Bài viết: 94
9
Tham gia: Jul 2012
Danh tiếng:
0
Thân chào tất cả anh em gần xa trên diễn đàn.Hôm nay mình lập topic này đễ anh em tiện trao đổi và chia sẽ những thắc mắc về cách thổi sáo mèo cơ bản và nâng cao.
Mình sẽ tổng hợp những thắc mắc trên đây để tiến tới làm video hướng dẫn cho tất cả mọi người.
Rất trông chờ sự đóng góp từ mọi người.
Bài viết: 764
79
Tham gia: Feb 2009
Danh tiếng:
5
thắc mặc của em là ngón mình phải làm thế nào để cho ra chất nhất,ví dụ như : cách vỗ các nốt như thế nào, cách luyến lấy thế nào cho ra được chất Tây Bắc, làn hơi như thế nào để tiếng căng ấm, tiếng tròn, cách dùng hơi như nào để thể hiện được cái hồn của nhạc, và cảnh vật Tây Bắc, anh em cũng thảo luận thử, em cũng là một người rất thích âm thanh cây sáo mèo, mong anh em có kinh nghiệm chỉ giáo ạ
Bài viết: 593
24
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
2
Long Mèo Long Mèo!!
Anh có 1 thắc mắc là:
- Khi tập thổi mà kết thúc 1 làn hơi thường là anh nghe thấy 1 cái âm kêu pịc 1 phát ( như đàn ong kêu) khá nhỏ, ngắn.
- Khi bắt đầu 1 làn hơi thỉnh thoảng anh mới nghe thấy có cái tiếng pịc đó.
Em tư vấn giùm anh cách xử lý tập hơi như thế nào nhé.
Link bài anh tập: http://www.youtube.com/watch?v=U-zhEyfb0S8
Cám ơn em nhiều.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Bài viết: 764
79
Tham gia: Feb 2009
Danh tiếng:
5
theo em là do anh lấy hơi làm cho cái lam đồng bị hút lên nên phát ra tiếng kêu như thế, hồi trước em cũng hay bị, không biết có đúng không
Bài viết: 94
9
Tham gia: Jul 2012
Danh tiếng:
0
07-25-2013, 11:57 AM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 07-25-2013, 12:14 PM {2} bởi longphan.)
Chào anh lehuuhung.Trường hợp của anh em cũng xin trả lời như sau
-Khi bắt đầu 1 làn hơi mà có nghe tiếng pịc :
Sáo mèo anh đang dùng là bawu,nên nốt sòn rất nhỏ và hầu như ít xài,và đa số là luôn phải nén hơi ở tất cả các lỗ bấm.Do anh chưa quen với lực nén hơi nên khi bắt đầu anh đã đễ hơi từ yếu sang mạnh đột ngột,tiếng pịc phát ra là do lưỡi gà nó bắt làn hơi yếu đấy.
Cách khắc phục : anh phải làm quen với áp lực hơi,và luôn trong tình trạng nén hơi chuẩn bị,ép khoang miệng lại,khi mở ngón thì hơi phải nén ngay lập tức,không phải chuyễn tiếp từ yếu sang mạnh nữa.
-Khi kết thúc cũng bị tiếng pịc :
Cũng tương tự như trên,a bị vấn đề khi nén hơi kêu được nốt đó đang ở áp lực mạnh,theo thói quen của sáo trúc a giảm hơi từ từ và tiếng pịc được tạo ra từ đây(tạm gọi là tạp âm)
Cách khắc phục dùng lưỡi che khe thổi lại khi anh muốn ngắt hơi hoặc chuyễn đoạn.
Cuối cùng vẫn do anh chưa hiễu ý cây sáo,a phải hiễu được ở áp lực hơi nào thì sẽ đạt được tiếng như anh mong muốn,lúc đó anh sẽ kiểm soát làn hơi + âm thanh tốt.Đây là điểm chung của đa số những người mới tập sáo mèo.
(07-25-2013, 09:50 AM)nhoc_style Đã viết: thắc mặc của em là ngón mình phải làm thế nào để cho ra chất nhất,ví dụ như : cách vỗ các nốt như thế nào, cách luyến lấy thế nào cho ra được chất Tây Bắc, làn hơi như thế nào để tiếng căng ấm, tiếng tròn, cách dùng hơi như nào để thể hiện được cái hồn của nhạc, và cảnh vật Tây Bắc, anh em cũng thảo luận thử, em cũng là một người rất thích âm thanh cây sáo mèo, mong anh em có kinh nghiệm chỉ giáo ạ
Về ngón a xin chia sẻ 1 số cách theo kinh nghiệm còn thiếu sót của mình:
Sáo mèo cũng có kỹ thuật láy ngón,nhưng không láy trực tiếp trên lỗ phát ra âm,mà phải cách lỗ phát âm 1 đến 2 lỗ(đối với mèo nam).Riêng mèo nữ vì chỉ có 6 lỗ nên mình sẽ láy ở nữa lỗ.
Cũng có kỹ thuật che nửa lỗ kèm theo giảm tiếng nhỏ lại.Hoặc bịt gấp 1 lỗ kèm ngưng hơi đột ngột.Những cách này tạo ra sắc thái tình cảm đặc trưng cho núi rừng,hay dùng trong kỹ thuật diễn tấu sáo mèo.Ngoài ra anh còn đang tìm hiểu thêm những kỹ thuật khác.
"làn hơi như thế nào để tiếng căng ấm,tiếng tròn" : Vẫn là do em chưa hiểu cây sáo 1 cách sâu sắc.
Em phải biết được cây sáo của mình nén hơi tới cỡ nào thì tiếng không bị tịt,ở ngưỡng chưa tịt tiếng thì nó đạt được độ căng,và tròn tiếng.(còn ấm hay không là tùy sáo).Và có điều luôn nhớ,ở 2 lỗ đô 2 và sib thì lực nén hơi sẽ không mạnh như các lỗ dưới,vì vậy khi xuống dần các lỗ từ fa xuống đô 1 em có thể tăng lực hơi đễ tạo ra tiếng to hơn đễ tạo sự sinh động trong 1 đoạn nhạc.
"cách dùng hơi như nào để thể hiện được cái hồn của nhạc, và cảnh vật Tây Bắc"
Thắc mắc này của em anh nghĩ phải lên Tây Bắc sống cùng người H'Mông để hiễu được đời sống tình cảm-âm nhạc của họ cộng thêm học thổi sáo từ họ nữa thì mới đạt được.
Có thể những điều trên đây còn thiếu sót,mình rất mong mọi người cùng thảo luận và góp ý thêm.
Bài viết: 59
4
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
0
Cảm ơn bài viết của bạn Long mình cũng đang học sáo meof cũng đang bị tình trạng trên,ví dụ như ngắt 1 câu hay thổi hết 1 làn điệu [mình thổi sáo hát văn] ,mình tự học, thì nó bị hút và tạo ra 1 tiếng kêu nhỏ như tiếng ong ,do lưỡi gà nhậy nên nó bắt ,và mình đã khắc phục được gần hết tiếng kêu phụ đó ,tuy nhiên nó vẫn còn ,nên mình phải đưa cay sáo ra xa míc thu lúc hết 1 đoạn,hay hết 1 làn điệu ,như vậy nghe ra chua ổn lắm nay nghe thấy ý kiến của bạn lấy lưỡi che đi cái lưỡi gà ,cái này mình chưa thử,nhưng nếu cứ đưa cái đầu luỡi mà để chặn hoài vào chỗ cái lam đồng đó liệu về lâu dài có ổn ko bạn vì cái lam đồng đó nó nhạy cảm và dễ bị hỏng lắm,nhất là gặp hơi nước của mình nó có hơi muối,vậy còn biện pháp nào nữa ko,hay cứ dùng biện pháp như của bạn,vì mình chưa có kinh nghiệm về vụ sáo Mèo này lắm,mình ở LAI CHÂU-đã lêin hệ với bạn cuối năm ngoái đó ,xin cảm ơn bạn chia sẻ./.
Bài viết: 94
9
Tham gia: Jul 2012
Danh tiếng:
0
07-28-2013, 09:44 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 07-28-2013, 09:47 PM {2} bởi longphan.)
(07-27-2013, 11:40 AM)Hoanglinh Đã viết: Cảm ơn bài viết của bạn Long mình cũng đang học sáo meof cũng đang bị tình trạng trên,ví dụ như ngắt 1 câu hay thổi hết 1 làn điệu [mình thổi sáo hát văn] ,mình tự học, thì nó bị hút và tạo ra 1 tiếng kêu nhỏ như tiếng ong ,do lưỡi gà nhậy nên nó bắt ,và mình đã khắc phục được gần hết tiếng kêu phụ đó ,tuy nhiên nó vẫn còn ,nên mình phải đưa cay sáo ra xa míc thu lúc hết 1 đoạn,hay hết 1 làn điệu ,như vậy nghe ra chua ổn lắm nay nghe thấy ý kiến của bạn lấy lưỡi che đi cái lưỡi gà ,cái này mình chưa thử,nhưng nếu cứ đưa cái đầu luỡi mà để chặn hoài vào chỗ cái lam đồng đó liệu về lâu dài có ổn ko bạn vì cái lam đồng đó nó nhạy cảm và dễ bị hỏng lắm,nhất là gặp hơi nước của mình nó có hơi muối,vậy còn biện pháp nào nữa ko,hay cứ dùng biện pháp như của bạn,vì mình chưa có kinh nghiệm về vụ sáo Mèo này lắm,mình ở LAI CHÂU-đã lêin hệ với bạn cuối năm ngoái đó ,xin cảm ơn bạn chia sẻ./.
Chào anh Hoanglinh,chuyện dùng lưỡi che thì không phải là duy nhất,
Người mới tập sáo mèo hay có thói quen là phồng má đễ ép hơi,khi ngưng hơi thì khoang miệng mình vẫn còn 1 lượng hơi thừa và tạo ra tạp âm.Nếu anh tập ép khoang miệng và ngắt hơi hoàn toàn thì không phải dùng tới lưỡi.
Còn chuyện nước bọt làm hư lam thì cái đó có lẽ anh lo hơi xa,vì cây sáo mèo không có tuổi thọ bền như sáo trúc được,bản chất lam đồng là đàn hồi và có độ mỏi nhất định,sẽ gãy lam trong khoản thời gian sử dụng.Vì vậy dù có nước bọt hay không nước bọt thì nó cũng sẽ hư.Nhưng thời gian hư chắc cũng đủ để mình thăng trầm cùng nó.Quan trọng là tránh tác động trực tiếp vào lam.
Chúc anh thành công.
Bài viết: 59
4
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
0
Thật đúng là như thế,thổi sáo Trúc và saos Mèo ,khác nhau hoàn toàn ,phải lấy hơi khi có nội lực tốt ,còn =ko thì có thổi cũng ko ra 1 cái gì cả,xin được hỏi thêm bạn Long khi thổi ta nén hơi như thế nào cho hiệu quả và cách chuyền hơi cho nó ra sao ,vì nếu muốn thực hiện được trầm bổng ngân nga nó tốn hơi của mình quá ,mình chơi sáo Văn nên hay thực hiện các làn điệu thiên về núi rừng hay nói cách khác là buồn rất nhiều ,cũng may là có luyện khí nên cũng đỡ mệt, lúc đầu mới tập thổi 1 lúc hoa hết mật mày và người thấy chao đảo luôn,tới nay thì tốt rồi ,điều muốn được học hoi thêm từ bạn về cách chuyền hơi để thực hiện cho giai điệu của mình được như TÂM SỰ luôn./.
Bài viết: 94
9
Tham gia: Jul 2012
Danh tiếng:
0
07-28-2013, 10:41 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 07-28-2013, 10:41 PM {2} bởi longphan.)
(07-28-2013, 10:18 PM)Hoanglinh Đã viết: Thật đúng là như thế,thổi sáo Trúc và saos Mèo ,khác nhau hoàn toàn ,phải lấy hơi khi có nội lực tốt ,còn =ko thì có thổi cũng ko ra 1 cái gì cả,xin được hỏi thêm bạn Long khi thổi ta nén hơi như thế nào cho hiệu quả và cách chuyền hơi cho nó ra sao ,vì nếu muốn thực hiện được trầm bổng ngân nga nó tốn hơi của mình quá ,mình chơi sáo Văn nên hay thực hiện các làn điệu thiên về núi rừng hay nói cách khác là buồn rất nhiều ,cũng may là có luyện khí nên cũng đỡ mệt, lúc đầu mới tập thổi 1 lúc hoa hết mật mày và người thấy chao đảo luôn,tới nay thì tốt rồi ,điều muốn được học hoi thêm từ bạn về cách chuyền hơi để thực hiện cho giai điệu của mình được như TÂM SỰ luôn./.
Theo em đoán chắc anh mới tập sáo mèo chưa được nhiều.Quan trọng là a vẫn phải tập hơi như sáo trúc bình thường thôi.Còn chuyền hơi sáo mèo thì cách thức không khác gì sáo trúc cả.Quan trọng là anh phải tập sáo mèo thường xuyên để quen với cách nén hơi.
Em cũng toàn luyện hơi từ sáo trúc thôi,không có gì là kỹ thuật hay cao siêu gì đâu.Phần nữa do em chơi sáo mèo thường xuyên nên quen lực nén hơi của nó nên nhấn nhá hay buông thả tùy ý.
Anh nên tập dò hơi với chính cây sáo mèo của mình,bởi mổi 1 cây sáo mèo có 1 lực nén hơi khác nhau.Anh phải hiễu được ở mỗi nốt phát ra thì phải nén hơi bao nhiêu là đủ,nhiều người mới tập thì nén quá sức đâm ra phí hơi (nén đủ thì lam đã phát ra tiếng rồi).Khi a kiểm soát được cây sáo thì chuyện tốn hơi sẽ không còn,thay vào đó anh sẽ thả hồn với cảm xúc.
Bài viết: 1
0
Tham gia: Aug 2013
Danh tiếng:
0
(07-28-2013, 10:41 PM)longphan Đã viết: (07-28-2013, 10:18 PM)Hoanglinh Đã viết: Thật đúng là như thế,thổi sáo Trúc và saos Mèo ,khác nhau hoàn toàn ,phải lấy hơi khi có nội lực tốt ,còn =ko thì có thổi cũng ko ra 1 cái gì cả,xin được hỏi thêm bạn Long khi thổi ta nén hơi như thế nào cho hiệu quả và cách chuyền hơi cho nó ra sao ,vì nếu muốn thực hiện được trầm bổng ngân nga nó tốn hơi của mình quá ,mình chơi sáo Văn nên hay thực hiện các làn điệu thiên về núi rừng hay nói cách khác là buồn rất nhiều ,cũng may là có luyện khí nên cũng đỡ mệt, lúc đầu mới tập thổi 1 lúc hoa hết mật mày và người thấy chao đảo luôn,tới nay thì tốt rồi ,điều muốn được học hoi thêm từ bạn về cách chuyền hơi để thực hiện cho giai điệu của mình được như TÂM SỰ luôn./.
Theo em đoán chắc anh mới tập sáo mèo chưa được nhiều.Quan trọng là a vẫn phải tập hơi như sáo trúc bình thường thôi.Còn chuyền hơi sáo mèo thì cách thức không khác gì sáo trúc cả.Quan trọng là anh phải tập sáo mèo thường xuyên để quen với cách nén hơi.
Em cũng toàn luyện hơi từ sáo trúc thôi,không có gì là kỹ thuật hay cao siêu gì đâu.Phần nữa do em chơi sáo mèo thường xuyên nên quen lực nén hơi của nó nên nhấn nhá hay buông thả tùy ý.
Anh nên tập dò hơi với chính cây sáo mèo của mình,bởi mổi 1 cây sáo mèo có 1 lực nén hơi khác nhau.Anh phải hiễu được ở mỗi nốt phát ra thì phải nén hơi bao nhiêu là đủ,nhiều người mới tập thì nén quá sức đâm ra phí hơi (nén đủ thì lam đã phát ra tiếng rồi).Khi a kiểm soát được cây sáo thì chuyện tốn hơi sẽ không còn,thay vào đó anh sẽ thả hồn với cảm xúc.
bạn ơi, cho mình hỏi chút là trước khi học sáo mèo có cần học sáo trúc trước ko ????? có tài liệu hoặc lớp nào chỉ dạy về học sáo mèo ko bạn ?????
|