Âm sắc tương đương (Equivalent Timbre)
Ở phần trước, chúng ta đã thảo luận về vấn đề lòng ống và chiều dài ống không cùng hệ số tỷ lệ khi thay đổi thang âm. Điều này có ý nghĩa gì khi cho rằng hệ số hình dáng (Aspect Ratio) không hoàn toàn có ý nghĩa nào khác ngoài tỷ số chiều dài ống chia cho đường kính lòng ống (length/bore). Bản thân "hệ số hình dáng" không cho bạn biết cây sáo sẽ kêu ra sao. Nhưng nó có thể xác định một cái gì đó gọi là "Âm sắc tương đương". Ý là như thế này: chúng ta lấy shak key D cho biết hệ số AR là chuẩn cho những cây sáo có chiều dài khác - như có cùng âm sắc với chuẩn key D. Điều này có liên quan một chút toán học, nhưng kết quả không quá khó hiểu, hệ số EAR = Equivalent Aspect Ratio = hệ số hình dáng tương đương.
Hình 1 (dưới đây) chứa hầu hết thông tin - mà cần thời gian và nghiên cứu để thấu hiểu khái niệm "Âm sắc tương đương"
Ở hình 1, đường màu vàng và xanh lá giao nhau tại chuẩn key D - với AR=29. Nhưng với một quãng thấp hơn hệ số AR<26 để có âm sắc tương đương với chuẩn key D. Một quãng tám trên D khi AR>32. Càng xa D (một trong hai hướng) thì hệ số AR càng cần hiệu chỉnh để có âm sắc và khả năng chơi tương tự như chuẩn D. Cây sáo cần ống nhỏ khi dài hơn và ống to khi ngắn hơn. Chẳng có gì khó hiểu với shakuhachi - đó là một phần của sự thưởng thức (gu chơi-nghe).
Mọi thứ trên trang này được tính toán với lòng ống hình trụ thẳng.Nên bạn sẽ muốn ước đoán hệ số AR của cây sáo của bạn (do nó chính la âm sắc tương đương), chúng ta sẽ xem xét sau với "Phương pháp thể tích" và "Phương pháp chiều dài". Khi đã biết hệ số AR, âm sắc tương đương có thể ước tính theo biểu đồ trên.
Hai hình dưới đây mô tả mối quan hệ giữa lòng ống và chiều dài ống để đạt được âm sắc tương đương.
Hệ số EAR của tiêu (end-blown flutes) quyết định lớn nhất đến khả năng chơi quãng tám thứ hai (và quãng cao hơn nữa). Nên âm sắc shakuhachi phần lớn được quyết định bởi sự cân bằng khi chơi giữa quãng tám 1 và các quãng tám cao hơn. Phần lớn, điều này lại bị giới hạn với quãng tám 1 và 2. Hai quãng tám này được cân bằng ở mức trung tính với EAR=29-30 và do đó âm thanh (âm sắc) của shakuhachi này khi cân bằng giống như với bất kỳ cây shak cân bằng nào khác.
EAR>>30 :quãng tám 1 nghe "cao quá" (dày)
EAR<<29: quãng tám 2 trở nên "non" (mỏng)
(Nhưng cây shak có lòng ống lớn thì hệ số AR thấp, chỉ chơi 1-2 quãng tám, thường gọi là hochiku, có cây chỉ chơi được 1 quãng tám những đều là những nốt hay)
Nhưng giả sử bạn muốn có cây shak mà tối ưu âm sắc quãng tám đầu tiên thì sao? Giả sử điều bạn muốn sau cùng vẫn là âm sắc thì thế nào? Các nghệ nhân làm đàn ống thời Trung cổ thiết lập hệ số EAR cho các ống hàng trung chuẩn vào khoảng EAR=26.6. Do các ống đàn chỉ chơi một quãng tám. Các nghệ nhân chỉ tập trung vào cái mà họ xem là âm thanh phát ra sau cùng. Trong nhiều trường hợp, âm sắc sau cùng của cây shak sẽ cần một hệ số EAR thấp hơn so với cây shak cân bằng của EAR=29-30. Con số 26 là nơi tốt để bắt đầu tìm kiếm. Về bản chất, bạn muốn có một cây shak với chỉ một quãng tám, nhưng quãng tám nào sẽ nghe hay nhất. Với cây shak này thì quãng tám hai là một kết quả không đổi và âm sắc quãng tám 2 nghe sẽ mỏng hơn bình thường.
Ở phần trước, chúng ta đã thảo luận về vấn đề lòng ống và chiều dài ống không cùng hệ số tỷ lệ khi thay đổi thang âm. Điều này có ý nghĩa gì khi cho rằng hệ số hình dáng (Aspect Ratio) không hoàn toàn có ý nghĩa nào khác ngoài tỷ số chiều dài ống chia cho đường kính lòng ống (length/bore). Bản thân "hệ số hình dáng" không cho bạn biết cây sáo sẽ kêu ra sao. Nhưng nó có thể xác định một cái gì đó gọi là "Âm sắc tương đương". Ý là như thế này: chúng ta lấy shak key D cho biết hệ số AR là chuẩn cho những cây sáo có chiều dài khác - như có cùng âm sắc với chuẩn key D. Điều này có liên quan một chút toán học, nhưng kết quả không quá khó hiểu, hệ số EAR = Equivalent Aspect Ratio = hệ số hình dáng tương đương.
Hình 1 (dưới đây) chứa hầu hết thông tin - mà cần thời gian và nghiên cứu để thấu hiểu khái niệm "Âm sắc tương đương"
Ở hình 1, đường màu vàng và xanh lá giao nhau tại chuẩn key D - với AR=29. Nhưng với một quãng thấp hơn hệ số AR<26 để có âm sắc tương đương với chuẩn key D. Một quãng tám trên D khi AR>32. Càng xa D (một trong hai hướng) thì hệ số AR càng cần hiệu chỉnh để có âm sắc và khả năng chơi tương tự như chuẩn D. Cây sáo cần ống nhỏ khi dài hơn và ống to khi ngắn hơn. Chẳng có gì khó hiểu với shakuhachi - đó là một phần của sự thưởng thức (gu chơi-nghe).
Mọi thứ trên trang này được tính toán với lòng ống hình trụ thẳng.Nên bạn sẽ muốn ước đoán hệ số AR của cây sáo của bạn (do nó chính la âm sắc tương đương), chúng ta sẽ xem xét sau với "Phương pháp thể tích" và "Phương pháp chiều dài". Khi đã biết hệ số AR, âm sắc tương đương có thể ước tính theo biểu đồ trên.
Hai hình dưới đây mô tả mối quan hệ giữa lòng ống và chiều dài ống để đạt được âm sắc tương đương.
Hệ số EAR của tiêu (end-blown flutes) quyết định lớn nhất đến khả năng chơi quãng tám thứ hai (và quãng cao hơn nữa). Nên âm sắc shakuhachi phần lớn được quyết định bởi sự cân bằng khi chơi giữa quãng tám 1 và các quãng tám cao hơn. Phần lớn, điều này lại bị giới hạn với quãng tám 1 và 2. Hai quãng tám này được cân bằng ở mức trung tính với EAR=29-30 và do đó âm thanh (âm sắc) của shakuhachi này khi cân bằng giống như với bất kỳ cây shak cân bằng nào khác.
EAR>>30 :quãng tám 1 nghe "cao quá" (dày)
EAR<<29: quãng tám 2 trở nên "non" (mỏng)
(Nhưng cây shak có lòng ống lớn thì hệ số AR thấp, chỉ chơi 1-2 quãng tám, thường gọi là hochiku, có cây chỉ chơi được 1 quãng tám những đều là những nốt hay)
Nhưng giả sử bạn muốn có cây shak mà tối ưu âm sắc quãng tám đầu tiên thì sao? Giả sử điều bạn muốn sau cùng vẫn là âm sắc thì thế nào? Các nghệ nhân làm đàn ống thời Trung cổ thiết lập hệ số EAR cho các ống hàng trung chuẩn vào khoảng EAR=26.6. Do các ống đàn chỉ chơi một quãng tám. Các nghệ nhân chỉ tập trung vào cái mà họ xem là âm thanh phát ra sau cùng. Trong nhiều trường hợp, âm sắc sau cùng của cây shak sẽ cần một hệ số EAR thấp hơn so với cây shak cân bằng của EAR=29-30. Con số 26 là nơi tốt để bắt đầu tìm kiếm. Về bản chất, bạn muốn có một cây shak với chỉ một quãng tám, nhưng quãng tám nào sẽ nghe hay nhất. Với cây shak này thì quãng tám hai là một kết quả không đổi và âm sắc quãng tám 2 nghe sẽ mỏng hơn bình thường.