Phương pháp tính toán làm sáo .
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Phương pháp tính toán làm sáo .
Chưa đầy 2 phút sau bạn anh đã thông tin địa chỉ IP và các thông tin liên quan của em cho anh rồi. Vậy anh k trả lời nha: Đây là chuyên mục Phương pháp tính toán làm sáo để mọi người thảo luận phương pháp tính toán làm sáo. Hiện nay đang ở Bước 1 tính chênh lệch tần số (hệ số n). Cảm ơn em.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
(05-17-2013, 07:53 AM)lehuuhung Đã viết: Ôi Lê Hồng Sơn yêu quý !
ds = 27mm .
Te1 = Đô 5 ?????? , Tồ chưa biết ?, L do anh quyết định ??????
Chao ôi !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Nên cư xử thiện chí và thân thiện cởi mở hơn với nhau. Anh vào đây vì đam mê và nghiên cứu thôi.


Dạ con lạy bác Hùng, bác nhầm con với ai vậy trời, bác tưởng con rãnh rỗi mà đi clone nick hả trời, nhảm quá đi mất !
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......

                          Zeroman Vo Quan
Anh không nói Lê Hồng Sơn. Anh xin lỗi Sơn. Bỏ qua vụ này đi.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
[Hình: BienthienVtheoF_zpsb3e75310.jpg]
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Cái biến thiên anh vẽ ra này giúp ích được gì cho việc làm sáo anh Hùng nhỉ, anh có thể vui lòng giải thích thêm không ?
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......

                          Zeroman Vo Quan
Trên sáo trúc anh không tìm thấy lỗ nào là lỗ mang tên nốt nhạc cả. Cả cuộc đời anh đi tìm không thấy Sơn ạ. Bởi lẽ rất đơn giản là không có cái lỗ đó.
1 lỗ được ON ra trong rất nhiều trường hợp ta thổi tần số thứ i. Anh không quản lý được nó sẽ lấy ra bao nhiêu m3 và áp suất như thế nào.

Với mỗi tần số cao thấp khác nhau theo tỉ tần quy định thì khi ta bơm CO2 vào lòng ống, nó sẽ chia làm 2 phần (anh không nói cái phần mm3 va chạm vào cạnh lỗ thổi bay ra ngoài, anh chỉ nói cái phần mm3 chui vào lòng ống)
- Luôn có 1 lượng CO2 duy trì trong lòng ống
- Luôn có 1 lượng CO2 được lấy ra ngoài (Chúng chung nhau S ON)
Chúng chênh lệch khác nhau theo từng thời điểm.

Mọi người sẽ nhìn thấy rõ 19 cái ống mọi người đang cầm trên tay.
Anh không đi tìm những cái lỗ nằm ở đâu trên thân ống. Bởi lẽ 1 lỗ không tạo thành tần số thứ i được. Mà anh tìm hệ số n chênh lệch tần số (F) trước, rồi mới đến chênh lệch thể tích (V). Anh không bao giờ đuổi theo 1 sự việc đang biến thiên.
Sơn quan sát thêm clip này. Để duy trì mọi thứ thông số = constand thì bạn Tấn Duy đã thổi sao cho 2 lượng ( thể tích màu vàng và thể tích màu trắng) luôn constand tại thời điểm thứ i.
Vận tốc, lưu lượng, thể tích còn lại, thể tích lấy ra, thế bấm ON/ OFF, tên nốt nhạc, giá trị nốt nhạc, cột khí tại các lỗ ON, kim E tuner..v..v.tất cả đều =constand.
Link Tấn Duy thổi nốt nhạc thứ i:



Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
Bài viết này mở rộng cho Bước 1 ngày 11/4/2013.
Nhiều bạn viết thư về hỏi cách tính Bước 1 cho các tông sáo khác nhau, mình trả lời không xuể, nên mình gõ chung lên đây, các bạn tự chia Tồ cho 19 Te.
Mình đọc các tông cho các bạn chưa biết cách dịch giọng (mình đọc từ tông thấp lên tông cao)

19 thời điểm Te trên các tông sáo là:

1. Bộ sáo Trầm:

Sáo Fa (F4 = 349,22823143300400Hz)
F4 - G4 - A4 - Bb4 - C5 - D5 - E5
F5 - G5 - A5 - Bb5 - C6 - D6 - E6
F6 - G6 - A6 - Bb6 - C7


Sáo Son (G4 = 391,99543598174900Hz)
G4 - A4 - B4 - C5 - D5 - E5 - F#5
G5 - A5 - B5 - C6 - D6 - E6 - F#6
G6 - A6 - B6 - C7 - D7


Sáo La (A4 = 440Hz)
A4 - B4 - C#5 - D5 - E5 - F#5 - G#5
A5 - B5 - C#6 - D6 - E6 - F#6 - G#6
A6 - B6 - C#7 - D7 - E7

2. Bộ sáo Trung:

Sáo Si giáng (Bb4 = 466,16376151809000Hz)
Bb4 - C5 - D5 - Eb5 - F5 - G5 - A5
Bb5 - C6 - D6 - Eb6 - F6 - G6 - A6
Bb6 - C7 - D7 - Eb7 - F7


Sáo Si (B4 = 493,88330125612400Hz)
B4 - C#5 - D#5 - E5 - F#5 - G#5 - A#5
B5 - C#6 - D#6 - E6 - F#6 - G#6 - A#6
B6 - C#7 - D#7 - E7 - F#7


Sáo Đô (C5 = 523,25113060119700Hz)
C5 - D5 - E5 - F5 - G5 - A5 - B5
C6 - D6 - E6 - F6 - G6 - A6 - B6
C7 - D7 - E7 - F7 - G7
(Anh em chúng ta hay xài cây sáo Đô này)

Sáo Rê (D5 = 587,32953583481500Hz)
D5 - E5 - F#5 - G5 - A5 - B5 - C#6
D6 - E6 - F#6 - G6 - A6 - B6 - C#7
D7 - E7 - F#7 - G7 - A7


3. Bộ sáo Cao: (Ít xài)

Sáo Mi (E5 = 659,25511382574000Hz)
E5 - F#5 - G#5 - A5 - B5 - C#6 - D#6
E6 - F#6 - G#6 - A6 - B6 - C#7 - D#7
E7 - F#7 - G#7 - A7 - B7


Sáo Fa (F5 = 698,45646286600800Hz)
Cao hơn sáo Fa trầm 1 quãng 8.


Sáo Son (G5 = 783,99087196349900Hz)
Cao hơn sáo Son trầm 1 quãng 8.

Các bộ sáo này thường biến thiên giống nhau, giá trị tần số thì khác nhau theo quãng.
Với các loại khác như Bansuri, Ney, Sáo bản địa Nam Mỹ, sáo ngang 10 lỗ, sáo Cổ nhạc, Tiêu các loại , Kèn...v..v....bạn cũng chia như vậy.

Tóm lại: Bất kỳ nhạc cụ gì bạn muốn tìm hiều bạn cũng lấy tần số F Min (F Tồ) chia lần lượt theo thang âm của nhạc cụ đó đến F Max, không chỉ là riêng nhạc cụ bộ khí.
Nốt nhạc nào cũng gồm Danh v à Giá của chúng
Danh: Danh tính ( VD C5, F7, G4..v..v...)
Giá: Giá trị Hec (Hz) cụ thể của chúng,. VD C4 = 261,62556530059900
Hz..v..v...
(các bạn tra bảng Hiến pháp)
Chứ chúng ta khoét sáo mà không biết khoét sẽ kêu ra tần số Danh ntn, Giá ntn gì thì rất mệt.
Cần hiểu là sản phẩm chúng ta sẽ kêu ra những nốt nhạc gì, và chênh lệch với bố chúng (F Tồ) ra sao trước khi chúng ta hạ dao chọc chết ổng.
Ngoài ra còn các sáo chia không theo hệ Cromatic các bạn tự tìm hiểu trên NET.
Chúng ta đi tiếp khi các Nghệ nhân không còn phản biện về nội dung chênh lệch tần số và mọi người đã tính xong 19 hệ số n của Bước 1.
Chúc cả nhà vui vẻ.











Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
19 tần số đó ai mà không biết hả anh, con nít nó còn biết lấy tuner ra đo xem có chuẩn không mà. Nhưng thôi, bước 1 không cần thiết này cũng đã được anh vẽ lên suốt 24 trang rồi, nhanh chóng vào bước 2 nào kẻo mọi người sốt ruột đấy anh!!!
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......

                          Zeroman Vo Quan
Trong khi đợi kết quả tính toán Bước 1 của mọi người, mình gửi tặng các bạn số liệu cây sáo Đô (C5). Mình đã làm tròn số cho dễ.
Ls: Tính từ mép nút chặn đến mép cuối ống: 376mm
Lỗ thổi: 9 x8mm (9mm dọc theo thân ống)
Các lỗ còn lại (8 lỗ): 8 x 7mm (8mm dọc theo thân ống).
Từ tâm lỗ thổi đến tâm lỗ số 6: 130.178mm

[Hình: SaoC5ds13Ls376_zpsda5149a8.jpg]
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc

@Lê Hồng Sơn:
Sơn thân mến !
Anh có vụ này rất cần em tư vấn giúp đỡ.
Em tham khảo qua thế bấm ON/OFF sáo ngang 6 lỗ của một số nghệ nhân dưới đây rồi cho anh lời tư vấn:
Nên ON/OFF theo thế bấm của nghệ nhân nào? (Hoặc thế bấm của các Nghệ nhân khác ở link khác trên NET cũng được nhé).
Anh xây dựng trường hợp ON/OFF tổng quát theo thế bấm đó cho đỡ mất công. Có thể không quan trọng với em nhưng ý kiến tư vấn của em rất quan trọng với anh.

Nghệ nhân Hùng Cường
http://tieusao.com/topic/8288778/1/

Nghệ nhân Hà Văn Luyện
http://tieusao.com/topic/8293250/1/

Nghệ nhân Cao Trí Minh
http://saotrucvn.weebly.com/di7877n-dagraven.html

Nghệ nhân Lê Thái Sơn
http://www.mediafire.com/?ow8f433ih9i436d

v.v..
Cám ơn Sơn nhiều.

Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Những câu hỏi định tính trong làm tiêu sáo BaGaiLeeLỳ 10 33,084 08-28-2014, 08:50 PM
Bài mới nhất: vinhnguyen
  [hỏi] cách làm sáo bằng ống nhựa ( nhà nghèo, không có tuner E, không máy tính) buitrungthien 15 56,698 11-27-2012, 03:03 AM
Bài mới nhất: dhnguyen89
  Giúp mình cây sáo thủy tinh DangHocThoiSao 18 51,746 02-24-2012, 12:00 PM
Bài mới nhất: dinh94

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 5 khách