nào đăng video clip trả bài tập nhỉ. Không một ý kiến phản hồi tình hình thế nào cả....khó khăn...thuận lợi.... Có lẽ nội dung chuyên mục này không được phù hợp cho lắm với diễn đàn chúng ta.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#10
Có lẽ phong trào chơi các nhạc cụ dân tộc vẫn chưa phát triển sôi nổi trên diễn đàn mình. Diễn đàn gần đây cũng ít có bài viết mới.


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Một nơi chia sẻ về đàn nguyệt ! Prebronzer 0 3,964 12-27-2016, 10:41 AM
Bài mới nhất: Prebronzer
  Công thức gắn phím đàn Nguyệt (đàn Kìm) lehuuhung 5 22,653 07-30-2016, 11:55 AM
Bài mới nhất: cuonglong
  đàn nguyệt trong chầu văn (hatvan.vn) nam son dao nhan 4 14,916 06-18-2015, 12:29 PM
Bài mới nhất: cailuongdatbac
  Đàn Nguyệt handmade Tạ Thâm đẳng cấp số 1 Việt Nam roseblue 0 5,757 10-08-2014, 08:16 PM
Bài mới nhất: roseblue
Lightbulb TÌM LỚP HỌC ĐÀN NGUYỆT Ở HÀ NỘI boyluvhn 0 6,271 10-08-2014, 02:59 PM
Bài mới nhất: boyluvhn
  Mong có lớp học đàn nguyệt on-line Prebronzer 9 19,685 05-29-2014, 10:09 PM
Bài mới nhất: lehuuhung
  Điểm làm đàn Kìm/Nguyệt hay vmtrung12 2 8,740 03-04-2014, 09:39 AM
Bài mới nhất: vmtrung12
  Xin các bạn tài liệu học chơi đàn nguyệt Hoanglinh 4 16,127 12-20-2012, 09:48 AM
Bài mới nhất: Hoanglinh
  Giới thiệu sơ qua về đàn Nguyệt saotruc 4 16,329 07-26-2012, 03:07 PM
Bài mới nhất: kimluc3

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách