02-28-2014, 02:47 PM
Lớp học đờn Nguyệt ( Kìm) dành cho các bạn chưa biết, bắt đầu từ con số 0.
Ngày khai giảng: 01/3/2014. Mình tính trước lên 01 ngày cho anh chị em học hành tiến bộ.
Hôm nay mình đăng lên phần Lý thuyết, anh chị em đọc kỹ và nắm vững vàng nhé.
Kết thúc phần Lý thuyết: Anh chị em học viên nắm được 03 vấn đề:
1. Tên chữ nhạc nào ở ngăn nào ?
2. Dây Đại hay dây Tiểu ?
3. Ngón tay nào bấm vào ngăn ấy ? 1 ngón hay mấy ngón, là những ngón nào ?
1. THỨ TỰ CHỮ NHẠC (TÊN CAO ĐỘ)
Đờn kìm có 2 dây: dây đại (dây to) và dây tiểu (dây nhỏ)
Đờn kìm miền Bắc có 10 hay 11 phím, nhưng đờn kìm nhạc tài tử cải lương chỉ 8 phím ( đếm thứ tự phím từ âm thấp lên âm cao )
Thứ tự chữ nhạc (tên cao độ):
DÂY ĐẠI: ( CHỮ HOA )
TỒN (HÒ) = dây buông, không bấm
XỪ = ngăn phím thứ 1
XÀNG = ngăn phím thứ 2
XỀ = ngăn phím thứ 3
CỒNG = ngăn phím thứ 4
LIU (HO) = ngăn phím thứ 5
U (XƯ) = ngăn phím thứ 6
XANG = ngăn phím thứ 7
XÊ = ngăn phím thứ 8
DÂY TIỂU: ( CHỮ THƯỜNG )
là (xàng) = dây buông, không bấm
xề = ngăn phím thứ 1
phàn = ngăn phím thứ 2
liu (ho) = ngăn phím thứ 3
u (xư) = ngăn phím thứ 4
xang = ngăn phím thứ 5
xê = ngăn phím thứ 6
phan = ngăn phím thứ 7
líu = ngăn phím thứ 8
CHÚ Ý: Mình cùng thống nhất cách viết các chữ nhạc ở đây, nhằm xác định đúng vị trí chữ đờn trên các ngăn phím của 2 dây ( chú ý DẤU HUYỀN, KHÔNG DẤU, DẤU SẮC để phân biệt 3 bát độ )
Cách so dây:
Đầu tiên lên dây đại chữ HÒ bằng với nốt Rề ( của Piano hay organ )
Sau đó lên dây tiểu khảy cho bằng chữ XÀNG ở ngăn thứ 2 của dây đại
Là dây quãng 4 Rề - Son
2. PHƯƠNG PHÁP HỌC:
Chúng ta sẽ theo phương pháp học lòng bản, còn phương pháp truyền ngón sẽ nghe và tham khảo thêm trong diễn đàn.
Lợi ích của việc học lòng bản:
- Giúp ta dể nhớ bài, từ đó phát huy được ngón đàn riêng của từng ngưòi.
- Nắm vững được lòng bản, khi cần đờn thúc hoặc giãn nhịp đối với 1 bài nào đều vẫn đờn tốt
- Giữ được cách ký âm xưa.
- Dễ ghi chép.
- Làm quen với nhịp sẽ đơn giản và dể hơn là ký âm bằng nốt nhạc
- Thời gian tiếp cận với nhạc tài tử, cải lương sẽ mau hơn.
Yếu điểm của phương pháp này là ngón đờn rất đơn giản, không bay bướm- lả lướt. Vì thế để bố túc chỗ yếu này, các bạn cần nghe và tham khảo các ngón đờn hay.
ĐỐI VỚI CÁC BẬC TIỀN BỐI
Mong các bậc tiền bối về đờn kìm thông cảm, vì chương trình dạy đờn kìm chỉ gói gọn ở nhạc cải lưong nên lòng bản được ký âm ở dây HÒ TƯ, thay vì lòng bản đờn kìm xưa được ký âm trên dây Bắc HÒ NHỨT ( TỒN = XÀNG / LÀ = HÒ ). Nhưng tôi vẫn cố gắng giữ nguyên bổn ( chỉ đổi vài chữ đờn không thuận khi chuyển dây thôi )
ĐỐI VỚI CÁC BẠN HỌC VIÊN
Vì mình chỉ học đờn kìm qua nhạc cải lương, nên chỉ chú trọng một hệ thống dây HÒ TƯ ( vì dây này đờn được tất cả các loại hơi và chuyển các bậc Hò cũng thuận lợi, dể dàng khi đệm cho ca diễn ).
3. CÁCH BẤM NGÓN (TAY TRÁI)
Đờn kìm có 8 ngăn phím, 7 thế tay.
Ký hiệu các ngón tay:
- Ngón trỏ : số 1
- Ngón giữa : số 2
- Ngón áp út: số 3
- Ngón út : số 4
Thế tay 1:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 1
- Ngón 3 phụ trách ngăn phím thứ 2
- Ngón 4 phụ trách ngăn phím thứ 3
Thế tay 2:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 2
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 3
- Ngăn 3 phụ trách ngăn phím thứ 4
- Ngón 4 phụ trách ngăn phím thứ 5
Thế tay 3:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 3
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 4
- Ngón 4 phụ trách ngăn phím thứ 5
Thế tay 4:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 4
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 5
- Ngăn 3 phụ trách ngăn phím thứ 6
- Ngón 4 phụ trách ngăn phím thứ 7
Thế tay 5:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 5
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 6
- Ngăn 3 phụ trách ngăn phím thứ 7
- Ngón 4 phụ trách ngăn phím thứ 8
Thế tay 6:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 6
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 7
- Ngăn 3 phụ trách ngăn phím thứ 8
Thế tay 7:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 7
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 8
Ý NGHĨA CỦA CÁC THẾ TAY:
Vì chỉ có 4 ngón để bấm, mà đờn lại có 8 ngăn phím. Vì thế, đây là cơ bản vế bấm ngón để có thể chuyền thế tay cho lẹ và hợp lý. Tuy nhiên, cũng có 1 số điều cần nắm thêm:
- Mặc dù các thế tay đều có sử dụng ngón út, nhưng vì ngón út yếu, nên chỉ sử dụng để lướt nhanh qua các chữ đàn hay để đổi qua thế tay khác ( không dùng ngón út để nhấn)
- Trong đàn kìm có những chữ đàn phải nhấn hay rung hột ( ở những ngăn phím rộng) thì thường nghệ sĩ đàn dùng 2 ngón chụm lại ( thông thường là 2 ngón 2 và 3 ) để nhấn hay rung 1 chữ đàn.
Chú ý: có 2 thế tay 1 và 3 là chỉ sử dụng 3 ngăn phím trong 1 thế tay, vì các ngăn phím này xa ( do hệ thống gắn phím đặc biệt của đờn kìm theo hệ thống ngũ cung, không có liền bậc, vì thế có những ngăn phím xa, phải sử dụng các thế bấm đặc biêt. )
4. NHỊP
Nhịp: Hiểu theo thực hành, nhịp là thời gian dài ngắn của 1 chữ nhạc được tính bằng nhịp chân khi đờn. Ở đây chúng ta thống nhất với nhau về cách ghi nhịp trong 1 bản đờn:
Những chữ đờn nằm trong ngoặc, ví dụ: ( LIU ) có nghĩa là nhịp chân sẽ rơi vào chữ LIU khi đờn
(0) có nghĩa là nhịp ngoại, nhịp chân sẽ rơi vào chỗ trống không có chữ đờn.
Về nhịp song loan, có nhiều cách nhịp tùy theo bản. Ở đây bản nào nhịp song loan như thế nào sẽ đề cập sau khi ký âm xong 1 bài.
Tuy nhiên, có 1 quy tắc chung là trước khi tấu 1 bản đờn, chúng ta đều phải dạo hơi bản đờn đó trước, sau đó gõ song loan báo 1 tiếng trước khi vào bản đờn. Khi gần hết bản đờn ở nhịp song loan kế cuối chúng ta phải gõ liền 2 tiếng song loan liên tục ( chứ không phải 1 tiếng như bình thường) để báo chuẩn bị hết bản đờn.
Phần thực hành mình sẽ đăng lên sau.
Ngày khai giảng: 01/3/2014. Mình tính trước lên 01 ngày cho anh chị em học hành tiến bộ.
Hôm nay mình đăng lên phần Lý thuyết, anh chị em đọc kỹ và nắm vững vàng nhé.
Kết thúc phần Lý thuyết: Anh chị em học viên nắm được 03 vấn đề:
1. Tên chữ nhạc nào ở ngăn nào ?
2. Dây Đại hay dây Tiểu ?
3. Ngón tay nào bấm vào ngăn ấy ? 1 ngón hay mấy ngón, là những ngón nào ?
1. THỨ TỰ CHỮ NHẠC (TÊN CAO ĐỘ)
Đờn kìm có 2 dây: dây đại (dây to) và dây tiểu (dây nhỏ)
Đờn kìm miền Bắc có 10 hay 11 phím, nhưng đờn kìm nhạc tài tử cải lương chỉ 8 phím ( đếm thứ tự phím từ âm thấp lên âm cao )
Thứ tự chữ nhạc (tên cao độ):
DÂY ĐẠI: ( CHỮ HOA )
TỒN (HÒ) = dây buông, không bấm
XỪ = ngăn phím thứ 1
XÀNG = ngăn phím thứ 2
XỀ = ngăn phím thứ 3
CỒNG = ngăn phím thứ 4
LIU (HO) = ngăn phím thứ 5
U (XƯ) = ngăn phím thứ 6
XANG = ngăn phím thứ 7
XÊ = ngăn phím thứ 8
DÂY TIỂU: ( CHỮ THƯỜNG )
là (xàng) = dây buông, không bấm
xề = ngăn phím thứ 1
phàn = ngăn phím thứ 2
liu (ho) = ngăn phím thứ 3
u (xư) = ngăn phím thứ 4
xang = ngăn phím thứ 5
xê = ngăn phím thứ 6
phan = ngăn phím thứ 7
líu = ngăn phím thứ 8
CHÚ Ý: Mình cùng thống nhất cách viết các chữ nhạc ở đây, nhằm xác định đúng vị trí chữ đờn trên các ngăn phím của 2 dây ( chú ý DẤU HUYỀN, KHÔNG DẤU, DẤU SẮC để phân biệt 3 bát độ )
Cách so dây:
Đầu tiên lên dây đại chữ HÒ bằng với nốt Rề ( của Piano hay organ )
Sau đó lên dây tiểu khảy cho bằng chữ XÀNG ở ngăn thứ 2 của dây đại
Là dây quãng 4 Rề - Son
2. PHƯƠNG PHÁP HỌC:
Chúng ta sẽ theo phương pháp học lòng bản, còn phương pháp truyền ngón sẽ nghe và tham khảo thêm trong diễn đàn.
Lợi ích của việc học lòng bản:
- Giúp ta dể nhớ bài, từ đó phát huy được ngón đàn riêng của từng ngưòi.
- Nắm vững được lòng bản, khi cần đờn thúc hoặc giãn nhịp đối với 1 bài nào đều vẫn đờn tốt
- Giữ được cách ký âm xưa.
- Dễ ghi chép.
- Làm quen với nhịp sẽ đơn giản và dể hơn là ký âm bằng nốt nhạc
- Thời gian tiếp cận với nhạc tài tử, cải lương sẽ mau hơn.
Yếu điểm của phương pháp này là ngón đờn rất đơn giản, không bay bướm- lả lướt. Vì thế để bố túc chỗ yếu này, các bạn cần nghe và tham khảo các ngón đờn hay.
ĐỐI VỚI CÁC BẬC TIỀN BỐI
Mong các bậc tiền bối về đờn kìm thông cảm, vì chương trình dạy đờn kìm chỉ gói gọn ở nhạc cải lưong nên lòng bản được ký âm ở dây HÒ TƯ, thay vì lòng bản đờn kìm xưa được ký âm trên dây Bắc HÒ NHỨT ( TỒN = XÀNG / LÀ = HÒ ). Nhưng tôi vẫn cố gắng giữ nguyên bổn ( chỉ đổi vài chữ đờn không thuận khi chuyển dây thôi )
ĐỐI VỚI CÁC BẠN HỌC VIÊN
Vì mình chỉ học đờn kìm qua nhạc cải lương, nên chỉ chú trọng một hệ thống dây HÒ TƯ ( vì dây này đờn được tất cả các loại hơi và chuyển các bậc Hò cũng thuận lợi, dể dàng khi đệm cho ca diễn ).
3. CÁCH BẤM NGÓN (TAY TRÁI)
Đờn kìm có 8 ngăn phím, 7 thế tay.
Ký hiệu các ngón tay:
- Ngón trỏ : số 1
- Ngón giữa : số 2
- Ngón áp út: số 3
- Ngón út : số 4
Thế tay 1:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 1
- Ngón 3 phụ trách ngăn phím thứ 2
- Ngón 4 phụ trách ngăn phím thứ 3
Thế tay 2:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 2
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 3
- Ngăn 3 phụ trách ngăn phím thứ 4
- Ngón 4 phụ trách ngăn phím thứ 5
Thế tay 3:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 3
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 4
- Ngón 4 phụ trách ngăn phím thứ 5
Thế tay 4:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 4
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 5
- Ngăn 3 phụ trách ngăn phím thứ 6
- Ngón 4 phụ trách ngăn phím thứ 7
Thế tay 5:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 5
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 6
- Ngăn 3 phụ trách ngăn phím thứ 7
- Ngón 4 phụ trách ngăn phím thứ 8
Thế tay 6:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 6
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 7
- Ngăn 3 phụ trách ngăn phím thứ 8
Thế tay 7:
- Ngón 1 phụ trách ngăn phím thứ 7
- Ngón 2 phụ trách ngăn phím thứ 8
Ý NGHĨA CỦA CÁC THẾ TAY:
Vì chỉ có 4 ngón để bấm, mà đờn lại có 8 ngăn phím. Vì thế, đây là cơ bản vế bấm ngón để có thể chuyền thế tay cho lẹ và hợp lý. Tuy nhiên, cũng có 1 số điều cần nắm thêm:
- Mặc dù các thế tay đều có sử dụng ngón út, nhưng vì ngón út yếu, nên chỉ sử dụng để lướt nhanh qua các chữ đàn hay để đổi qua thế tay khác ( không dùng ngón út để nhấn)
- Trong đàn kìm có những chữ đàn phải nhấn hay rung hột ( ở những ngăn phím rộng) thì thường nghệ sĩ đàn dùng 2 ngón chụm lại ( thông thường là 2 ngón 2 và 3 ) để nhấn hay rung 1 chữ đàn.
Chú ý: có 2 thế tay 1 và 3 là chỉ sử dụng 3 ngăn phím trong 1 thế tay, vì các ngăn phím này xa ( do hệ thống gắn phím đặc biệt của đờn kìm theo hệ thống ngũ cung, không có liền bậc, vì thế có những ngăn phím xa, phải sử dụng các thế bấm đặc biêt. )
4. NHỊP
Nhịp: Hiểu theo thực hành, nhịp là thời gian dài ngắn của 1 chữ nhạc được tính bằng nhịp chân khi đờn. Ở đây chúng ta thống nhất với nhau về cách ghi nhịp trong 1 bản đờn:
Những chữ đờn nằm trong ngoặc, ví dụ: ( LIU ) có nghĩa là nhịp chân sẽ rơi vào chữ LIU khi đờn
(0) có nghĩa là nhịp ngoại, nhịp chân sẽ rơi vào chỗ trống không có chữ đờn.
Về nhịp song loan, có nhiều cách nhịp tùy theo bản. Ở đây bản nào nhịp song loan như thế nào sẽ đề cập sau khi ký âm xong 1 bài.
Tuy nhiên, có 1 quy tắc chung là trước khi tấu 1 bản đờn, chúng ta đều phải dạo hơi bản đờn đó trước, sau đó gõ song loan báo 1 tiếng trước khi vào bản đờn. Khi gần hết bản đờn ở nhịp song loan kế cuối chúng ta phải gõ liền 2 tiếng song loan liên tục ( chứ không phải 1 tiếng như bình thường) để báo chuẩn bị hết bản đờn.
Phần thực hành mình sẽ đăng lên sau.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc