Công thức tính bồi âm của đàn Bầu - Bản rút gọn +- Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam (http://damsan.net) +-- Diễn đàn: Nhạc Cụ (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=14) +--- Diễn đàn: Đàn Bầu (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=72) +--- Chủ đề: Công thức tính bồi âm của đàn Bầu (/showthread.php?tid=2590) Số trang:
1
2
|
Công thức tính bồi âm của đàn Bầu - lehuuhung - 03-14-2013 Gửi tặng các bạn thuật toán tính bồi âm của đàn Bầu. Bạn nào thành công thì đăng một vài clip bài tập lên cho vui diễn đàn. Link tài liệu: http://www.mediafire.com/?khvbb6hy8djg3t2 RE: Công thức tính bồi âm của đàn Bầu - rongxanh09 - 03-15-2013 cảm ơn bạn đã chia sẻ phần mềm hay nhưng thường trong thực tế người ta thường dò bằng tay . cũng đơn giản vì nó chỉ kêu tại những điểm đặc biệt , vì thế dò trong tíc tắc là xong thôi. RE: Công thức tính bồi âm của đàn Bầu - lehuuhung - 03-19-2013 OK bạn. Ở đây mình muốn mọi người có cách nhìn khoa học hơn về tần số. 1. Hoàn toàn kiểm soát được các điểm tạo bồi âm trên đoạn dây AB mà không quan tâm ta sẽ lên dây theo tông gì. 2. Chủ động trong việc thiết kế, chế tạo, cải tiến đàn bầu. Khi một người thợ mộc tai bị điếc, không thể nghe được các quãng trong âm nhạc hoặc bồi âm của từng vị trí thì phần mềm sẽ tính toán giúp họ xác định cấu trúc cây đàn bầu một cách tốt hơn. Ví dụ ngẫu nhiên: Bạn nhập số liệu vào Ld: Chiều dài đoạn dây AB = 68cm Lt: Khẩu độ tay của bạn = 7cm Như vậy điểm L6 = 1.50cm. Đây là điểm gảy bồi âm 6. Khi đó bạn muốn gảy trúng vào bồi âm 6 của đàn bầu thì bạn phải chọc que gảy vào trong bầu đàn mới gảy được. bởi lẽ L6 nó cách cái vòi đàn có 1.5cm Chẳng có ai gảy như vậy cả. Kết luận: Như vậy khi thiết kế đàn bầu mà Ld = 68cm là bất hợp lý. 6 điểm L hoàn toàn có thể co giãn được theo Ld dài hay ngắn. Đó đó, tài liệu mình trao đổi với các bạn hoàn toàn theo quan điểm của thợ mộc. RE: Công thức tính bồi âm của đàn Bầu - ngocle - 03-21-2013 Rất cám ơn anh Hùng đã chia sẻ tài liệu này. Em có đọc công thức của anh nhưng chưa hiểu lắm vì sao có những thông tin về con số trong hàm power của anh. Anh có thể giải thích rõ hơn một chút chi tiết về những con số đó được không ạ. Cám ơn anh nhiều. RE: Công thức tính bồi âm của đàn Bầu - lehuuhung - 03-21-2013 @ngocle: Rất đơn giản thôi bạn hiền ơi. Mình sẽ tư vấn cho bạn cách tính toán của thợ mộc Hàm power là hàm số mũ, là đại lượng nghịch đảo của hàm Logarit. Trong âm nhạc của đàn Bầu chúng ta chia làm 2 thứ âm thanh: Âm thanh thực: kêu giống như các loại đàn khác, anh ta không ngăn phím thì trở thành cây đàn Guitar ta khảy dây buông không (không bấm vào đâu). Âm thanh này đàn bầu kêu phàng phàng rất lớn, ta tập đàn mà gảy ra âm dây buông này hàng xóm kéo đến đánh chúng ta chết ngay. Âm thanh bội: Hài âm, hài thanh, bồi âm, bội âm..v.v...gì đó theo thuật ngữ âm nhạc, thợ mộc không quan tâm lắm tên gọi. Là cái thứ âm thanh luôn đi kèm theo một âm thanh thực. Chúng cách âm thanh thực bởi các quãng trong âm nhạc. Các quãng trong âm nhạc được tính bằng: quãng Min : 2 bán âm nằm cạnh nhau ( Ví dụ như từ Đồ lên Đồ#, từ Mì lên Fa, từ Rề lên Mib...v....v..) và chúng luôn chênh lệch nhau là hệ số: n = 0.5^1/12 = =POWER(0.5,1/12) = 0.943874312681694 Trong 1 quãng bao giờ cũng gồm 2 tần số thực, chênh lệch giữa chúng là bất biến. Bất luận chúng là ai. (xxxHz) Ví dụ: Từ Fa# lên đến Son = Từ Son lên Lab = Từ Si lên Đô = Từ Mì lên Fa = Từ Rề lên Mib = từ Mib lên Mi..v..v....đại khái là tất cả các bán âm trên trái đất này = nhau. (Có đàn Đáy của chúng ta và thang âm Ấn Độ thì tớ lại hướng dẫn các bạn chia cách khác một chút thôi) Như vậy một tác phẩm âm nhạc phải có ít nhất là 2 tần số. Nếu 1 tần số thì không thể có quãng. Một quãng bao gồm 2 tần số: 1 tần số thấp , 1 tần số cao. Là quãng Min trên đây chồng lên nhau mãi. Với cây đàn Bầu chúng ta tính như sau: Gọi chiều dài dây đàn là L ( là đoạn dây AB) kêu ra tần số thực. Tay ta gảy que vào dây đàn: Tạo dao động cho nó rung lên tần số thực Cườm tay ta chạm vào dây đàn: Để rút ngắn sợi dây đàn tạo ra âm bội tại 6 vị trí đặc biệt ( thực ra có 7 nhưng 1 vị trí Nghệ sĩ rất ít dùng) Vị trí chạm cườm tay ta tính như sau: L1 bằng L x n^12 = L x 0.943874312681694^12 Tạo ra âm bội cao hơn âm thực là 12 bán âm L2 bằng L x n^19 = L x 0.943874312681694^19 Tạo ra âm bội cao hơn âm thực tế là 19 bán âm L3 bằng L x n^24 = L x 0.943874312681694^24 Tạo ra âm bội cao hơn âm thực tế là 24 bán âm L4 bằng L x n^28 = L x 0.943874312681694^28 Tạo ra âm bội cao hơn âm thực tế là 28 bán âm L5 bằng L x n^31 = L x 0.943874312681694^31 Tạo ra âm bội cao hơn âm thực tế là 31 bán âm L6 bằng L x n^36 = L x 0.943874312681694^36 Tạo ra âm bội cao hơn âm thực tế là 36 bán âm (Nếu ngocle có biết suy luận thì Flute, Saxophone luôn tuân thủ quy luật này khi thiết kế cơ cấu chuyển tông) Cho dù người Nghệ sĩ lên đoạn dây AB với tông nào đi chăng nữa thì người thợ mộc vẫn tính toán ra các vị trí tạo bồi âm cố định trên đoạn dây AB cố định Giờ ta tính ra kết quả thì trừ đi khẩu độ tay gảy là ra cái vạch trên mặt đàn. Chúng ta làm cây đàn Bầu dài 1700km từ Quảng Ninh tới Sài Gòn thì cũng được, phân công cho 6 bạn thành viên mỗi người đứng mỗi tỉnh khác nhau đều gảy ra bồi âm của đoạn dây AB . mà làm cây đàn Bầu ngắn bằng que diêm 5cm cũng được. Chúng ta lại phân công 6 chú lùn trong chuyện Bạch Tuyết gảy cho ta nghe, còn 1 chú lùn thì rót rượu cho ta nhậu. Cái mẹo ở đây là vị trí ta chạm cườm tay, chớ không phải vị trí ta gảy que vào đàn. Thật ra mình không có đàn Bầu, cũng không có ý định tập đàn Bầu. Mình khoái đàn Cò hơn. =E3*POWER(POWER(0.5,1/12),12)-E7 Ví dụ ở ô E17 mình ráp công thức tính ra cái L1 Thì : E3: Là ô chứa giá trị L ( đoạn dây AB) cm *: Là phép nhân POWER(...): là công thức số mũ POWER(0.5,1/12): Là công thức tính n (hệ số 1 bán âm) 12: Là cái con n này chúng ta mũ chúng lên 12 lần -E7: Là chúng ta trừ đi cái giá trị ở ô E7. Ô E7 mình nhập vào giá trị khẩu độ tay (người lớn, thiếu nhi..v..v..) cm. Mỏi tay quá bạn hiền, cho ly cà phê ảo uống cho vui nha ngocle. RE: Công thức tính bồi âm của đàn Bầu - songngoc - 03-21-2013 a lehuuhug học j đấy a?sao a tính joỉ thế.. RE: Công thức tính bồi âm của đàn Bầu - lehuuhung - 03-24-2013 @songngoc: Chào bạn, mình học chuyên ngành Khai thác mỏ hầm lò, hiện công tác trong ngành Địa chất và khai thác Khoáng sản. Rất vui được biết bạn. RE: Công thức tính bồi âm của đàn Bầu - ngocle - 03-24-2013 Cám ơn anh Hùng nhiều nhé,bây giờ thì em đã hiểu ý nghĩa công thức power trong cái file của anh nó liên quan đến bán âm như thế nào rồi. Thân tặng anh 1 gói cafe Trung Nguyên ảo 25 gói 3/1 mỗi ngày nhâm nhi 1 gói là đủ 1 tháng luôn anh,hihi.(thứ 7,chủ nhật nghỉ xả hơi nên không uống cafe,hihi) Ah,nhân tiện anh đề cập đến thang âm của Ấn Độ,cho em hỏi anh có thể chia xẻ chút kiến thức về thang âm này được không ạ,em cũng không rành lắm,nhưng nghe nói thang âm Ấn Độ đi hoàn toàn khác với thất cung của Tây Phương và ngũ cung của mình,lại có thêm khái niệm substraction trong âm nhạc vô cùng độc đáo.Cám ơn anh nhiều nhé ! RE: Công thức tính bồi âm của đàn Bầu - lehuuhung - 03-25-2013 @ngocle: OK bạn. Có gì mình chia xẻ hết. 1. Thang âm Ấn Độ ( 1 dạng Lý thuyết, 1 dạng Thực tế 22 sruti) 2. Thang âm Ba Tư cổ đại (Lưỡng Hà cổ đại là vùng Iran, Irac, Coet bây giờ vẫn xài) 3. Thang âm Indonesia (2 dạng) 4. Thang âm Ca Trù (5 dạng) 5. Thang âm dân tộc Chăm (4 dạng) 6. Thang âm Hy Lạp (1 dạng cổ đại, 1 dạng cận đại) 7. Thang âm Triều Tiên 8. Thang âm Nhật Bản 9. Thang âm Đờn ca Tài tử và Nhạc lễ Nam bộ (Tây Ninh) 10. Nhạc học trong người Việt qua các thời đại v...v.... Đại khái là không theo cách viết và phân tích âm nhạc của các Giáo sư, Thạc sĩ. Mình viết tài liệu theo lối cụ thể, tỉ mỉ, thực dụng đến sự chênh lệch từng con số, từng Hz, từng L (cm) cho mọi người dễ hiểu, dễ chế tác nhạc cụ..... Nhưng mà 2 vấn đề : 1 là thời gian cơm áo gạo tiền..... 2 là chưa biết viết vào link nào cho gọn 1 chỗ thuận tiện tra cứu ??? RE: Công thức tính bồi âm của đàn Bầu - ngocle - 03-25-2013 @lehuuhung : Cám ơn anh nhiều. Riêng 2 vấn đề của anh,em thấy vấn đề 1 nếu anh cũng là người lao động bình thường(ý nói không phải là những đại gia tiêu tiền không cần suy nghĩ) thì cũng giống như bao nhiêu người khác thôi.Mọi người ai cũng bận bịu và vất vả lo toan với cuộc sống riêng của mình cả nên bất kể ít hay nhiều,có đóng góp chia xẻ cho cộng đồng là đáng quý và đáng trân trọng rồi anh.Trước giờ anh cũng có viết nhiều bài mà theo em là rất bổ ích cho diễn đàn mà,hihi. Vấn đề thứ 2 thì anh có thể mở một topic mới ở một diễn đàn mà anh hay ghé qua(có thể là damsan hay bất cứ trang web nào anh thích,có thể là FB cá nhân cũng không sao),và viết tất cả các link vào đó rồi có gì thì cứ lên đó cập nhật hay tra cứu,làm vậy có gì không tốt hả anh ??? |