02-20-2022, 12:59 AM
(02-16-2022, 09:33 PM)lehuuhung Đã viết: Mọi người cho mình hỏi các thông tin về nhạc cụ này với. Lần đầu mới thấy và nghe.Dạ theo em thấy thì đây là Quản tử (管子) / tất lật (篳篥), vùng Quảng Đông gọi là houguan hầu quản (喉管). Anh có thể tìm kiếm trên Google theo chữ tiếng Trung sẽ có thông tin hơn (nên tra 篳篥).
https://youtu.be/_DSuYo6GAzs
Tên gọi, hình thức cấu tạo, thang ám....v.v...
Thanks mn nhiều nhé.
Loại nhạc cụ này tài liệu tiếng Việt còn hiếm hoi nên anh nghiên cứu hệ thống được thì quá tốt. Mong chờ bài viết chia sẻ của anh!
Dưới đây em dẫn sơ một đoạn giới thiệu, theo wikipedia.org
"
- Quản (chữ Hán: 管; bính âm: guǎn), ở phía Bắc còn được gọi là quản tử (管子) hoặc tất lật (篳篥), ở vùng Quảng Đông được gọi là hầu quản (喉管): là loại kèn dăm nứa thổi dọc. Ống bằng nứa to cỡ ngón tay, dài khoảng từ 20~30 cm và mỏ kèn trước kia thường chọn lấy cành liễu mập, cắt lấy một đoạn, vặn hơi miết tay một chút là vỏ và lõi cành liễu sẽ rời nhau ra. Sau đó dùng dao vót mỏng một đầu vỏ cành liễu làm đầu ngậm thổi, đục thêm vài lỗ ở phần thân; phiên bản ở Đài Loan gọi là áp mẫu địch (鴨母笛), hay Đài Loan quản (台灣管) với bát kèn nhỏ xíu và ngắn. Kèn quản phát triển trong đời nhà Đường, có khả năng nó là nhạc cụ theo đoàn người du mục Trung Á du nhập vào Trung Quốc và trở thành nhạc cụ lãnh đạo quan trọng trong nhạc cung đình và nhạc lễ. Ngày nay kèn quản phổ biến trong những dàn nhạc dân gian, dàn nhạc hơi ở miền bắc Trung Quốc và một số vùng khác. Trong dàn nhạc kịch Bắc Kinh, người ta sử dụng loại kèn này để miêu tả cảnh quân đội cùng với kèn tỏa nột và những nhạc cụ gõ khác. Nó được du nhập vào bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản, người Triều Tiên cũng có các loại kèn dăm tương tự với quản tử có tên là piri chủ yếu dùng cho nhạc cung đình và tang lễ Triều Tiên. Còn ở Nhật, nó có tên là hichiriki"
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan