Bài viết: 177
9
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
1
03-25-2013, 04:42 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 03-25-2013, 05:16 PM {2} bởi nlphucson.)
ATSUYA OKUDA
Atsuya Okuda (奥田敦也Okuda Atsuya) sinh ra ở Nhật Bản là một bậc thầy chơi và dạy jinashi shakuhachi , một loại shakuhachi chưa tinh chế (lòng ống trúc tự nhiên) . Trước khi cống hiến sức lực của mình cho shakuhachi, ông là một nghệ sĩ trumpet jazz chuyên nghiệp từ khoảng năm 1965 cho tới năm 1985.
Kể từ khi sau cái chết của Watazumi Doso vào năm 1992, một số người đã tỏ ra yêu thích Atsuya Okuda như một nghệ sĩ sống vĩ đại nhất về shakuhachi jinashi. Phong cách của ông rất yên tĩnh và tinh tế, sự kiên nhẫn của ông đã được mô tả là "địa chất ở trong không gian" ( geological in dimension)
Okuda đã dạy shakuhachi từ năm 1985 nhưng cho đến khi phát hành album "The Sound of Zen" vào năm 2002, ông đã từ chối không thu âm các bản nhạc mình chơi nữa. Ông tin rằng chỉ có âm thanh sống (thực) dẫn đến một sự hiểu biết về jinashi shakuhachi. Năm 2005, Atsuya Okuda sống và dạy ở Kokubunji , một vùng ngoại ô của Tokyo .
Atsuya Okuda, playing hocchiku (shakuhachi) at St. James Community Square, Vancouver, BC.
Bài viết: 177
9
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
1
03-27-2013, 08:01 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 08-26-2013, 09:05 PM {2} bởi nlphucson.)
WATAZUMIDO-SHUSO
Watazumi Doso (海童道祖 Watazumi Dōso) Roshi (1910 - 14 tháng 12 1992) là một bậc thầy về "thổi tiêu trúc Nhật Bản" (the end-blown Japanese bamboo flute). Ông học "Lâm Tế Thiền" ( Rinzai Zen) , nhận được danh hiệu ” Roshi” trong những năm 1950, Watazumi đã thu thập các bản nhạc của các tiết mục biểu diễn Dokyoku Honkyoku.
Watazumi chơi hocchiku không sơn phủ lòng ống trúc ( unlacquered hocchiku), trái ngược với shakuhachi hiện đại ( modern shakuhachi), nhấn mạnh rằng để thực sự hiểu được bản chất và bản thân con người, thì người đó phải sử dụng nhạc cụ có nguồn gốc tự nhiên và còn nguyên chất nhất. Niềm tin này truyền cảm hứng cho ông để thành lập và lãnh đạo trường kỷ luật tâm linh Watazumido (hoặc "Way of Watazumi"). Ông thường biểu diễn các nhạc cụ có âm bass khá lớn. Watazumi cũng được gọi là Watazumi-do Shuso (cũng được đánh vần là Watazumido Shuso hoặc Watazumido-Shuso), "shuso" có nghĩa là "đứng đầu học viên", một thuật ngữ Zen đề cập đến học viên được lựa chọn bởi các thiền sư ( Zen master ) để hướng dẫn cho các học viên khác.
Để thêm các bài tập cho hocchiku, Watazumi đã sử dụng và đề nghị gậy “Jo” cho việc luyện tập thể dục, tăng cường sinh lực và thể lực.
Ghi chú:Gậy jō ( 杖 :じょう) là một dài khoảng 1,276 mét (4,18 feet) bằng gỗ, được sử dụng trong một số môn võ thuật Nhật Bản . Được gọi là môn võ nghệ thuật sử dụng jō cũng được gọi là jōjutsu hoặc Jodo . Cũng như, aiki-jō là một tập hợp các kỹ thuật trong aikido sử dụng jō để minh họa nguyên tắc Aikido với một vũ khí. Gậy jō vẫn còn ngắn hơn bō.. Ngày nay, jō vẫn còn được lực lượng cảnh sát Nhật Bản sử dụng.
Bài viết: 177
9
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
1
03-28-2013, 05:17 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 03-29-2013, 11:28 AM {2} bởi nlphucson.)
Yamamoto Hōzan
Hōzan Yamamoto (山本邦山, Yamamoto Hōzan; sinh ngày 06 tháng 10 năm 1937 tại Ōtsu, quận Shiga) là một nghệ sĩ chơi shakuhachi, nhà soạn nhạc và là giảng viên.
Yamamoto bắt đầu chơi shakuhachi từ độ chin tuổi. Ban đầu, ông được cha mình dạy và sau đó là Chozan Nakanishi. Sau khi tốt nghiệp từ “cao đẳng ngoại ngữ Kyoto cấp ít tuổi” (Kyoto Junior College Foreign Studies) năm 1958, ông đã tham gia "lễ hội âm nhạc dân gian thế giới của UNESCO" (UNESCO's World Folk music Festival) và tốt nghiệp "Học viện Âm nhạc Seiha" (Seiha Music College)năm 1962. Cùng với nghệ sĩ đàn koto Shinichi Yuize và Tony Scott, ông đã thu âm album “Music for Zen Meditation” vào tháng 2 năm 1964.
Sau khi lập nhóm với Reibo Aoki và Katsuya Yokoyama đã được hoan nghênh rộng rãi, đó là nhóm bộ ba "Shakuhachi sanbon Kai" vào năm 1966, ông đã điện khí hóa sân khấu truyền thống bằng cách dùng tài năng của ông kết hợp với một loạt các nhóm cộng tác khác. Những điều này không chỉ dẫn ông đến làm việc cùng với các nhà soạn nhạc danh tiếng thế giới như Ravi Shankar , Gary Peacock và Karl Berger, mà còn với các bạn đồng sự thổi flute như Jean-Pierre Rampal và Chris Hinze.
Năm 1980, ông được mời tham gia lễ hội âm nhạc nổi tiếng “Donaueschingen” với nhóm bộ ba của mình. Ông thu âm cho nhạc phim “Samurai Reincarnation” và album “Master of Zen”: shakuhachi và Organ (cùng với Wolfgang Mitterer bên đàn organ) mà ông soạn cho chính nhạc cụ của mình. Qua các thập niên 1970 và thập niên 1980 đến nay, ông đã dẫn đầu thế giới shakuhachi nhận được vô số danh hiệu, bao gồm cả các giải thưởng của "Bộ Nội vụ Văn hóa và Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản" (Japanese Ministry of Cultural Affairs and Education Ministerial) cho các buổi biểu diễn của ông, các bản thu âm (số lượng hàng trăm bản) và tác phẩm âm nhạc. Ông hiện đang là giảng viên tại Trường Đại học Mỹ thuật và Âm nhạc quốc gia Tokyo (Tokyo National University of Fine Arts and Music) và là người đứng đầu “Hozan-kai Shakuhachi Guild”.
Năm 2002, ông được lựa chọn là “Báu vật sống của quốc gia Nhật Bản” . Năm 2004, ông đã được trao dải băng “Purple Ribbon”.
Yamamoto Hōzan ở giữa dàn nhạc giao hưởng shakuhachi
Take Five
Mami Lullaby of Takeda 竹田の子守唄
大吟醸 - Summertime
Ichi Kotsu
Kogarashi
Yesterday
Bài viết: 177
9
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
1
04-05-2013, 07:59 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 04-09-2013, 09:52 PM {2} bởi nlphucson.)
Yamaguchi Goro
Goro Yamaguchi (山口五郎) sinh ngày 26 tháng 2 năm 1933 – mất ngày 03 tháng 1 năm 1999, là người chơi Shakuhachi, được biết đến với “kỹ thuật chơi hoàn hảo” (và khiêm tốn) trong khi chơi solo và đồng diễn. Ông đứng đầu “Chikumeisha shakuhachi guild” và trở thành nghệ sĩ cũng như giảng viên người Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới. Năm 1967-1968 ông được bổ nhiệm “Artist in Residence” tại Đại học Wesleyan ở thị trấn Middletown, Connecticut (Mỹ).
Trong khi tại Wesleyan, nhà sản xuất Jac Holzman với loạt se-ri mang tên “Nonesuch Explorer Series” đã thu âm các bản nhạc của Goro Yamaguchi phát hành album "Bell Ringing in an Empty Sky" dưới dạng đĩa than, đây là những bản thu âm đầu tiên có ảnh hưởng của nhạc cụ Shakuhachi ở Mỹ, NASA bao gồm một bản nhạc honkyoku từ đĩa than trên, đó là bản nhạc "Tsuru No Sugomori" (Nesting of Cranes) trên đĩa LP vàng "Voyager Golden Record" đã được đưa vào trong không gian vũ trụ. Trong năm 1992, chính phủ Nhật Bản chỉ định Yamaguchi là “Báu vật sống của quốc gia” (Ningen Kokuhô).
Ghi chú: "Voyager Golden Record" là đĩa hát được mang lên cả hai tàu vũ trụ Voyager, được phóng năm 1977. Chúng chứa âm thanh và hình ảnh được lựa chọn để miêu tả sự đa dạng của cuộc sống và văn hóa trên trái đất, với ý định tìm kiếm nền văn minh sống ngoài trái đất, hoặc dành cho những thế hệ con người trong tương lai có thể tìm thấy chúng. Các tàu vũ trụ Voyager không hướng tới bất kỳ ngôi sao đặc biệt nào cả, nhưng Voyager 1 sẽ nằm trong 1,6 năm ánh sáng của ngôi sao Gliese 445, hiện đang trong “Chòm sao Lộc Báo” ( Camelopardalis), trong khoảng 40.000 năm.
Đĩa và bìa "Voyager Golden Record"
Yamaguchi Goro & Aoki Reibo cùng đồng diễn bản "Shika No Tône"
Yamaguchi Goro chơi shakuhachi; Yonekawa Toshiko chơi đàn Koto; và Yonekawa Hiroe chơi đàn Shamisen (con gái của Yamaguchi Goro)
Bài viết: 177
9
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
1
04-07-2013, 07:49 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 04-14-2013, 01:59 PM {2} bởi nlphucson.)
AOKI REIBO
Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng về shakuhachi, Aoki đã có sẵn năng khiếu chơi nhạc cụ, khi đó, ông đã gây được sự chú ý của nhiều người xung quanh mình. Dường như ông được sinh ra là để chơi shakuhachi. Cha của ông bắt đầu chính thức dạy ông vào năm ông sáu tuổi và ông hoạt động như nghệ sĩ chuyên nghiệp khi ở tuổi 16. Ở tuổi 19, cha ông qua đời và sau đó Aoki đã phải tìm ra con đường riêng cho mình. Và khi ông đã ở tuổi hai mươi, ông được xem là một trong những nghệ sĩ biểu diễn shakuhachi hàng đầu tại Nhật Bản.
Âm nhạc của Aoki có lẽ nổi tiếng nhất thời đó là một sự rõ ràng mà nghệ sĩ khác không thể bắt chước. Độ sắc sảo trong phong cách diễn tấu là ưu điểm nổi bật nhất của ông. Âm sắc biểu lộ âm vực rộng khác thường với độ tương phản mạnh mẽ giữa quãng thấp và cao có độ bóng bẩy, cảm xúc mạnh mẽ và huyền ảo. Các màn trình diễn của ông có độ tinh khiết, sự uyển chuyển và ẩn chứa bên trong là một kỹ thuật chơi cực kỳ tinh tế và một tinh thần mạnh mẽ nhưng cũng rất tao nhã. Đó không phải là vấn đề về sự cân bằng đúng giữa độ nhạy, sự thông minh và kỹ thuật, mà đúng hơn là mỗi điều trên rất dễ nhận thấy, và chúng được hòa quyện với nhau ở một thể thức cao hơn, phi thường hơn, ở đỉnh cao của một thành tựu âm nhạc.
Aoki học shakuhachi từ cha mình, Reibo Aoki I và trở thành người đứng đầu dòng dõi vào năm 1975, và hiện đang trở thành Reibo Aoki II. Đứng đầu “Reibo-kai shakuhachi Guild”, Aoki là một nghệ sĩ cực kỳ mạnh mẽ với một kỹ thuật nghiêm khắc cao độ. và Các màn trình diễn tuyệt vời cùng với âm thanh sống động trong cả hai phong cách Kinko cổ điển và âm nhạc đương đại đã trở thành một tiêu chuẩn trong âm nhạc shakuhachi. Màn trình diễn của Aoki bản nhạc "Shika no Tône" song song với Goro Yamaguchi được coi là bản bất hủ. Tác phẩm của Teizo Matsumura "Shikyoku Ichiban" đã trở thành một tiêu chuẩn của thể loại “Hougaku hiện đại” khi mà các tiêu chuẩn rất ít thấy.
Chuyến lưu diễn lớn đầu tiên Aoki ra nước ngoài vào năm 1973, một “tua” bốn mươi ngày lấy quỹ tài trợ “Japan Foundation” của Bắc Mỹ và châu Âu. Gần đây, trong năm 1996 và 1997, Aoki đã đến Trung Quốc như một khách mời hữu nghị được sắp xếp bởi "Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Nhật Bản" ( Japanese Cultural Exchange Society).
Danh sách các đĩa hát của ông nhiều vô số, trong đó có đĩa đoạt giải thưởng "Take Ippon - Aoki Reibo" trên “Crown Records” tiếp tục truyền cảm hứng cho những người đam mê shakuhachi như một nguồn âm thanh 'đích thực'.
Aoki được chính phủ Nhật Bản chỉ định là "Báu vật sống của quốc gia".
Nguồn: http://www.bigappleshak.com/bas/bio-aoki-reibo.shtml
Bài viết: 177
9
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
1
04-14-2013, 01:19 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 04-14-2013, 02:12 PM {2} bởi nlphucson.)
Kōhachirō Miyata
Kōhachirō Miyata (1938 -)宫田耕八朗 là một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ chơi shakuhachi. Ông nổi tiếng chơi rất tốt cho cả hai thể loại âm nhạc truyền thống và đương đại, và các chương trình độc tấu của ông được dành như nhau cho cả hai thể loại trên. Ông đã gia nhập nhóm Ensemble Nipponia ngay sau khi nhóm thành lập và là một trong những thành viên nổi bật nhất của nhóm: ông đã được chọn là một trong số ít nghệ sĩ tham gia trong mỗi “tua diễn” xuyên lục địa của Ensemble. Ông đã thu âm với nhóm Ensemble Nipponia trong chuyến lưu diễn đầu tiên ở Mỹ và Canada trong năm 1976, được tài trợ bởi “Chương trình biểu diễn nghệ thuật của Hiệp Hội Á Châu (Performing Arts Program of the Asia Society). Trong số các học viên của ông có Clive Bell, Fukuda Teruhisa, Larry Tyrrell, và Rodrigo Rodriguez . Ông đã có nhiều đĩa CD được phát hành bởi Nonesuch Records , JVC , và King Records.
Trong những năm gần đây, Kōhachirō Miyata đã được công nhận là một trong những nghệ sĩ hàng đầu của Nhật Bản trong bộ môn Shakuhachi.
Danh sách đĩa thu âm: Shakuhachi-The Japanese Flute Electra Nonesuch Explorer Series, 1977
KibitakeNoMori
Shakuhachi: Miyata
Koto: Watanabe
Video luyện tập giữa thầy Kohachiro Miyata và học viên Rodrigo Rodriguez
Ogi No Mato (The Folding Fan as a Target) (from the Explorer Series)
Ensemble Nipponia
Keiko Nosaka: Koto
Sachiko Miyamoto: Koto
Ayako Handa: Biwa and Voice
Kohachiro Miyata: Shakuhachi
Hirokazu Sugiura: Shamisen
Minoru Miki: Bells and Director
Sanya
Honshirabe
Bài viết: 225
16
Tham gia: Apr 2012
Danh tiếng:
0
04-14-2013, 01:55 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 04-14-2013, 01:59 PM {2} bởi Tây Cuồng.)
Em đóng góp thêm 1 bác nữa chơi cực cảm xúc ^^
Channel Youtube đây ^^
http://www.youtube.com/user/skrimstk/featured
Facebook của bác ấy ^^
https://www.facebook.com/masataka.sakurai.90
Đây là bản làm em nhốn nháo chạy đi tìm thông tin của bác ấy ^^
Bài viết: 177
9
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
1
04-14-2013, 02:06 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 04-14-2013, 02:09 PM {2} bởi nlphucson.)
@ Tây Cuồng: thế em tìm ra thông tin chưa, viết lên luôn nhé ^^
Ông MASATAKA SAKURAI là giám đốc điều hành SEIKO INSTRUMENTS INC
Bài viết: 177
9
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
1
04-19-2013, 12:50 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 04-20-2013, 12:10 AM {2} bởi nlphucson.)
Kaoru Kakizakai
Kaoru Kakizakai sinh ra tại Chichibu, tỉnh Saitama, Nhật Bản vào năm 1959 và bắt đầu chơi sáo Kena (hay “quena” là nhạc cụ bộ hơi thuộc miền nam nước Mỹ, được hầu hết các nhạc sĩ người miền núi Andes sử dụng) khi ông còn ở tuổi thiếu niên. Năm 21 tuổi, ông bắt đầu chơi shakuhachi theo phong cách Kinko. Thầy giáo của ông đã nhận thấy một khả năng khác thường nên giới thiệu ông theo học với bậc thầy (master), Yokoyama Katsuya. Ông tốt nghiệp Nhạc viện truyền thống NHK (NHK Traditional Music Conservatory) và là người chiến thắng đem lại sự vẻ vang cho thành phố Kumamoto trước các đối thủ Hogaku Nhật Bản. Ông đã thu âm với Yokoyama sensei trên đĩa CD và video của mình và là một nhà chỉ đạo nổi tiếng cho các hội thảo "shakuhachi workshop" dành cho Trung tâm Đào tạo Quốc tế shakuhachi (Kokusai shakuhachi Kenshukan) ở Tokyo. Ông đã trình diễn bản nhạc “Toru Takemitsu's November Steps” với dàn nhạc giao hưởng NHK dưới sự hướng dẫn của nhạc trưởng Charles Dutoit và Hiroyuki Iwaki và với dàn nhạc giao hưởng St Petersburg Philharmonic tại Nga, được điều khiển bởi nhạc trưởng là Akira Naito. Ông cũng là giảng viên chính thức cho Trung tâm Đào tạo Quốc tế shakuhachi và Trung tâm văn hóa NHK, và còn là chủ tịch Trường quốc tế shakuhachi Kenshu-kan Chichibu và trường Higashi Yamato. Ông đã biểu diễn khắp nơi ở Mỹ, Châu Âu, Châu Á, và Úc và là một thành viên trong cán bộ giảng dạy thường lệ của trại hè miền núi ở Boulder Colorado (thuộc miền tây Bắc Mỹ) cũng như tại Lễ hội Shakuahchi ở Úc.
"Kena" hay “quena”
Haru no Umi
Kaoru Kakizakai playing Sanya at 2012 PASF Concert
Kaoru Kakizakai playing Shingetsu at 2012 PASF Concert
Kaoru Kakizakai Shakuhachi workshop in Athens 23 March 2012
Bài viết: 177
9
Tham gia: Mar 2012
Danh tiếng:
1
04-24-2013, 11:38 PM
(Bài viết đã được chỉnh sửa: 04-25-2013, 11:09 AM {2} bởi nlphucson.)
Thiền là gì?
Trước hết về mặt ngữ nguyên "Thiền", cách phát âm của người Nhật Bản là "Zen" và cách gọi đó đã trở nên quen thuộc với toàn thế giới. Người Trung Quốc đã phiên âm các chữ "Dhyana Jhana" của Ấn Độ (có nghĩa là "nhập định") thành "Chán na", rồi gọi tắt là "Chán". Cách gọi đó sang đến Nhật gọi là "Zen" cũng như sang Việt Nam gọi là "Thiền".
Zen rất trừu tượng và khó hiểu. Cho đến nay đã có đến hơn ba mươi định nghĩa về Zen, tuy nhiên vẫn chưa đi đến sự thống nhất. Trong đó có hai định nghĩa gần gũi và dễ hiểu nhất là:
1. Zen towa kokoro no meinari - Thiền chính là cái tên của tâm hồn
2. Kokoro towa zen no karadanari - Tâm hồn chính là cái bản thể của thiền
Zen là một biểu hiện của sự thức tỉnh.
Một bài thơ mang đậm dấu ấn Thiền như sau:
Tôi ở trong gương
Phản chiếu tôi vào trong mắt tôi
Dù khi tôi giận cũng như lúc tôi buồn
Rồi nụ cười tươi lại đến một cách tự nhiên
Tôi bắt đầu nói gì đó với tôi trong gương
Nếu làm như thế thì tôi trở nên chân thật
Không phải là tôi trong gương chân thật với tôi,
mà là tôi chân thật với tôi trong gương
Tôi ở trong gương
Tôi tồn tại trong tôi.
Thiền ở Nhật Bản là một tông phái của Phật giáo, với một đường lối tu luyện "thân tâm" nhằm đạt đến giác ngộ. Thiền được xem như những gì kết tinh tuyệt diệu nhất của Phật giáo Đại thừa. Nhưng cũng có thể nói đó là sự kết hợp tài hoa của tư tưởng Ấn Độ và nền văn hóa phương Đông, mà nổi bật nhất là Trung Hoa và Nhật Bản. Thiền tông cũng là một tông phái đơn giản nhất của Phật giáo. Đơn giản ở chỗ nó chỉ chú trọng vào thực hành, không chú trọng mấy vào kinh sách. Phật giáo Nhật bản quan niệm rằng: "Zen là một lối tu hành chuyên chú đến phần triết lý tư duy, nhưng cũng rất chú trọng đến phương diện hành động thực tiễn"
Ngoài ra, Zen là một phương pháp tu luyện hòa hợp và phát triển bởi 3 đặc tính: Tri của Ấn Độ - Hành của Trung Hoa - và Tình của Nhật Bản.
Ba đặc tính ấy hòa hợp lại đưa Zen thành một nghệ thuật tu tâm sửa tánh, một nghệ thuật dung hòa cả Đức và Trí, cả mình và người, cả thời gian và không gian, và cả nhân sinh và vũ trụ. Nếu tách rời ra khỏi sự hòa hợp này là đã tách rời khỏi Zen. Cũng vì lẽ đó mà Thiền truyền đến đâu là nó hòa hợp với cá tính của dân tộc ấy và tồn tại cho đến ngày nay, đặc biệt là trên đất nước Nhật Bản.
|