@ngocle: Rất đơn giản thôi bạn hiền ơi. Mình sẽ tư vấn cho bạn cách tính toán của thợ mộc
Hàm power là hàm số mũ, là đại lượng nghịch đảo của hàm Logarit.
Trong âm nhạc của đàn Bầu chúng ta chia làm 2 thứ âm thanh:
Âm thanh thực: kêu giống như các loại đàn khác, anh ta không ngăn phím thì trở thành cây đàn Guitar ta khảy dây buông không (không bấm vào đâu). Âm thanh này đàn bầu kêu phàng phàng rất lớn, ta tập đàn mà gảy ra âm dây buông này hàng xóm kéo đến đánh chúng ta chết ngay.
Âm thanh bội: Hài âm, hài thanh, bồi âm, bội âm..v.v...gì đó theo thuật ngữ âm nhạc, thợ mộc không quan tâm lắm tên gọi.
Là cái thứ âm thanh luôn đi kèm theo một âm thanh thực. Chúng cách âm thanh thực bởi các quãng trong âm nhạc.
Các quãng trong âm nhạc được tính bằng:
quãng Min : 2 bán âm nằm cạnh nhau ( Ví dụ như từ Đồ lên Đồ#, từ Mì lên Fa, từ Rề lên Mib...v....v..) và chúng luôn chênh lệch nhau là hệ số:
n = 0.5^1/12 = =POWER(0.5,1/12) = 0.943874312681694
Trong 1 quãng bao giờ cũng gồm 2 tần số thực, chênh lệch giữa chúng là bất biến. Bất luận chúng là ai. (xxxHz)
Ví dụ: Từ Fa# lên đến Son = Từ Son lên Lab = Từ Si lên Đô = Từ Mì lên Fa = Từ Rề lên Mib = từ Mib lên Mi..v..v....đại khái là tất cả các bán âm trên trái đất này = nhau. (Có đàn Đáy của chúng ta và thang âm Ấn Độ thì tớ lại hướng dẫn các bạn chia cách khác một chút thôi)
Như vậy một tác phẩm âm nhạc phải có ít nhất là 2 tần số. Nếu 1 tần số thì không thể có quãng.
Một quãng bao gồm 2 tần số: 1 tần số thấp , 1 tần số cao. Là quãng Min trên đây chồng lên nhau mãi.
Với cây đàn Bầu chúng ta tính như sau:
Gọi chiều dài dây đàn là L ( là đoạn dây AB) kêu ra tần số thực.
Tay ta gảy que vào dây đàn: Tạo dao động cho nó rung lên tần số thực
Cườm tay ta chạm vào dây đàn: Để rút ngắn sợi dây đàn tạo ra âm bội tại 6 vị trí đặc biệt ( thực ra có 7 nhưng 1 vị trí Nghệ sĩ rất ít dùng)
Vị trí chạm cườm tay ta tính như sau:
L1 bằng L x n^12 = L x 0.943874312681694^12
Tạo ra âm bội cao hơn âm thực là 12 bán âm
L2 bằng L x n^19 = L x 0.943874312681694^19
Tạo ra âm bội cao hơn âm thực tế là 19 bán âm
L3 bằng L x n^24 = L x 0.943874312681694^24
Tạo ra âm bội cao hơn âm thực tế là 24 bán âm
L4 bằng L x n^28 = L x 0.943874312681694^28
Tạo ra âm bội cao hơn âm thực tế là 28 bán âm
L5 bằng L x n^31 = L x 0.943874312681694^31
Tạo ra âm bội cao hơn âm thực tế là 31 bán âm
L6 bằng L x n^36 = L x 0.943874312681694^36
Tạo ra âm bội cao hơn âm thực tế là 36 bán âm
(Nếu ngocle có biết suy luận thì Flute, Saxophone luôn tuân thủ quy luật này khi thiết kế cơ cấu chuyển tông)
Cho dù người Nghệ sĩ lên đoạn dây AB với tông nào đi chăng nữa thì người thợ mộc vẫn tính toán ra các vị trí tạo bồi âm cố định trên đoạn dây AB cố định
Giờ ta tính ra kết quả thì trừ đi khẩu độ tay gảy là ra cái vạch trên mặt đàn.
Chúng ta làm cây đàn Bầu dài 1700km từ Quảng Ninh tới Sài Gòn thì cũng được, phân công cho 6 bạn thành viên mỗi người đứng mỗi tỉnh khác nhau đều gảy ra bồi âm của đoạn dây AB .
mà làm cây đàn Bầu ngắn bằng que diêm 5cm cũng được. Chúng ta lại phân công 6 chú lùn trong chuyện Bạch Tuyết gảy cho ta nghe, còn 1 chú lùn thì rót rượu cho ta nhậu.
Cái mẹo ở đây là vị trí ta chạm cườm tay, chớ không phải vị trí ta gảy que vào đàn.
Thật ra mình không có đàn Bầu, cũng không có ý định tập đàn Bầu. Mình khoái đàn Cò hơn.
=E3*POWER(POWER(0.5,1/12),12)-E7
Ví dụ ở ô E17 mình ráp công thức tính ra cái L1
Thì :
E3: Là ô chứa giá trị L ( đoạn dây AB) cm
*: Là phép nhân
POWER(...): là công thức số mũ
POWER(0.5,1/12): Là công thức tính n (hệ số 1 bán âm)
12: Là cái con n này chúng ta mũ chúng lên 12 lần
-E7: Là chúng ta trừ đi cái giá trị ở ô E7. Ô E7 mình nhập vào giá trị khẩu độ tay (người lớn, thiếu nhi..v..v..) cm.
Mỏi tay quá bạn hiền, cho ly cà phê ảo uống cho vui nha ngocle.
Hàm power là hàm số mũ, là đại lượng nghịch đảo của hàm Logarit.
Trong âm nhạc của đàn Bầu chúng ta chia làm 2 thứ âm thanh:
Âm thanh thực: kêu giống như các loại đàn khác, anh ta không ngăn phím thì trở thành cây đàn Guitar ta khảy dây buông không (không bấm vào đâu). Âm thanh này đàn bầu kêu phàng phàng rất lớn, ta tập đàn mà gảy ra âm dây buông này hàng xóm kéo đến đánh chúng ta chết ngay.
Âm thanh bội: Hài âm, hài thanh, bồi âm, bội âm..v.v...gì đó theo thuật ngữ âm nhạc, thợ mộc không quan tâm lắm tên gọi.
Là cái thứ âm thanh luôn đi kèm theo một âm thanh thực. Chúng cách âm thanh thực bởi các quãng trong âm nhạc.
Các quãng trong âm nhạc được tính bằng:
quãng Min : 2 bán âm nằm cạnh nhau ( Ví dụ như từ Đồ lên Đồ#, từ Mì lên Fa, từ Rề lên Mib...v....v..) và chúng luôn chênh lệch nhau là hệ số:
n = 0.5^1/12 = =POWER(0.5,1/12) = 0.943874312681694
Trong 1 quãng bao giờ cũng gồm 2 tần số thực, chênh lệch giữa chúng là bất biến. Bất luận chúng là ai. (xxxHz)
Ví dụ: Từ Fa# lên đến Son = Từ Son lên Lab = Từ Si lên Đô = Từ Mì lên Fa = Từ Rề lên Mib = từ Mib lên Mi..v..v....đại khái là tất cả các bán âm trên trái đất này = nhau. (Có đàn Đáy của chúng ta và thang âm Ấn Độ thì tớ lại hướng dẫn các bạn chia cách khác một chút thôi)
Như vậy một tác phẩm âm nhạc phải có ít nhất là 2 tần số. Nếu 1 tần số thì không thể có quãng.
Một quãng bao gồm 2 tần số: 1 tần số thấp , 1 tần số cao. Là quãng Min trên đây chồng lên nhau mãi.
Với cây đàn Bầu chúng ta tính như sau:
Gọi chiều dài dây đàn là L ( là đoạn dây AB) kêu ra tần số thực.
Tay ta gảy que vào dây đàn: Tạo dao động cho nó rung lên tần số thực
Cườm tay ta chạm vào dây đàn: Để rút ngắn sợi dây đàn tạo ra âm bội tại 6 vị trí đặc biệt ( thực ra có 7 nhưng 1 vị trí Nghệ sĩ rất ít dùng)
Vị trí chạm cườm tay ta tính như sau:
L1 bằng L x n^12 = L x 0.943874312681694^12
Tạo ra âm bội cao hơn âm thực là 12 bán âm
L2 bằng L x n^19 = L x 0.943874312681694^19
Tạo ra âm bội cao hơn âm thực tế là 19 bán âm
L3 bằng L x n^24 = L x 0.943874312681694^24
Tạo ra âm bội cao hơn âm thực tế là 24 bán âm
L4 bằng L x n^28 = L x 0.943874312681694^28
Tạo ra âm bội cao hơn âm thực tế là 28 bán âm
L5 bằng L x n^31 = L x 0.943874312681694^31
Tạo ra âm bội cao hơn âm thực tế là 31 bán âm
L6 bằng L x n^36 = L x 0.943874312681694^36
Tạo ra âm bội cao hơn âm thực tế là 36 bán âm
(Nếu ngocle có biết suy luận thì Flute, Saxophone luôn tuân thủ quy luật này khi thiết kế cơ cấu chuyển tông)
Cho dù người Nghệ sĩ lên đoạn dây AB với tông nào đi chăng nữa thì người thợ mộc vẫn tính toán ra các vị trí tạo bồi âm cố định trên đoạn dây AB cố định
Giờ ta tính ra kết quả thì trừ đi khẩu độ tay gảy là ra cái vạch trên mặt đàn.
Chúng ta làm cây đàn Bầu dài 1700km từ Quảng Ninh tới Sài Gòn thì cũng được, phân công cho 6 bạn thành viên mỗi người đứng mỗi tỉnh khác nhau đều gảy ra bồi âm của đoạn dây AB .
mà làm cây đàn Bầu ngắn bằng que diêm 5cm cũng được. Chúng ta lại phân công 6 chú lùn trong chuyện Bạch Tuyết gảy cho ta nghe, còn 1 chú lùn thì rót rượu cho ta nhậu.
Cái mẹo ở đây là vị trí ta chạm cườm tay, chớ không phải vị trí ta gảy que vào đàn.
Thật ra mình không có đàn Bầu, cũng không có ý định tập đàn Bầu. Mình khoái đàn Cò hơn.
=E3*POWER(POWER(0.5,1/12),12)-E7
Ví dụ ở ô E17 mình ráp công thức tính ra cái L1
Thì :
E3: Là ô chứa giá trị L ( đoạn dây AB) cm
*: Là phép nhân
POWER(...): là công thức số mũ
POWER(0.5,1/12): Là công thức tính n (hệ số 1 bán âm)
12: Là cái con n này chúng ta mũ chúng lên 12 lần
-E7: Là chúng ta trừ đi cái giá trị ở ô E7. Ô E7 mình nhập vào giá trị khẩu độ tay (người lớn, thiếu nhi..v..v..) cm.
Mỏi tay quá bạn hiền, cho ly cà phê ảo uống cho vui nha ngocle.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc