Tác động thay đổi hình dáng các lỗ
Với ý định chế tác loại Jinashi shakuhachi, loại lòng ống trúc tự nhiên
Trừ khi bạn có cái tai đặc biệt, bạn sẽ cần có một cái tuner.
Để bắt đầu chế tác shak, bạn phải chấp nhận tiên đề này: "Mọi lỗ khoan đều đặt sai vị trí".
Tiên đề 1: Bất chấp bạn có đo đạc tính toán bao nhiêu, bất chấp trực giác của bạn tốt ra sao, bât chấp bạn đã làm bao nhiêu cây sáo rồi...thì "lỗ khoan đầu tiên là sai vị trí"
Tiên đề 2: Bất cứ lúc nào bạn lấy đi vật liệu (khoan, mài, giũa...), bạn đang làm tăng sự thông thoáng. làm thông thoáng và định vị, đó là điều cần làm với các lỗ. Có lẽ tốt hơn hết ban nên suy nghĩ đến sự làm thông thoáng hơn là kích thước lỗ. Lỗ to sẽ thông thoáng hơn lỗ nhỏ, lỗ sâu sẽ thông thoáng hơn lỗ nông.
"Cắt bỏ tức là nâng cao độ, dù đó là chiều dài cây sáo hay lỗ bấm. Cắt bỏ chỉ có 1 tuyến tính - luôn luôn đi lên (tăng) "
-Mở rộng hoặc dịch chuyển lỗ đi lên = tăng cao độ
-Co thắt hoặc dịch chuyển lỗ đi xuống = giảm cao độ
Cắt bỏ cũng như mở rộng một lỗ đều làm tăng sự thông thoáng. Cắt cạnh trên hay dưới lỗ làm dịch chuyển tâm lỗ theo hướng đó. Cắt cạnh trên làm tăng kích thước lỗ và dịch chuyển lỗ hướng lên - cả hai đều làm tăng cao độ nốt nhạc. Cắt cạnh dưới làm dịch chuyển lỗ xuống dưới (do đó hạ thấp cao độ nốt nhạc), nhưng nó cũng làm tăng kích thước lỗ. Đó là tỷ số giữa "sự mở rộng lỗ" với "sự dịch chuyển lỗ" và tác động của sự dịch chuyển này nhỏ hơn so với sự mở rộng lỗ. Kết quả là:
-Cắt cạnh trên của lỗ = nâng cao độ gấp 2
-Cắt cạnh dưới của lỗ = nâng cao độ ít hơn
Bởi vì lòng ống trúc không phải là hình trụ và bởi vì bên trong mỗi loại trúc đều khác nhau, giống như bạn đi trong sương mù vậy, hãy có sựphán đoán tốt nhất rồi khoan-đục-khoét. Cái chúng ta cần cố gắng ở đây là chỉ cần và milimet. Khoan đủ gần đến vị trí đúng để có thể khoét lỗ thành đúng vị trí. Mẹo là khoan một lỗ hoa tiêu với kích thước mà nếu nó ở đúng vị trí, nó sẽ phát ra một nốt nhạc thấp hơn khi nó hoàn thành.
Ví dụ với key D cây shak 1.8: Khoan một lỗ hoa tiêu tại vị trí lỗ #1 (tính từ gốc lên) nơi mà bạn nghĩ nó sẽ thuộc về, nhưng chỉ khoan 1/2 kích thước lỗ. Lỗ đầu tiên trên cây 1.8 đã hoàn chỉnh sẽ phát ra nốt F. Nếu bạn khoan 1/2 kích thước lỗ, nó sẽ kêu E, và bạn đã biết lỗ đúng vị trí và bạn có thể tiếp tục mở rộng lỗ ra. Nếu nốt nhạc cao hơn E, vị trí lỗ qúa cao và bạn cần mở rộng cạnh dưới. Nếu nốt nhạc thấp hơn E, vị trí lỗ quá thấp và việc mở rộng sẽ tập trung vào cạnh trên. Khoan một lỗ hoa tiêu kích thước 1/2 sẽ phát ra một nốt thấp hơn (với nốt trên cây hoàn chỉnh) nếu vị trí lỗ đúng. Phương pháp này không hoàn hảo nhưng với một chút thực hành "Phương pháp lỗ hoa tiêu" sẽ cho bạn biết vị trí và cách mà lỗ cần được khoét. Sử dụng các lỗ hoa tiêu cho các vị trí còn lại. Lỗ hoa tiêu cho shak 1.8 key D là E, F#, G#, B, C#.
Tiên đề 3: Các lỗ không tồn tại riêng lẻ, chúng làm việc với nhau. Vì kích thước lỗ tăng thì các lỗ càng ít phối hợp với nhau để tạo ra cao độ nốt nhạc. Các lỗ nhỏ làm việc như mắc xích với nhau hơn về độ vang âm thanh. Vì vậy hiệu ứng ngón bấm và ngón miết trở nên càng rõ rệt. Nếu bạn thực sự thích âm thanh và sắc thái của các ngón kỹ thuật phức tạp thì có xu hướng chọn các lỗ nhỏ hơn.
Lỗ nhỏ thiên về hiệu ứng ngón bấm và ngón miết
Lỗ to thiên về chơi bấm một phần lỗ
Tiên đề 4: Làm sáo là việc đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn. Đó chính là vấn đề tranh cãi giữa thị giác và thính giác. Cố gắng đạt được điều mà bạn có thể làm, bạn không thể có mọi thứ trong một cây sáo. Bạn có muốn kích thước các lỗ đồng nhất hay khoảng cách giữa các lỗ bằng nhau? Hoặc cây sáo của bạn phải tuân thủ thêm một số quy luật về âm học nữa. Việc chế tác sáo là vấn đề của sự thỏa hiệp, cách nhìn nhận đánh giá, xem xét và ý định - mục đích của người chế tác.
Tiên đề 5: Lỗ đầu tiên hơi non và có xu hướng tăng dần khi mở các lỗ tiếp theo, và đạt đúng cao độ ở lỗ cuối cùng (non bao nhiêu là vừa, đó là kinh nghiệm của bạn).
Với ý định chế tác loại Jinashi shakuhachi, loại lòng ống trúc tự nhiên
Trừ khi bạn có cái tai đặc biệt, bạn sẽ cần có một cái tuner.
Để bắt đầu chế tác shak, bạn phải chấp nhận tiên đề này: "Mọi lỗ khoan đều đặt sai vị trí".
Tiên đề 1: Bất chấp bạn có đo đạc tính toán bao nhiêu, bất chấp trực giác của bạn tốt ra sao, bât chấp bạn đã làm bao nhiêu cây sáo rồi...thì "lỗ khoan đầu tiên là sai vị trí"
Tiên đề 2: Bất cứ lúc nào bạn lấy đi vật liệu (khoan, mài, giũa...), bạn đang làm tăng sự thông thoáng. làm thông thoáng và định vị, đó là điều cần làm với các lỗ. Có lẽ tốt hơn hết ban nên suy nghĩ đến sự làm thông thoáng hơn là kích thước lỗ. Lỗ to sẽ thông thoáng hơn lỗ nhỏ, lỗ sâu sẽ thông thoáng hơn lỗ nông.
"Cắt bỏ tức là nâng cao độ, dù đó là chiều dài cây sáo hay lỗ bấm. Cắt bỏ chỉ có 1 tuyến tính - luôn luôn đi lên (tăng) "
-Mở rộng hoặc dịch chuyển lỗ đi lên = tăng cao độ
-Co thắt hoặc dịch chuyển lỗ đi xuống = giảm cao độ
Cắt bỏ cũng như mở rộng một lỗ đều làm tăng sự thông thoáng. Cắt cạnh trên hay dưới lỗ làm dịch chuyển tâm lỗ theo hướng đó. Cắt cạnh trên làm tăng kích thước lỗ và dịch chuyển lỗ hướng lên - cả hai đều làm tăng cao độ nốt nhạc. Cắt cạnh dưới làm dịch chuyển lỗ xuống dưới (do đó hạ thấp cao độ nốt nhạc), nhưng nó cũng làm tăng kích thước lỗ. Đó là tỷ số giữa "sự mở rộng lỗ" với "sự dịch chuyển lỗ" và tác động của sự dịch chuyển này nhỏ hơn so với sự mở rộng lỗ. Kết quả là:
-Cắt cạnh trên của lỗ = nâng cao độ gấp 2
-Cắt cạnh dưới của lỗ = nâng cao độ ít hơn
Bởi vì lòng ống trúc không phải là hình trụ và bởi vì bên trong mỗi loại trúc đều khác nhau, giống như bạn đi trong sương mù vậy, hãy có sựphán đoán tốt nhất rồi khoan-đục-khoét. Cái chúng ta cần cố gắng ở đây là chỉ cần và milimet. Khoan đủ gần đến vị trí đúng để có thể khoét lỗ thành đúng vị trí. Mẹo là khoan một lỗ hoa tiêu với kích thước mà nếu nó ở đúng vị trí, nó sẽ phát ra một nốt nhạc thấp hơn khi nó hoàn thành.
Ví dụ với key D cây shak 1.8: Khoan một lỗ hoa tiêu tại vị trí lỗ #1 (tính từ gốc lên) nơi mà bạn nghĩ nó sẽ thuộc về, nhưng chỉ khoan 1/2 kích thước lỗ. Lỗ đầu tiên trên cây 1.8 đã hoàn chỉnh sẽ phát ra nốt F. Nếu bạn khoan 1/2 kích thước lỗ, nó sẽ kêu E, và bạn đã biết lỗ đúng vị trí và bạn có thể tiếp tục mở rộng lỗ ra. Nếu nốt nhạc cao hơn E, vị trí lỗ qúa cao và bạn cần mở rộng cạnh dưới. Nếu nốt nhạc thấp hơn E, vị trí lỗ quá thấp và việc mở rộng sẽ tập trung vào cạnh trên. Khoan một lỗ hoa tiêu kích thước 1/2 sẽ phát ra một nốt thấp hơn (với nốt trên cây hoàn chỉnh) nếu vị trí lỗ đúng. Phương pháp này không hoàn hảo nhưng với một chút thực hành "Phương pháp lỗ hoa tiêu" sẽ cho bạn biết vị trí và cách mà lỗ cần được khoét. Sử dụng các lỗ hoa tiêu cho các vị trí còn lại. Lỗ hoa tiêu cho shak 1.8 key D là E, F#, G#, B, C#.
Tiên đề 3: Các lỗ không tồn tại riêng lẻ, chúng làm việc với nhau. Vì kích thước lỗ tăng thì các lỗ càng ít phối hợp với nhau để tạo ra cao độ nốt nhạc. Các lỗ nhỏ làm việc như mắc xích với nhau hơn về độ vang âm thanh. Vì vậy hiệu ứng ngón bấm và ngón miết trở nên càng rõ rệt. Nếu bạn thực sự thích âm thanh và sắc thái của các ngón kỹ thuật phức tạp thì có xu hướng chọn các lỗ nhỏ hơn.
Lỗ nhỏ thiên về hiệu ứng ngón bấm và ngón miết
Lỗ to thiên về chơi bấm một phần lỗ
Tiên đề 4: Làm sáo là việc đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn. Đó chính là vấn đề tranh cãi giữa thị giác và thính giác. Cố gắng đạt được điều mà bạn có thể làm, bạn không thể có mọi thứ trong một cây sáo. Bạn có muốn kích thước các lỗ đồng nhất hay khoảng cách giữa các lỗ bằng nhau? Hoặc cây sáo của bạn phải tuân thủ thêm một số quy luật về âm học nữa. Việc chế tác sáo là vấn đề của sự thỏa hiệp, cách nhìn nhận đánh giá, xem xét và ý định - mục đích của người chế tác.
Tiên đề 5: Lỗ đầu tiên hơi non và có xu hướng tăng dần khi mở các lỗ tiếp theo, và đạt đúng cao độ ở lỗ cuối cùng (non bao nhiêu là vừa, đó là kinh nghiệm của bạn).