05-23-2014, 03:40 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 05-24-2014, 01:46 PM {2} bởi BaGaiLeeLỳ.)
Tiểu sinh vô danh xin chào chư vị tiền bối, cao nhân trong làng tiêu sáo.
Hiện nay trên các diễn đàn có các trường phái là trường phái ủng hộ tiêu bát khổng và trường phái còn lại thì tôn sung tiêu của Việt Nam với các hệ bấm (gì gì đó tiểu sinh không rõ).
Bài mạn đàm này không nhằm mục đích ủng hộ bên nào cũng như không phải là một tham luận mang tính nghiên cứu khoa học, chỉ là suy luận và quan điểm cá nhân mà thôi, nên chư vị tiền bối nào cảm thấy không thích thì xin đừng gạch đá mà tội nghiệp.
Trước khi vào bài, có vài điều vãn bối cần khẳng định:
1)Tiểu sinh đây là người Việt và vô cùng căm ghét giới cầm quyền TQ.
2)Hiện đang học thổi tiêu bát khổng dưới sự hướng dẫn tận tình của anh Leehonso, nhưng tiểu sinh đây tài hèn sức mọn nên chưa qua được bài tập 1.1 trong giáo trình sáo trúc của nhạc viện TP.HCM. (Xin gọi là bản Concerto 1.1) @_@
3)Cũng rất thích tiêu Việt và cũng hay thổi ké tiêu của anh em tập chung nhưng nội công chưa đủ để chơi.
Đến đây thì chư vị có thể sẽ xề môi, lắc đầu mà rằng: cái thằng vô danh công lực yếu kém chưa qua được bài “Concerto 1.1 huyền thoại” kia thì lấy tư cách gì mà bàn luận với các cao thủ quần hùng.
Vâng, tiểu sinh hiểu rõ điều đó và xin không bàn về phương diện công lực ở đây. Tiêu sáo mà không bàn chuyện công lực thì còn chuyện gì nữa để bàn? Có ạ, đó là phương diện Văn Hóa và Lịch Sử.
Đầu tiên, mạn đàm về chữ Bát (8) trong chữ Bát Khổng.
Trong lịch sử văn hóa lâu đời của TQ thì con số 8 thường xuất hiện như một điều gì đó vượt trên sự bình thường, từ thời sơ khai về tôn giáo cho đến thời trung cận đại. Bởi thế mới có truyền thuyết về Bát Tiên, Thập Bát La Hán và 108 anh hùng Lương Sơn Bạc,…
Nên tiểu sinh mới trộm nghĩ có lẽ những người chơi tiêu bát khổng thời đó thường là những người có thú ngao du phiêu bạt giang hồ hoặc các ẩn cư sĩ nơi sơn thủy, âu cũng là những người khác thường. (Xin đừng nghĩ đến còng số 8)
Thứ hai, mạn đàm thêm về lỗ lỗ thổi.
Từ con số 8 của các lỗ bấm cộng với 1 lỗ thổi tạo thành số 9 thần thánh mà người TQ tôn thờ. “Cửu” đúng là con số thần thánh, diễn tả sự lâu dài, thậm chí là vĩnh hằng, là không thể xoay chuyển. Cho nên mới có: 9 tầng mây, cửu tuyền (9 suối), nhất ngôn cửu đỉnh, cửu trùng, cửu âm chân kinh, thậm chí Độc cô Cửu Kiếm,… (Xin đừng nghĩ đến số 69)
Thứ ba, mạn đàm về sự “không chịu sáng tạo” của Tiêu Bát khổng.
Khi ý thức hệ đã chấp nhận nhiều đời đến mức tôn sùng một cách thần thánh như thế thì họ không muốn hoặc không dám thoát ra khỏi niềm tin đó, sự chở che tâm hồn vốn dĩ mong manh trước những năng lực siêu nhiên. Và cuối cùng trở thành SỰ MẶC ĐỊNH: Tiêu là phải 8 lỗ, sáo là phải 6 lỗ!
Đến đây, các cao thủ tiêu sáo thừa sức nhận ra rằng, với 6 lỗ, 8 lỗ như thế thì họ sẽ không thể chơi hoặc rất khó chơi được những bản nhạc nhanh như điện, các bản nhạc nhiều nốt thăng, giáng. Họ sẽ làm gì? – Một là họ sẽ phải luyện ngón cho thật nhanh, bấm nửa lỗ… và, Hai là (cái này quan trọng) họ không thèm chơi mấy bài nhạc dạng đó luôn.
Xuất phát từ yếu tố đó, họ sáng tác ra các bản nhạc riêng dành cho tiêu và sáo của họ có thể chơi tốt, chơi hay, chơi điêu luyện bằng những âm điệu riêng dựa trên văn hóa của họ. (Giống như sáo Mèo Việt cũng chỉ có mấy nốt vậy thôi, nên nhạc sĩ phải viết nhạc theo khả năng của sáo mèo chứ không phải cứ sáng tác rồi lấy sáo mèo chơi).
Chư vị cũng nhớ ra câu “Tự do sáng tạo… trong khuôn khổ” rồi phải không ạ. Cũng chính vì người TQ luôn muốn giữ vững các giá trị văn hóa của tiền nhân mà tiêu và sáo của TQ vẫn luôn giữ được bản sắc qua hàng nghìn năm. Nếu họ muốn chơi nhạc cổ điển, có thể họ sẽ xài Flute kim loại.
Thứ 4, xin ké đôi điều về tiêu và sáo Việt.
Người Việt mình không nặng về các con số thần thánh, cũng không quá nặng nề về tư tưởng nên việc xuất hiện tiêu Việt với một hệ bấm khác nhằm khắc phục nhược điểm tốc độ của tiêu Tàu (nhưng nhược điểm là thời gian đầu sẽ bị đau tay), đồng thời thêm các nốt thăng giáng vào tiêu và sáo làm cho cây sáo linh hoạt hơn, đó cũng là những sáng tạo đáng ghi nhận và cổ vũ. Nhưng đó không phải là lý do để ta chê các nhạc cụ khác của dân tộc khác. Mỗi thứ tồn tại được đều có nguyên nhân của nó cả. Mỗi dân tộc đều có 1 nền văn hóa và hệ tư tưởng, đều có một quá trình lịch sử, đều có một sự tiếp thu, giao thoa, phát triển KT-VH-XH khác nhau. Nên nhạc cụ sẽ xuất hiện, tồn tại, phát triển hoặc biến mất theo một cách khác nhau.
Thay lời Kết.
Bài viết trên chỉ thể hiện quan điểm của cá nhân, không có cơ sở khảo cứu nên chỉ có giá trị chia sẻ về một góc nhìn trên phương diện văn hóa.
Và, ai chơi nhạc cụ gì cũng được, tiêu Việt, sáo Việt, tiêu Tàu, sáo Tàu… cũng được, miễn sao anh cảm thấy thích, người nghe anh biểu diễn cảm thấy vui, anh chơi thể loại nào thì đều thể hiện được bản sắc, tinh thần văn hóa của thể loại đó là được. (Nếu chưa được thì luyện tiếp)
Đa tạ chư vị đã đồng cảm.
Tiểu sinh: Hồ Bass.
Hiện nay trên các diễn đàn có các trường phái là trường phái ủng hộ tiêu bát khổng và trường phái còn lại thì tôn sung tiêu của Việt Nam với các hệ bấm (gì gì đó tiểu sinh không rõ).
Bài mạn đàm này không nhằm mục đích ủng hộ bên nào cũng như không phải là một tham luận mang tính nghiên cứu khoa học, chỉ là suy luận và quan điểm cá nhân mà thôi, nên chư vị tiền bối nào cảm thấy không thích thì xin đừng gạch đá mà tội nghiệp.
Trước khi vào bài, có vài điều vãn bối cần khẳng định:
1)Tiểu sinh đây là người Việt và vô cùng căm ghét giới cầm quyền TQ.
2)Hiện đang học thổi tiêu bát khổng dưới sự hướng dẫn tận tình của anh Leehonso, nhưng tiểu sinh đây tài hèn sức mọn nên chưa qua được bài tập 1.1 trong giáo trình sáo trúc của nhạc viện TP.HCM. (Xin gọi là bản Concerto 1.1) @_@
3)Cũng rất thích tiêu Việt và cũng hay thổi ké tiêu của anh em tập chung nhưng nội công chưa đủ để chơi.
Đến đây thì chư vị có thể sẽ xề môi, lắc đầu mà rằng: cái thằng vô danh công lực yếu kém chưa qua được bài “Concerto 1.1 huyền thoại” kia thì lấy tư cách gì mà bàn luận với các cao thủ quần hùng.
Vâng, tiểu sinh hiểu rõ điều đó và xin không bàn về phương diện công lực ở đây. Tiêu sáo mà không bàn chuyện công lực thì còn chuyện gì nữa để bàn? Có ạ, đó là phương diện Văn Hóa và Lịch Sử.
Đầu tiên, mạn đàm về chữ Bát (8) trong chữ Bát Khổng.
Trong lịch sử văn hóa lâu đời của TQ thì con số 8 thường xuất hiện như một điều gì đó vượt trên sự bình thường, từ thời sơ khai về tôn giáo cho đến thời trung cận đại. Bởi thế mới có truyền thuyết về Bát Tiên, Thập Bát La Hán và 108 anh hùng Lương Sơn Bạc,…
Nên tiểu sinh mới trộm nghĩ có lẽ những người chơi tiêu bát khổng thời đó thường là những người có thú ngao du phiêu bạt giang hồ hoặc các ẩn cư sĩ nơi sơn thủy, âu cũng là những người khác thường. (Xin đừng nghĩ đến còng số 8)
Thứ hai, mạn đàm thêm về lỗ lỗ thổi.
Từ con số 8 của các lỗ bấm cộng với 1 lỗ thổi tạo thành số 9 thần thánh mà người TQ tôn thờ. “Cửu” đúng là con số thần thánh, diễn tả sự lâu dài, thậm chí là vĩnh hằng, là không thể xoay chuyển. Cho nên mới có: 9 tầng mây, cửu tuyền (9 suối), nhất ngôn cửu đỉnh, cửu trùng, cửu âm chân kinh, thậm chí Độc cô Cửu Kiếm,… (Xin đừng nghĩ đến số 69)
Thứ ba, mạn đàm về sự “không chịu sáng tạo” của Tiêu Bát khổng.
Khi ý thức hệ đã chấp nhận nhiều đời đến mức tôn sùng một cách thần thánh như thế thì họ không muốn hoặc không dám thoát ra khỏi niềm tin đó, sự chở che tâm hồn vốn dĩ mong manh trước những năng lực siêu nhiên. Và cuối cùng trở thành SỰ MẶC ĐỊNH: Tiêu là phải 8 lỗ, sáo là phải 6 lỗ!
Đến đây, các cao thủ tiêu sáo thừa sức nhận ra rằng, với 6 lỗ, 8 lỗ như thế thì họ sẽ không thể chơi hoặc rất khó chơi được những bản nhạc nhanh như điện, các bản nhạc nhiều nốt thăng, giáng. Họ sẽ làm gì? – Một là họ sẽ phải luyện ngón cho thật nhanh, bấm nửa lỗ… và, Hai là (cái này quan trọng) họ không thèm chơi mấy bài nhạc dạng đó luôn.
Xuất phát từ yếu tố đó, họ sáng tác ra các bản nhạc riêng dành cho tiêu và sáo của họ có thể chơi tốt, chơi hay, chơi điêu luyện bằng những âm điệu riêng dựa trên văn hóa của họ. (Giống như sáo Mèo Việt cũng chỉ có mấy nốt vậy thôi, nên nhạc sĩ phải viết nhạc theo khả năng của sáo mèo chứ không phải cứ sáng tác rồi lấy sáo mèo chơi).
Chư vị cũng nhớ ra câu “Tự do sáng tạo… trong khuôn khổ” rồi phải không ạ. Cũng chính vì người TQ luôn muốn giữ vững các giá trị văn hóa của tiền nhân mà tiêu và sáo của TQ vẫn luôn giữ được bản sắc qua hàng nghìn năm. Nếu họ muốn chơi nhạc cổ điển, có thể họ sẽ xài Flute kim loại.
Thứ 4, xin ké đôi điều về tiêu và sáo Việt.
Người Việt mình không nặng về các con số thần thánh, cũng không quá nặng nề về tư tưởng nên việc xuất hiện tiêu Việt với một hệ bấm khác nhằm khắc phục nhược điểm tốc độ của tiêu Tàu (nhưng nhược điểm là thời gian đầu sẽ bị đau tay), đồng thời thêm các nốt thăng giáng vào tiêu và sáo làm cho cây sáo linh hoạt hơn, đó cũng là những sáng tạo đáng ghi nhận và cổ vũ. Nhưng đó không phải là lý do để ta chê các nhạc cụ khác của dân tộc khác. Mỗi thứ tồn tại được đều có nguyên nhân của nó cả. Mỗi dân tộc đều có 1 nền văn hóa và hệ tư tưởng, đều có một quá trình lịch sử, đều có một sự tiếp thu, giao thoa, phát triển KT-VH-XH khác nhau. Nên nhạc cụ sẽ xuất hiện, tồn tại, phát triển hoặc biến mất theo một cách khác nhau.
Thay lời Kết.
Bài viết trên chỉ thể hiện quan điểm của cá nhân, không có cơ sở khảo cứu nên chỉ có giá trị chia sẻ về một góc nhìn trên phương diện văn hóa.
Và, ai chơi nhạc cụ gì cũng được, tiêu Việt, sáo Việt, tiêu Tàu, sáo Tàu… cũng được, miễn sao anh cảm thấy thích, người nghe anh biểu diễn cảm thấy vui, anh chơi thể loại nào thì đều thể hiện được bản sắc, tinh thần văn hóa của thể loại đó là được. (Nếu chưa được thì luyện tiếp)
Đa tạ chư vị đã đồng cảm.
Tiểu sinh: Hồ Bass.