Phương pháp tính toán làm sáo .
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Phương pháp tính toán làm sáo .
#51
@ Bạn Davit Dang thân mến. Bạn nên xem 1 vài lần và đưa ra câu kết luận, mình cũng đam mê nên làm thực nghiệm thôi, chứ mình chưa thổi được thành tiếng nên nó phù phú phù vậy đó.

Xin làm 1 thực nghiệm test thứ 2
L = 390mm
d (trong lòng) = 21mm
Lỗ khoan: d = 8mm
http://youtu.be/8ZFO_lre2Nc






Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#52
@lehuuhung: mình xin góp 1 ý nhỏ thôi, nếu bạn không vui lòng thì bỏ quá đi cho. Theo ý mình thì khi làm 1 thực nghiệm, dù nhỏ thôi, thì phải có lý do, mục tiêu, các bước tiến hành, vật liệu cần thiết và sau đó là kết luận.
-lý do, mục tiêu: tại sao tôi làm thực nghiệm này? qua thực nghiệm này tôi muốn chứng minh điều gì hay tìm ra điều gì?
-Vật liệu tôi dùng và cách tiến hành ra sao?
-kết luận: qua thực nghiệ trên tôi đã chứng minh được điều gì hay rút ra bài học gì?
#53
Bác lehuuhung thực nghiệm tới đâu rồi cho thêm kết quả nữa đi,...
Bác làm ra 1 cây sao lun ấy đừng quay mấy cái khoan khoan làm gì, bác nhớ cho ít tiếng nói(cho kết luận hay giới thiệu gì đó) vào nhé ^^, rồi nhờ ai đó thổi thử xem sao...Mong bác mau thành công.
#54
Cảm ơn các bạn.
Yêu cầu của bạn Davit Dang: Mình làm được.
Yêu cầu của bạn Masterking: Mình làm được.
Chỉ có điều duy nhất là phải khoan ra các lỗ liên tiếp nên không thể chỉnh sửa các lỗ lâu được vì thời gian ghi clip có hạn.

Mình thực hiện test tiếp theo là : Trên 1 ống có L và S cố định, F kêu bất kỳ ta khoan ra với các y khác nhau, với đường kính d khác nhau , nhưng F định âm phải trùng vào F của bảng tần số.
Trên 1 ống cố định:
Mình muốn khoan ra các lỗ d khác nhau, với y khác nhau để xác định sự biến đổi tần số như thế nào, do vậy các test sau của mình sẽ là 1 chu kỳ lặp lại: Thứ tự tiến hành như sau:
Thổi tần số gốc - đo đạc + tính toán với y- khoan với d cố định - chỉnh sửa - đo đạc - thổi thử tần số định âm - Lấy băng keo bịt lại.
Thổi tần số gốc - đo đạc + tính toán với y khác đi- khoan với d cố định - chỉnh sửa - đo đạc - thổi thử tần số định âm - Lấy băng keo bịt lại.
Thổi tần số gốc - đo đạc + tính toán với y khác đi- khoan với d cố định - chỉnh sửa - đo đạc - thổi thử tần số định âm - Lấy băng keo bịt lại.
Vài lỗ như vậy rồi ta thay mũi khoan có d khác đi, và tính với y khác đi nữa.
Như vậy mới là test sự tính toán với y và dl lỗ định âm. Để xem anh ta dịch qua dịch lại từ lỗ thổi đến cuối ống sáo như thế nào với y khác nhau, dl khác nhau.
Lấy băng keo bịt lại để ta coi là cây sáo còn giống như ban đầu khi chưa khoan lỗ, chủ yếu để tiết kiệm vật liệu làm thí nghiệm. Mình không thể khoan nhiều lỗ trên nhiều ống khác nhau sẽ rất tốn vật liệu. Mình cũng mua khá nhiều ống với S, L khác nhau rồi, cả trúc cũng mua về mấy cây rồi nên các bạn cứ yên tâm.
Sự việc phải lặp đi lặp lại mới cho ra kết quả nên khi xem rất nhàm chám, nên mình khó đáp ứng hết yêu cầu của các bạn.
Nếu được thì mình sẽ sẽ làm theo cách đó, không thì không thể nào chứng minh phương pháp được.
Nếu không làm lặp đi lặp lại với y và d khác nhau trên 1 ống thì rất khó cho mình khi chứng minh sự dịch chuyển lỗ và biến đổi F.
Nếu có thể hãy cho mình thực hiện test theo sự tính toán của mình và diễn giải theo nội dung của bạn Davit Dang.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#55
Xin bổ sung thêm ý kiến:
Không phải mình không tôn trọng phương pháp của người Tây phương, phương pháp họ làm rất chính xác, rất đúng. Chỉ có điều với Việt Nam ta hơi khó áp dụng. Các thông số về sóng âm, về vận tốc âm thanh, về áp suất, phản lực..v...v...chúng ta thật khó áp dụng. Theo mình được biết thì ở Việt Nam ta không có xưởng Tiêu Sáo Khèn Kèn nào đầu tư các thiết bị đo đạc như vậy: Máy nén khí, máy đo áp , máy hút chân không....các loại máy móc dụng cụ hiện đại...Nên chúng ta thống nhất là thừa nhận kết quả đúng của phương pháp của người Tây phương.
Phương pháp của mình tính toán không căn cứ vào:
- Các loại phương trình sóng âm
- Vận tốc âm thanh
- Sự biến đổi áp suất tại từng lỗ
- V..v....
Mình dùng đại lượng tương đương, dễ hiểu, dễ tính toán kết hợp với hệ số biến đổi tần số trong âm nhạc. Với ống có L và S không biến đổi thì mình dùng đường cơ sở (mm), với ống có L không đổi, S biến đổi thì mình dùng mặt cơ sở (mm2), với nhạc cụ khoằm khèo có L biến đổi, S biến đổi thì mình dùng khối cơ sở (mm3).
Phương pháp này thì mình hiểu khác so với các bạn một chút về đơn vị đo lường:
1 ví dụ nhỏ
Với ống có L = 320mm, d = 13mm, thổi ra F = 440Hz
Mình sẽ hiểu theo nhiều cách:
Bình thường thì các bạn sẽ hiểu là : Tần số thì đơn vị phải là Hec (Hz)
Nhưng mình hiểu khác hơn đi 1 chút. Mình sẽ không hiểu tần số là Hec nữa, mình sẽ hiểu tần số tính bằng L (mm) nhưng phải có thông số tham chiếu S(mm2).
Như vậy mình có 2 cách hiểu về tần số
Hiểu theo L: với F = 440 Hz mình hiểu là 320mm = 440 Hz (thông số tham chiếu là S =132.7323mm2)
Hiểu theo S: với F = 440 Hz mình hiểu là 132.7323mm2 = 440 Hz (thông số tham chiếu là L =320mm).
Kết luận: ta hiểu đơn vị của F không phải là Hec , mà là tương đương mm, mm2, mm3 theo tùy trường hợp áp dụng.
Trong đó thông số tham chiếu trong ngoặc là điều kiện bắt buộc. Bắt buộc phải hiểu như vậy thì F mới bằng constant.

Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#56
@lehuuhung: Để tiết kiệm TG quay clip, bạn đừng có quay lúc khoang và sửa lỗ. Chỉ cần cho thấy kết quả là đủ. Chúc bạn thành công.
À, mấy cây bên cạnh cây đờn tì bà có phải là đờn cò không? Bạn tự làm luôn hay sao? Tuyệt nhỉ.
#57
Cảm ơn bạn Davit Dang nhiều. Tớ sẽ chỉnh sửa ngon rồi mới thổi.
Mấy cây đàn cò đó thì 2 cây tớ tự làm., làm thêm 1 cây đàn Gáo mặt gỗ nữa, kêu cũng ấm lắm. Tớ học được cách làm từ link này: http://1x.damsan.net/forums/t/2079.aspx
Da rắn và da kỳ đà. Mỗi lần đi tiếp khách mà có kỳ đà trên 7kg là tớ kêu đầu bếp lọc cái tấm da lưng ra thật cẩn thận để riêng. Cho dù lúc ra về bị xỉn phải khiêng ra xe cũng không quên lấy tấm da về. Kỳ đà thì khó kiếm hơn trăn, rắn. Khi nào rảnh tớ chụp hình đăng lên mục đàn Nhị.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#58
Rất thích tinh thần làm việc của anh Hùng Smile Rất mong phương pháp của anh càng ngày càng hoàn thiện hơn, được mọi người công nhận. Muốn phát triển 1 điều gì đó thì cần những người như anh, tìm hiểu theo một hướng khác chứ không lấy 1 phương pháp, 1 lối mòn.
#59
(05-10-2012, 11:07 AM)lehuuhung Đã viết: Cảm ơn bạn Davit Dang nhiều. Tớ sẽ chỉnh sửa ngon rồi mới thổi.
Mấy cây đàn cò đó thì 2 cây tớ tự làm., làm thêm 1 cây đàn Gáo mặt gỗ nữa, kêu cũng ấm lắm. Tớ học được cách làm từ link này: http://1x.damsan.net/forums/t/2079.aspx
Da rắn và da kỳ đà. Mỗi lần đi tiếp khách mà có kỳ đà trên 7kg là tớ kêu đầu bếp lọc cái tấm da lưng ra thật cẩn thận để riêng. Cho dù lúc ra về bị xỉn phải khiêng ra xe cũng không quên lấy tấm da về. Kỳ đà thì khó kiếm hơn trăn, rắn. Khi nào rảnh tớ chụp hình đăng lên mục đàn Nhị.

Bạn này nhậu dữ đa. Phải chi mình còn ở VN thì sẽ đãi bạn 1 chầu.
#60
Các bạn thân mến !
Có một việc mình mong có sự trợ giúp của các bạn công nghệ thông tin.
Mình đã dành thời gian vừa thực nghiệm vừa tính toán, vừa lắp ráp đến mô đun cuối của phương pháp tính toán làm sáo. Nhưng gặp khó khăn việc lắp ráp công thức cho Ls bị rút ngắn như sau:
có 2 trường hợp thôi:
1. Nếu Lsáo lớn hơn Li (Ls - Li >0): trả về kết quả là A
2. Nếu Lsáo nhỏ hơn Li (Ls - Li<0): trả về kết quả là B
Trong đó:
Ls: là chiều dài ống sáo bị rút ngắn
Li: Là chiều dài cơ sở của lỗ bấm bất kỳ thứ i
A: là ô chứa kết quả của 1 dạng công thức
B: là ô chứa kết quả của 1 dạng công thức
Nhờ các bạn đặt công thức sao cho để tham chiếu vào 2 cái kết quả A và B theo 2 trường hợp trên

Mình gửi kèm theo file Excell ở đây:
Cột A: Mình ghi là 2 trường hợp
Cột B: Mình tính giá trị L sáo
Cột C: Mình tính giá trị L lỗ bấm thứ i
Cột D : Là kết quả của cột B - cột C
Cột E: Mình cần giá trị của ô E4 sẽ là
Trường hợp 1: Kết quả của cột D mà dương ( Cột D >0) Thì trả về giá trị của ô F6 (chữ A)
Trường hợp 2: Kết quả của cột D mà âm ( Cột D >0) Thì trả về giá trị của ô F5 (chữ B).
File Excell Nhờ tính ô tham chiếu (nhotinhothamchieu.xls) mình gửi để nhờ sự trợ giúp ở đây:
http://www.mediafire.com/?hm4155m5ziq682y
Mình nhờ các bạn làm ở ô E4 (mình đã tô màu vàng). Mình muốn đăng phưong pháp tính toán làm sáo lên vào ngày 21/6.

Rất mong có bạn này đó giúp mình mô đun này, mình rất cảm ơn các bạn.
Lắp công thức xong xin các bạn gửi về cho mình theo Email hungdcmo@yahoo.com
Rất cảm ơn các bạn.



Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Những câu hỏi định tính trong làm tiêu sáo BaGaiLeeLỳ 10 32,816 08-28-2014, 08:50 PM
Bài mới nhất: vinhnguyen
  [hỏi] cách làm sáo bằng ống nhựa ( nhà nghèo, không có tuner E, không máy tính) buitrungthien 15 56,389 11-27-2012, 03:03 AM
Bài mới nhất: dhnguyen89
  Giúp mình cây sáo thủy tinh DangHocThoiSao 18 51,418 02-24-2012, 12:00 PM
Bài mới nhất: dinh94

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách