Bài tập đàn nhị của Lê Hữu Hùng
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Bài tập đàn nhị của Lê Hữu Hùng
#51
(02-18-2013, 01:01 PM)phamhung Đã viết: con ngựa đàn nhị làm bằng . chât liệu nào âm thanh tốt nghe êm êm. ???????????????????

Mình nghe nói làm bằng cật tre già cho tiếng hay, hổng biết có đúng không, mà con ngựa này cũng dễ làm em nghĩ bác nên thử nhiều loại chất liệu khác nhau để có kinh nghiệm hơn
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......

                          Zeroman Vo Quan
#52
Bạn xem xét 05 vấn đề sau:
1. Cữ buộc: Có chắc chắn không, có xê dịch không? 2 dây có chạm vào nhau ở 1 điểm không?,
Khắc phục: Buộc lại cho êm chắc. Hoặc buộc vào vị trí khác cách vị trí cũ khoảng 1 - 2cm gì đ ó.

2. Dây đàn: Có bị gỉ sét không? Có nhiều nhựa thông bám vào không? vị trí cung vĩ cò cưa có nhiều nhựa thông bám vào không? Khắc phục: Lấy khăn vải sạch lau chùi đi. Thay dây đàn khác.

3. Cung vĩ:
đâỷ 1 đường từ phải qua trái
kéo 1 đường từ trái qua phải
Với từng dây (dây trong, dây ngoài) với 1 vị trí bấm thôi. Bạn phát hiện ra cung vĩ của bạn có bị ngắt tiếng, tiếng không đều hoặc bị vấp tiếng hoặc v..v... Có nghĩa là kiểm tra được sự ma sát có đều không trên suốt chiều dài cung vĩ.
Khắc phục: Thử thay đổi độ căng cung vĩ xem sao, hoặc lấy nhựa thông chà đều lên lông ngựa cả 2 mặt xem sao. Không được thì ta thay cung vĩ khác.

4. Con ngựa: Vị trí đặt dây êm trong rãnh chưa? có nhiều bui nhựa thông bám vào không ? con ngựa đặt ngay ngắn chưa? phần tiếp xúc với mặt da có khe hở không?
Khắc phục: Lau chuì, hoặc dịch chuyển vị trí đặt ngựa lên cao hoặc xuống thấp. Thay con ngựa khác.

5. Miếng nỉ lót phía sau con ngựa: Có êm không, chắc chắn không, dày quá không được (Tiếng bí) mỏng quá không được (tiếng bay, mảnh).
Khắc phục: Kéo sát vào chân con ngựa một chút, hoặc di chuyển đến vị trí bạn nghe bạn thích màu âm đó. Thay miếng nỉ khác

6. Nếu từ 1 đến 5 mà khắc phục không ổn thì nhắn tin số điện thoại lên đây cho mình, mình sẽ tư vấn giùm bạn.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#53
Bạn chú ý dòng đầu tiên bên trái kí hiệu là 1=F tức là số 1 là nốt F còn trong ngoặc 6 chấm dưới - 3 tức là lên dây buông D (6) - A (3) vây bạn cứ thế mà chuyển chú ý số có chấm trên là cao hơn quãng 8 số chấm dưới thấp hơn quãng 8 gạch ngang - tức là ngân nốt, nốt có gạch dưới là trường độ giảm 1/2 giống như móc đơn Ví dụ dịch đoạn đầu nhé:FG/A, AC, D, DA2... bạn cứ thế dịch cho đến hết bản nhạc. Mình nghiên cứu nhac số TQ cung lâu rồi chỉ nhớ cơ bản như thế hy vọng giúp bạn được phần nào. Chúc thành công!
bạn có thể tham khảo ở đây https://encrypted-tbn2.gstatic.com/image...BAeN31FWLQ
#54
Theo em tìm hiểu thì hệ thống nhạc số của TQ cũng không khác lắm với ta và phương tây, chỉ có 1 số quy định riêng thôi.

C C# D D# E F F# G G# A A# B
1 1# 2 2# 3 4 4# 5 5# 6 6# 7

1=D (Key D) có nghĩa là 1=D 2=E 3=F 4=G ... (Hoặc có thể hiểu lúc này D là note Đô, E là note Rê...)
1=G (Key G) có nghĩa là 1=G 2=A 3=B 4=C ...
Trước mỗi sheet bài nhạc có để 1=... hay Key:... Em nghĩ thì bài đó được viết theo hệ thống số của key đó nhằm giúp người chơi dễ dàng hơn trong kỹ thuật đi ngón thôi.

Em chỉ mới tìm hiểu được sơ đẳng như vậy, nếu có sai, xin chỉ giúp.
HT Shop - http://htnuicam.com
HT shop mua bán đa dạng các sản phẩm mới, đã qua sử dụng, sản phẩm thời trang, quà tặng, công nghệ, điện máy, đặc sản, các dịch vụ, du lich, quảng cáo nhà đất
#55
âm nhạc dân tộc Việt Nam theo hệ thống ngũ cung gọi là chữ nhạc: hò xang xê cống liu.. còn Đồ Rê fa son theo hệ thống nhạc phương Tây: C,D,E,F,G,A,B(h) bạn phamhung ạ chứ theo mình nghĩ F của Trung quốc không phải là Đô của Việt Nam đâu, như bạn yuti viết đấy. Nếu bạn phamhung có tài liệu nào nói về những nốt TQ bạn up lên cho anh em tham khảo nhé.
Còn theo chữ nhạc ngũ cung VN thì theo giọng HÒ 1,2...thì chữ nhạc hò có âm tương ứng với âm nhạc phương tây là Đồ, rê tùy từng quy định và nhạc cụ
#56
Các bạn thảo luận đúng rồi đấy. Xin đăng tỉ mỉ hơn 1 chút cho mọi người dễ hiểu. Chúng ta hiểu như bạn yuti là rất đúng.
Nếu số 1 không bằng gì cả thì ta cho nó = C cho nó ngầm định
Còn số 1 = chữ cái gì đó thì người ta sẽ quy ước luôn là 1 = F hoặc 1 = G hoặc 1 = C hoặc 1 = E hoặc 1 = A hoặc ..v..v...
Trong 1 âm vực luôn tồn tại 7 con số. Từ số 1 đến số 7, trong đó
Luôn tồn tại 2 bán âm, còn lại là nguyên âm.
Như vậy đến số 8 sẽ quay lại = 1.
Họ không quy ước đến số 8 vì 8 = 1.
Khoảng cách 7 con số này luôn như sau:
C(i) (âm vực số 1) lên D = 1 nguyên âm (cao hơn C(i) là 2 bán âm)
D lên E = 1 nguyên âm ( cao hơn C(i) là 4 bán âm)
E lên F = 0.5 nguyên âm (cao hơn C(i) là 5 bán âm)
F lên G = 1 nguyên âm (cao hơn C(i) là 7 bán âm)
G lên A = 1 nguyên âm (cao hơn C(i) là 9 bán âm)
A lên B = 1 nguyên âm (cao hơn C(i) là 11 bán âm)
B lên C(i+1) = 0.5 nguyên âm (cao hơn C(i) là 12 bán âm) (âm vực số 2)
Họ lại còn quy ước thêm thăng giáng nữa ( # hoặc b) tức là chúng ta có 11 khoảng trong 1 quãng 8
Nhân chuyện anh em bàn về khoa học tần số ký hiệu số, xin cung cấp luôn cho anh em tỉ tần các quãng trong 1 quãng 8, anh em nào có nhu cầu nghiên cứu thấy bổ ích thì lấy về nhé thì lấy về nhé. Mình chia theo ông Bách để tránh quãng 5 chó sói:

1 bán âm = 0.943874312681694
2 bán âm = 0.890898718140339
3 bán âm = 0.840896415253715
4 bán âm = 0.793700525984100
5 bán âm = 0.749153538438341
6 bán âm = 0.707106781186548
7 bán âm = 0.667419927085017
8 bán âm = 0.629960524947437
9 bán âm = 0.594603557501361
10 bán âm = 0.561231024154687
11 bán âm = 0.529731547179648
12 bán âm = 0.5
Đó là quy luật bất biến. Là Hiến pháp của cao độ trong Âm nhạc.
Là nguyên tắc dịch giọng, là nguyên lý hoạt động của các phần mềm đo âm thanh, là thước đo của các nhà chế tạo nhạc cụ..

Quý bạn cứ nhân chiều dài dây buông với hệ số bất kỳ trên đây quý bạn sẽ tìm ra vị trí tay bấm trên dây đàn nhị, đàn violin, đàn Hạ Uy di,..v..v và rất rất rất nhiều nhạc cụ có ngăn phím hoặc không ngăn phím trên thế gian này, quý bạn có ngay vị trí bấm cho ra nốt nhạc tương ứng cao hơn dây buông là bao nhiêu bán âm. Số bán âm này là vô hạn.




Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#57
Mình có một số tài liệu về nhạc số và erhu TQ đấy, bạn PHAM HUNG cho mình email mình gửi cho mà nghiên cứu nốt và lên dây của ERHU nhé
Tài liệu này mình cũng xem trên mạng nếu bạn đọc được tiếng Anh nữa thì sẽ hiểu rõ hơn đấy. Chúc bạn thành công!
#58
Tiện thể gửi luôn cho mình xin nhé. hòm thư: haohange1984@yahoo.com
thanks các bạn!
#59
Bác monalisa19802000 ơi, cho em xin tài liệu về nhạc số và erhu với yutijang@gmail.com.
Hay bác monalisa19802000 up lên host nào đó dễ tải, chia sẻ cho anh em cùng tham khảo với.
HT Shop - http://htnuicam.com
HT shop mua bán đa dạng các sản phẩm mới, đã qua sử dụng, sản phẩm thời trang, quà tặng, công nghệ, điện máy, đặc sản, các dịch vụ, du lich, quảng cáo nhà đất
#60
Rất cảm kích tinh thần vì cộng đồng của bạn Yuti, mình có khoảng hơn 6G cũnglà tải trên mạng xuống cách đây mấy năm hồi đấy còn có nhiều thời gian thôi. Mình mới gửi mail cho các bạn một số tài liệu về nhạc số đấy. Các bạn có thời gian tìm trên mạng nhiều lắm. Nếu bạn ở Hà nội thì mình coppy qua USB cho


Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 6 khách