06-27-2017, 06:08 PM
(06-26-2017, 01:24 AM)HatCatMeSao Đã viết: Mình cũng rất muốn biết là sáo có thực sự "vỡ tiếng" hay không. Với sự giúp đỡ của khoa học kỹ thuật hiện đại, mình nghĩ là việc chứng thực chuyện sáo "vỡ tiếng" cũng không khó lắm.
Khi làm một cây sáo, ta có thể giữ lại một khúc nứa từ ống nứa làm ra cây sáo đó; cây sáo và khúc nứa sẽ được để trong điều kiện môi trường giống nhau, chỉ khác là cây sáo thì được (hay bị) thổi còn khúc nứa thì không. Ta thổi cây sáo cho đến khi "vỡ tiếng". Xong rồi ta "hy sinh" chẻ cây sáo và khúc nứa ra, rồi quan sát dưới microscope lòng sáo 2 bên của nút chặn cũng như lòng trong của khúc nứa. Nếu sáo thực sự "vỡ tiếng" thì có thể sẽ có sự khác biệt, nhất là vùng gần miệng thổi.
Không biết LHS hay ai có điều kiện có thể làm thử không?
Dạ thưa anh, theo em thấy thì hiện tượng vỡ tiếng (A) này có thể kiểm chứng được gián tiếp thông qua 1 hiện tượng (B) khác có tên là sáo, tiêu trúc bị co ngót và tăng nền cao độ. Hiện tượng B thường xảy ra với sáo trúc, tiêu trúc sau khoảng 300h chơi trở đi, lúc đầu nền cao độ làm chuẩn ở 440 hz, sau đó sẽ bị cao lên thành khoảng 445 hz. Đối với những cây sáo của các nghệ sỹ lớn, sau khoảng 10 năm biểu diễn, còn ghi nhận được nó cao lên từ 440 lên hẳn 450hz. Quan sát kỹ các và đo đạc thì thấy có hiện tượng co ngót ạ, chẳng hạn như ban đầu làm sáo C đường kính là 12.5mm, sau 1 vài năm chơi tích cực, đo lại nó chỉ còn 12.3.
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......
Zeroman Vo Quan