07-09-2017, 02:21 AM
(07-08-2017, 12:21 AM)HatCatMeSao Đã viết:(07-04-2017, 11:23 AM)David Dang Đã viết: Em thấy bài viết này hay, đúng với ý em và với 1 số người cũng giải thích vậy. Còn bằng chứng khoa học thì em không biết vì chẳng có công trình nghiên cứu nào cả và cũng chẳng có ai làm luận án về vấn đề này hết mà chỉ là kinh nghiệm của những người chơi sáo nói ra với nhau thôi.Cảm ơn những chia sẻ rất thành thật của David. Mình chỉ muốn góp ý chút thế này. Lịch sử nhân loại nói chung và khoa học nói riêng đã chứng kiến nhiều lý thuyết/mô hình từng được chấp nhận rông rãi nhưng lại là sai hay chỉ là gần đúng. Một vài ví điển hình như thuyết trái đât phẳng, thuyết địa tâm, cơ học cổ điển, ... Do đó, những gì David nghĩ là đúng hay người khác nói là đúng cũng chưa chắc là đúng. Mình không phản đối David hay nhiều người tin vào chuyện sáo vỡ tiếng (bởi vì mình cũng không biết câu trả lời). Nhưng mình mong rằng những người này, cho đến khi có bằng chứng xác thực, cũng nên lắng nghe/chấp nhận ý kiến trái chiều (tức là không có chuyện sáo vỡ tiếng, mà chỉ là do người chơi đã quen với cây sáo của mình).
Theo em nghĩ 1 cách tếu tếu và ngu ngu thì sáo vỡ tiếng cũng giống cậu con trai sau khi trải qua quá trình bể giọng để có 1 giọng đàn ông hơn.
Cám ơn bác
Em muốn làm 1 khảo nghiệm nho nhỏ thế này: 2 cây sáo y như nhau về độ dày, độ dài, tone, được cắt ra từ cùng 1 cây trúc, tre, nứa và được chế tác cùng 1 nghệ nhân, cùng 1 ngày giờ. 1 cây sẽ được cất đi, còn 1 cây sẽ được chơi mấy trăm tiếng hay nôm na là cho đến khi vỡ tiếng. Thế rồi mang 2 cây sáo này ra cho mọi người cùng thử để coi có sự khác biệt hay không là biết liền.
Em đồng ý với bác là mình chơi lâu với 1 cây sáo thì mình có chơi hay lên do sự quen sáo, nhưng sáo vỡ tiếng không nhất thiết phải là cây sáo của cùng 1 người chơi.
Cám ơn bác đã chia sẻ.